Là 1 nhiếp ảnh gia thì việc hiểu biết về nguồn gốc của thiết bị là vô cùng quan trọng. Khi nhìn vào bộ sưu tập nhiếp ảnh của mình, tôi đã áp tiêu chuẩn tương tự vào sở thích của mình. Tôi thích sưu tầm những chiếc máy ảnh đại diện cho giai đoạn cụ thể trong lịch sử phát triển của nhiếp ảnh. Vài năm trước, tôi đã tìm mua máy ảnh film Kodak Retina 118.
Cùng Review máy ảnh tìm hiểu thêm về chiếc máy này nha!

Lịch sử hình thành
Đây là chiếc máy film đầu tiên dùng băng cassette 35mm nạp film daylight của Kodak cho Nagel thiết kế. Ông cũng thiết kế ra Kodak Retina – chiếc máy ảnh kiểu vỏ sò, có thể gập lại được (ra mắt năm 1934) và mẫu Nr.117 được sản xuất tại Stuttgart. Trước đó, ông làm việc cho Zeiss Ikon. Năm 1928 ông rời công ty và lập nên công ty Dr. Nagel Werke. Năm 1931, Kodak mua lại công ty này và thành lập công ty con tại Đức là Kodak AG.
Kodak Retina 118 là chiếc máy được Edmund Hillary dùng chụp bức ảnh nổi tiếng của Sherpa Tenzing Norgay trên đỉnh Everest ngày 29/5/1953. Chiếc máy được sản xuất vào giai đoạn 1935 – 1936 và có vẻ ngoài giống với 117. Phần vỏ trên sơn mài đen, cạnh thân máy và bề mặt được mạ niken. Khác biệt chính đó là là 118 film được in ra mặt sau của vỏ trên. Ở 117, cần nhả film được đặt ở vỏ trên bên cạnh núm nhả film.
Thiết kế
Kính ngắm của máy nhô ra từ phía trên của máy ảnh và chỉ có tác dụng giúp căn chỉnh khung hình vì đây không phải là dòng máy ảnh rangefinder. Tùy thuộc vào người dùng xác định khoảng cách giữ máy và chủ thể, sau đó chọn khoảng cách phù hợp để lấy nét từ 1m đến vô cùng. Tốc độ màn trập được cài bằng cách xoay nút xoay phía trước lens. Trong khi màn trập được lên dây thủ công bằng đòn bẩy nhỏ ở bên trái lens. Sau đó, màn trập được nhả ra bằng nút nhấn bên trái hoặc cần gạt bên phải. Máy ảnh film Kodak 118 đi cùng với màn trập Compur hoặc Compur nhanh với tốc độ tối đa 1/300 hoặc 1/500. Điều này tùy theo loại màn trập bạn chọn.
Ngoài ra, còn có tùy chọn chế độ hẹn giờ và chế độ bóng đèn. Khẩu độ từ f/3.5-f/16 và được thiết lập bằng cách di chuyển núm trượt nhỏ ở dưới cùng của thân lens. Ống kính là loại Schneider Xenar 50mm.

Trải nghiệm người dùng
Chỉ cần nhấn vào nút bạc ở trên thân máy ảnh, máy sẽ khởi động. Có một chân đế nhỏ trên cửa có thể dùng để kéo cửa xuống và dựng máy ảnh lên. Điều đầu tiên gây bất ngờ khi chụp ảnh trên Kodak Retina 118 là bộ điều khiển nhỏ. Đối với ai tay nhỏ thì vẫn hơi khó khăn để cài đặt tốc độ màn trập và khẩu độ. Điều kế tiếp, chính là bạn phải dùng thước đo khoảng cách để lấy nét. Đây là thứ tôi đang sử dụng vì nó hơi lạ đối với tôi. Bên cạnh đó, việc chụp ảnh trên máy ảnh khá thú vị. Máy khá gọn nhẹ và kín đáo khi dùng ngoài đường.

Ngoài ra,
Việc lắp film vào máy ảnh film khá dễ dàng. Bên trong bộ phận cuộn film có công tắc, đảm bảo công tắc này ở vị trí A. Khi công tắc ở vị trí R, nó sẽ dùng để tua lại khi đã chụp hết film. Mở mặt sau của máy ra và đặt film vào. Đảm bảo là film được cố định chắc chắn trong cuộn film. Có một công tắc nhỏ ngay bên dưới kính ngắm, bạn phải sử dụng công tắc này mỗi khi bạn muốn chuyển film. Đẩy film lên 1 chút và đặt bộ đếm phơi sáng ở số 1. Để tháo cuộn film ra khi đã chụp xong, đặt công tắc bên trong bộ cuộn film về R và xoay núm tua lại theo chiều kim đồng hồ cho đến khi cuộn film trở lại hộp đựng.

Mặc dù,
Tôi hơi lo lắng khi sử dụng máy ảnh có chức năng lấy nét theo thang đo. Nhưng tôi vẫn hài lòng với kết quả của cuộn film đầu tiên. Vẫn có 1,2 bức ảnh bị nhòe do khi cầm máy bị rung. Tuy nhiên không có chi tiết nào bị mất nét quá nhiều. Đây là 1 lợi ích to lớn đối với tôi. Tôi đã chụp ảnh với cuộn film đầu tiên vào 2 dịp khác nhau. Đến lần thứ 2 sử dụng thì tôi đã thoải mái hơn khi lấy nét và kiểm soát máy ảnh. Máy ảnh không tốn chiếm nhiều không gian trong túi, bức ảnh đầu tiên tôi chụp trên máy cũng tốt hơn mong đợi.
Chắc chắn là khi luyện tập nhiều hơn, ảnh chụp sẽ tốt hơn. Màu film cũng là điều tôi yêu thích. Kodak Retina 118 có thể là người bạn đồng hành khi đi du lịch.
Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài về máy ảnh hôm nay. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!