Cảm nhận sau khi trải nghiệm máy ảnh Canon R5

22/08/2024

Hôm nay, Review máy ảnh sẽ cùng bàn luận về chiếc máy ảnh đã được nói đến trước đây. Sau những nhận xét màu hồng ban đầu, liệu máy ảnh Canon R5 có gì khác biệt sau nhiều tháng sử dụng?

Cảm nhận sau khi trải nghiệm máy ảnh Canon R5
Cảm nhận sau khi trải nghiệm máy ảnh Canon R5

Tôi đã viết một bài đánh giá chuyên sâu về chiếc máy ảnh này sau nhiều tháng thử nghiệm. Nhưng như bất kỳ nhiếp ảnh gia nào cũng biết, các bài kiểm tra máy ảnh không hề dễ dàng chút nào. Bên cạnh những thông số cơ bản, thì ưu điểm và khuyết điểm thực sự của máy tác động đến quá trình quay chụp của tôi như thế nào?

Ấn tượng đầu tiên

R5 chắc hẳn là 1 con ngựa chiến. Được lắp đặt chắc chắn với nhiều tính năng chủ đạo, nó có nhiều cơ hội trở thành chiếc máy ảnh hạng A của nhiều người. Và đánh giá đó vẫn giữ nguyên sau nhiều tháng sử dụng. Cho nên ấn tượng ban đầu tôi sẽ không nhắc lại nữa. Những tính năng nào đáng chú ý và cái nào thì gây rắc rối cho người dùng? Cùng xem tiếp phần bên dưới nhé.

Ưu điểm

Lấy nét tự động (AF)

AF trên máy ảnh là 1 trong những điểm mạnh của Canon R5
AF trên máy ảnh là 1 trong những điểm mạnh của Canon R5

Thật khó để diễn tả bằng lời rằng khả năng AF trên máy ảnh Canon R5 ấn tượng như thế nào. Hệ thống AF hoàn hảo. Tôi đã có nhiều cơ hội chụp được những bức ảnh sắc nét trong nhiều năm với nhiều thân máy ảnh khác nhau, dù cho chúng có 1 vài thiếu sót như là nhận diện mặt và mắt. Không phải chỉ mỗi chiếc máy ảnh này mới có được hình ảnh sắc nét. Chỉ là chiếc máy này giúp việc lấy nét dễ dàng hơn. Tôi không phải tốn quá nhiều công sức để lấy nét trên máy ảnh. Chỉ cần bấm vào nút AF-ON thì máy sẽ lấy nét lập tức. Không có các chế độ nào cần thay đổi. Máy không yêu cầu bất kỳ kỹ thuật đặc biệt nào. Chỉ cần nhấn vào các nút.

Hầu hết chủ thể mà tôi chụp là con người. Cho nên chiếc máy ảnh này không cần phải suy đoán nhiều về chủ thể mà tôi muốn lấy nét. Với các chủ thể mà tôi chụp, máy ảnh chọn đúng gần như 95% và duy trì lấy nét trong suốt quá trình chuyển động.

Tương tự,

Khả năng lấy nét cũng tốt trên video. Thông thường khi tôi quay video thì hay dùng lens cine và lấy nét thủ công. Nhưng có những lúc vội vã cần lấy nét nhanh thì R5 cũng có khả năng theo dõi gương mặt và mắt khiến video quay được hiệu quả. Tôi có thể dựa vào chiếc máy này khi gặp khó khăn lúc quay chụp.

Đối với những lúc tôi không chụp người mẫu, tôi đã tùy chỉnh nút * trên R5 để tự động chuyển sang lấy nét tự động một điểm và kích hoạt AF. Lúc này, máy ảnh sẽ tự động theo dõi mặt và mắt gần như 100%.

Kích thước

Kích thước có hơi lớn so với các máy ảnh mirrorless giúp máy có nhiều khoảng trống hơn
Kích thước có hơi lớn so với các máy ảnh mirrorless giúp máy có nhiều khoảng trống hơn

Tôi nghĩ 1 trong những lý do mơ hồ nhất khiến R5 hoạt động liền mạch là vì thân máy lớn hơn 1 chút so với hầu hết máy ảnh mirrorless. Thông thường thì kích thước lớn thường là điểm yếu của máy ảnh. Nhưng với chiếc máy này thì không. Kích cỡ lớn hơn vừa với bàn tay tôi và khoảng cách giữa các nút rộng hơn. Do vậy sẽ không dễ dàng nhấn nhầm các nút bấm. Những chiếc máy mirrorless thường có thân máy nhỏ được bao phủ bằng nhiều nút tùy chỉnh mà tôi gần như không dùng. Những nút bấm đó khiến tôi bị bối rối khá nhiều.

Tính linh hoạt

Hiếm có chiếc máy ảnh nào tôi có có thể chuyển đổi hình dạng thành nhiều cấu hình khác nhau đến vậy. Bạn có thể chụp ảnh cơ bản với ngàm lens 24-70mm f2.8. Với lens 50mm f1.8, bạn có thể quay film khi đang đi bộ nhẹ nhàng. Cũng có thể dùng bộ chuyển đổi EF để gắn lens quay film lên và theo dõi lấy nét cũng như quay video chuyên nghiệp.

Dù công việc có là gì thì tôi tự tin mình có thể làm được trên R5. Tôi thường thích dùng những thân máy rời để thực hiện những công việc khác nhau. Nhưng không phải lúc nào nó cũng phù hợp. Đôi lúc đơn giản là bạn chỉ cần 1 chiếc máy ảnh mang theo khi đi du lịch gọn nhẹ. Nên không phải lúc nào máy ảnh Canon R5 cũng đáp ứng được nhu cầu khách hàng.

Màn hình lật ngược

Khi lần đầu trải nghiệm màn hình lật đầu tiên thì tôi khá là thích. Nhưng lúc này thì tôi lại thích màn hình khớp nối đầy đủ hơn. Vì 1 vài lý do nào đó mà tôi cũng chả hiểu, tôi luôn thấy rối rắm với dạng màn hình này. Tuy nhiên loại màn hình này đã chinh phục tôi trước đó.

8K và downsampled 4K

Trong bài viết này thì 8K vừa là ưu điểm vừa là khuyết điểm. Nói về mặt tốt, video 8K hay 4K HQ rất đẹp. Nó đủ tốt trong 1 vài trường hợp tôi dùng R5 để quay film khi làm việc. Chiếc Canon R5 này cho video đầu ra có thể cạnh tranh với hầu hết những chiếc máy ảnh trên thị trường. Dĩ nhiên là với mức giá hợp lý.

Khuyết điểm

Định dạng tệp ảnh và bộ xử lý 8K

Các tệp ảnh quá lớn và có nhiều điểm trên tệp 8K có thể làm hỏng máy tính
Các tệp ảnh quá lớn và có nhiều điểm trên tệp 8K có thể làm hỏng máy tính

Không nghi ngờ gì thì 8K rất đáng kinh ngạc. Nhưng như bạn đoán, các tệp ảnh quá lớn và có nhiều điểm trên tệp 8K có thể làm hỏng máy tính. Đây không phải là thứ có thể khắc phục được bằng việc mua chiếc máy tính xịn hơn.

Không phải vì không thể chỉnh sửa được các tệp 8K. Nhưng mà nó sẽ khá mạo hiểm. Đôi lúc cảnh quay sẽ chạy rất mượt. Còn đôi khi lại rất chậm. Ngay cả khi không quay video raw 8K thì nó cũng khiến máy tính bạn ảnh hưởng. Có thể là vì vậy nên Canon đã thực hiện tất cả các cảnh quay bên trong từ bản ghi của máy ảnh ở H265. Theo như tôi biết thì cảnh quay H265 có lợi hơn khi nén dữ liệu. Và tôi thấy video H265 không chạy mượt khi tôi chỉnh sửa trên phần mềm. Tôi đã thử quay video H265 bằng nhiều máy ảnh khác nhau và khi tôi cắt cảnh quay, máy tính vẫn rất chậm.

Cách khắc phục

Hãy chuyển cảnh quay sang định dạng ProRes hoặc những định dạng khác dễ chỉnh sữa hơn trước khi bắt đầu công việc chỉnh sửa. Hoặc bạn có thể gắn thêm màn hình ngoài như Atmos Ninja V và quay ở dạng ProRes từ đầu. Tuy nhiên những lựa chọn này phần nào làm giảm đi sức hút khi quay hình trên máy ảnh R5.

Cho đến khi Atmos Ninja V + được phát hành gần đây, việc ghi bên ngoài cũng có nghĩa là bạn sẽ bị giới hạn ở mức ghi 4K. Tôi chưa từng thử kết hợp video 8K mới. Nhưng có vẻ như hãng đã phát hành firmware mới nhất. Bây giờ bạn có thể quay trực tiếp dạng 8K ProRes Raw từ R5 vào Ninja V+. Do đó, phần hậu kỳ sẽ dễ dàng hơn đáng kể.

Đồng thời nó cũng sẽ tiết kiệm chi phí lưu trữ đáng kể. Bên cạnh việc xử lý, dung lượng bộ nhớ khổng lồ để quay video 8K sẽ tiêu tốn rất nhiều dung lượng.

Nhiệt độ máy cao

Vấn đề này là vấn đề muôn thuở trên chiếc máy ảnh R5 này. Tuy nhiên thực tế thì chiếc máy này chị bị quá nóng 1 lần kể từ khi tôi chụp với nó. Lúc đó tôi đang chụp ảnh trên sa mạc và đã hoàn thành 95% công việc. Vào thời điểm nó thì máy đã nóng kinh khủng. Tôi thật sự bất ngờ vì phần lớn tôi chỉ chụp ảnh tĩnh và quay được 1 video mà thôi. Tuy nhiên, tôi dùng bản sao lưu đến từ một nhà sản xuất khác. Vì vậy phải mất một chút thời gian chỉnh sửa để các tệp trông giống nhau.

Trừ lần đó ra thì tôi không gặp vấn đề nào cụ thể về nhiệt máy.

Công tắc tắt/mở

Công tắc trên máy ảnh
Công tắc trên máy ảnh

Sau 1 khoảng thời gian dài sử dụng tôi vẫn rất khó chịu với công tắt nguồn. Tôi rất hay gạt công tắt qua lại bên trái và phải. Sau 1 thời gian rất lâu chụp ảnh bằng máy Nikon, tôi cứ nhớ rằng công tắc này phải ở bên phái máy ảnh và được bao quanh bởi nút màn trập. Tôi gần như quên rằng công tắc trên R5 ở phía bên trái dùng để tắt máy sau khi dùng xong. Đây không phải là điểm thiếu sót trên Canon R5.

Lời kết

Liệu máy ảnh Canon R5 có giúp bạn chụp ảnh tốt hơn? Câu trả lời là không. 1 chiếc máy ảnh sẽ không khiến bạn tốt hơn, Phải tự luyện tập nhiều hơn để nâng cao tính sáng tạo của bạn. Nhưng R5 thật sự thông minh và có khả năng là 1 con ngựa chiến với hiệu suất thực hiện các nhiệm vụ gần như hoàn hảo. Đáp ứng đúng yêu cầu của những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Và đây lầ 1 chiếc máy ảnh chụp ảnh tĩnh. Còn khả năng quay video chỉ là phụ.

Việc đó có phải là chiếc máy ảnh phù hợp với bạn hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều thứ, từ ngân sách đến quy trình làm việc và nhu cầu cá nhân của bạn. Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài review hôm nay. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan