[Review] Canon EOS 850D – đóa hoa “DSLR” giữa khu vườn mirrorless

03/04/2024

Chiếc Canon EOS 850D ra mắc vào năm 2020. Đến nay vẫn là sự lựa chọn thú vị cho người mới thích mẫu máy DSLR, và những người dùng Canon trước đó muốn nâng cấp thiết bị của họ. Canon EOS 850D là sự giao thoa giữa việc chuyển đổi từ dạng máy ảnh film SLR cồng kềnh sang thân máy mirrorless nhỏ gọn hơn, đơn giản hơn, dùng kính ngắm điện tử thay vì kính ngắm quang học.

Máy ảnh nầy thực sự là 1 trong những dòng DSLR tốt nhất cho tới nay. Tuy nhiên máy dùng cảm biến cũ và công nghệ AF chỉ dừng lại ở giai đoạn 2020. Các vấn đề này ảnh hưởng tới khả năng quay video. Vậy nên nó thu hút những người thích kiểu hybrid. Máy có thể quay video 4K nhưng gặp vài hạn chế nghiêm trọng.

Cùng Review máy ảnh tìm hiểu thêm nha!

[Review] Canon EOS 850D - đóa hoa "DSLR" giữa khu vườn mirrorless
[Review] Canon EOS 850D – đóa hoa “DSLR” giữa khu vườn mirrorless

Cảm quan về Canon EOS 850D

Các dòng máy ảnh của Canon được đánh số theo giá tiền và cấp độ người dùng của mình. Bộ 3 digit DSLR của hãng, trong đó có EOS 850D có lịch sử lâu dài và khác nhau. Bên Mỹ gọi đây là dòng Rebel. Vào 2003, chiếc EOS 300D là chiếc DSLR đầu tiên có mức giá hợp lý cho người dùng không chuyên. Đây là một bước đột phá về giá khởi đầu cho sự chuyển đổi mang tính quyết định của những nhiếp ảnh gia film sang digital.

Chiếc máy được nói đến hôm nay là thế hệ thứ 12. Mức giá hiện tại cũng khá tốt. EOS 850D nằm giữa chiếc EOS 250D cấp thấp và chiếc EOS 90D. Tiếp nối EOS 800D năm 2017, với các cập nhật chính là bổ sung tính năng AF nhận diện khuôn mặt khi sử dụng kính ngắm quang học, chụp liên tục nhanh hơn và bổ sung tính năng quay video 4K. Nó cũng thay thế cho chiếc EOS 77D có thông số kỹ thuật cao hơn. Những chiếc lens Canon EF sẽ rất phù hợp trên thân máy này.

Các tính năng chính

Giống như bản tiền nhiệm, EOS 850D dùng cảm biến 24MP APS-C của Canon. Cảm biến này cung cấp độ nhạy tiêu chuẩn ISO100-25600, có thể mở rộng lên tới ISO51200 thông qua chức năng tùy chỉnh. Bộ xử lý DIGIC 8 giúp tăng thêm hiệu suất, khiến nó gần giống với chiếc mirrorless EOS M50. Tuy nhiên M50 đã được làm mới với phiên bản M50 Mark II. Sau đó, máy lại được thay thế bằng EOS R50 ngàm RF. Quá trình phát triển máy ảnh DSLR dường như đã kết thúc.

Tuy nhiên, máy ảnh này sử dụng ngàm EF lâu đời. Cho nên máy tương thích với nhiều loại lens của cả Canon và các nhà sản xuất khác như Tamron và Sigma. Hệ số crop 1,6x của cảm biến APS-C khiến các ống kính Canon EF full frame có tầm nhìn giảm đáng kể. Các lens zoom tiêu chuẩn, cũng như lens góc rộng cần phải được thiết kế cho cảm biến nhỏ hơn của máy ảnh này.

Live view

Máy ảnh cung cấp cả 2 tùy chọn kính ngắm quang học và live view
Máy ảnh cung cấp cả 2 tùy chọn kính ngắm quang học và live view

Máy có cả 2 chiếc camera trên thân máy. Khi chụp với kính ngắm quang học, các cảm biến dùng để đo sáng và lấy nét tự động. Nhấn vào nút nhỏ bên cạnh kính ngắn để chuyển sang chế độ live view. Bạn sẽ xem được hình ảnh qua màn hình sau. Nó được thực hiện bằng cảm biến hình ảnh chính, giống với cách mirrorless hoạt động.

5 năm trước, thì chế độ live view này hiệu suất rất kém. Tuy nhiên công nghệ tiến bộ hơn nên 850D có thông số kỹ thuật cao hơn. Dù cho live view của máy không được như những chiếc mirrorless đời mới.

Với kính ngắm quang học, máy ảnh sử dụng 45 điểm lấy nét tự động bao phủ khoảng 2/3 chiều rộng và 1/3 chiều cao của ảnh. Canon 850D có thể lấy nét cả chi tiết theo chiều ngang và dọc. Hệ thống AF hoạt động tốt với cảm biến đô sáng 220000pixel. Nhằm hỗ trợ khả năng nhận diện gương mặt và tự động chọn điểm lấy nét phù hợp.

Nhận diện mặt và theo dõi chủ thể

Khi chuyển sang live view, máy ảnh thay đổi sang hệ thống AF 143 điểm được hỗ trợ bằng công nghệ Dual Pixel CMOS AF của Canon. Công nghệ này cho phép nhận diện pha ở mọi pixel cảm biến để lấy nét tự động nhanh chóng. Bạn sẽ có tùy chọn nhận diện gương mặt và theo dõi chủ thể. Khac biệt lớn là nó hoạt động trên toàn bộ khung hình. Do nó sử dụng cảm biến có độ phân giải cao hơn, nên khả năng nhận diện chủ thể cũng chi tiết hơn nhiều.

Dù vậy, Dual Pixel CMOS AF trong máy chậm hơn nhiều hệ thống mirrorless tiên tiến mới của hãng. Máy này không có chức năng quay video 4K, dù nó vẫn quay độ phân giải fullHD được.

Chế độ chụp ảnh liên tục 7fps khi dùng kính ngắm. Khi dùng live view tăng lên 7.5fps. Điều này đã rất ấn tượng đối với những chiếc DSLR tầm giá này. Dòng EOS M50 Mark II có thể chụp 10fps, trong khi Nikon Z50 có thể làm tốt hơn, lên tới 11fps.

Video

Nói đến khả năng quay video, máy có thể quay ở dạng 4K 30fps. Nhưng nó cũng có vài bất lợi. Video được ghi ở vùng trung tâm của cảm biến, mức crop là 1.6x. Nên để quay góc rộng, bạn cần dùng lens zoom cực rộng như EF-S 10-18mm f4.5-5.6 IS STM cùng hãng.

Tệ hơn nữa là Dual Pixel CMOS AF không được kích hoạt trong video. Nó chỉ có khả năng phát hiện độ tương phản. Tốt hơn là bạn hãy dùng ở dạng FullHD, nó hỗ trợ chụp 60fps mà không bị cắt xén. Bên cạnh đó còn có tính năng AF theo pha tốt hơn. Theo lý thuyết, Canon EOS 850D có thể quay 4K nhưng không thể sánh được với các dòng mirrorless hiện đại hơn.

Khả năng kết nối

Hãng cung cấp khả năng kết nối với smartphone đầy tuyệt vời. Có cả Wifi và Bluetooth, không tiêu thụ nhiều năng lượng của máy. Các tính năng này giúp điện thoại có thể điều khiển nút chụp qua app Canon Camera Connect. Ngoài ra, bạn còn có thể kiểm soát hoàn toàn máy ảnh qua Wifi, Live view và chọn vùng lấy nét bằng cách nhấn vào màn hình smartphone. Ta cũng có thể gắn thẻ địa lý cho ảnh bằng GPS trên smartphone khi chụp.

Những điểm đáng chú ý

Flash: đèn tích hợp được mở thủ công. Số hướng dẫn là 12 ở ISO100. Nó hoạt động với lens rộng 18mm.

Pin: Thời lượng pin vượt trội. Pin LP-E17 có thể chụp được 810 ảnh mỗi lần sạc, 310 ảnh khi chụp Live view. Tuy nhiên nó chỉ có thể được sạc bên ngoài.

Bộ kết nối: Cổng 2.5mm chấp nhận bộ điều khiển từ xa có dây RS-60E3 của Canon. Có cả ổ cắm mic âm thanh nổi 3.5mm. 2 cổng này đều được bố trí để không ảnh hưởng đến màn hình. Bạn cũng có thêm cồng HDMI và Micro USB.

Các cổng kết nối trên Canon EOS 850D
Các cổng kết nối trên Canon EOS 850D

Lens EF-S: Hãng cung cấp chiếc lens nhỏ nhưng có giá hợp lý, nhẹ và tương thích trên EOS 850D. Bạn cũng có thể dùng cùng lens góc rộng 10-18mm, lens telephoto 55-250mm, prime pancake 24mm f2.8.

Hộp số chế độ: được đơn giản hóa đáng kể so với các mẫu máy trước đó. Nhiều chế độ cảnh được tối ưu hóa theo chủ đề khác nhau được hợp nhất vào một vị trí duy nhất.

Màn hình: Có thể đặt màn hình ở nhiều hướng, bao gồm cả chụp góc cao/thấp, hoặc hướng màn hình về phía trước khi muốn selfie.

Lắp đặt và bộ xử lý

Thân máy nhỏ và nhẹ. So với các dòng mirrorless APS-C khác như Nikon Z50, Fuji X-S10 thì lại hơi cồng kềnh. Thật vậy, kích cỡ máy tương tự với nhiều mẫu mirrorless full-frame khác. Tuy nhiên đây cũng có thể là lợi ích khi có nhiều không gian hơn, báng cầm tay thoải mái hơn và nhiều điều khiển bên ngoài. Hầu hết các nút bấm đều tập trung quay tay cầm để dễ bấm.

Vỏ máy bằng nhựa

Cách bố trí các nút bấm

Với nút xoay phía sau tăng gấp đôi như kiểu máy ảnh compact, d-pad, EOS 850D cho phép truy cập trực tiếp từ bên ngoài vào hầu hết mọi cài đặt chính của máy ảnh. Có nút ISO được đặt hợp lý phía sau mặt số phía trước. Nó nằm giữa 2 nút khác để chuyển đổi giữa các chế độ nhóm vùng AF và bật/ tắt màn hình LCD phía sau.

Trong khi đó, d-pad cho phép truy cập vào các chế độ AF, white balance và drive mode, cùng với Picture Styles xử lý hình ảnh. Thật không may, mặt số phía sau đó rõ ràng là nhỏ và khó sử dụng, và như tôi nhận thấy vào một số ngày mùa đông lạnh giá, nó đặc biệt khó vận hành khi đeo găng tay. Nó có cảm giác hoàn toàn không phù hợp với phần còn lại của máy ảnh.

Mặt trên của máy ảnh
Mặt trên của máy ảnh
Các nút vật lý ở mặt sau máy ảnh

Tùy chỉnh

Canon đã cung cấp tùy chỉnh nhỏ để điều chỉnh cách hoạt động của các điều khiển theo sở thích. Ví dụ: có thể tắt kích hoạt AF khi bạn nhấn nhẹ màn trập, để nó chỉ được điều khiển thông qua nút AF-ON, nút mà nhiều nhiếp ảnh gia thích chụp các đối tượng chuyển động. Ngoài ra, nút SET có thể được chỉ định để kích hoạt bù phơi sáng. Nút này có thể hữu ích khi kết hợp ISO tự động với phơi sáng thủ công.

Người mới sẽ có được giao diện người dùng được hướng dẫn được thiết kế độc đáo. thực hiện công việc giải thích hợp lý các chức năng khác nhau. Những người dùng cao cấp hơn có thể chuyển sang các màn hình và menu tiêu chuẩn của Canon. Giúp sử dụng nhanh hơn khi bạn đã quen với chúng.

Màn hình phía sau hiển thị trạng thái rõ ràng và toàn diện về các cài đặt của máy ảnh. Đồng thời nhấn nút Q cho phép lựa chọn các cài đặt đó để thực hiện thay đổi. Không có màn hình LCD trạng thái ở mặt trên như trên Canon EOS 77D trước đây.

Kính ngắm và màn hình

Đối với nhiều nhiếp ảnh gia thì kính ngắm chính là lý do để chọn DSLR thay vì mirrorless. Họ cho rằng không gì có thể sánh với kính ngắm quang học lớn, sáng và rõ ràng. Điều này có thế đúng, nhưng không may là kính ngắm gương ngũ giác trên EOS 850D không đáp ứng được nhu cầu trên. Thay vào đó, với độ thu phóng 0.51x và khả năng bao phủ 95% vùng ảnh theo chiều ngang và dọc thì máy nhỏ, mờ và không chính xác. Gương ngũ giác là một sự thay thế rẻ hơn cho các thiết kế lăng kính năm mặt truyền thống. Và rõ ràng là kém hơn.

Kính ngắm quang học so với EVF

So với kính ngắm điện tử của chiếc EOS M50 Mark II cấp thấp, thì sự khác biệt khá rõ. Nếu bạn bố trí hình ảnh chính xác khi chụp, thì rất có thể sẽ có các yếu tố không liên quan khác chen vào bức ảnh. Do phạm vi bao phủ của kính ngắm dưới 100%. Bạn có thể cắt ảnh sau đó để phù hợp với bố cục ban đầu. Nhưng tệp ảnh sẽ chỉ còn có 21.7MP.

Ít nhất bạn cũng nhận được một lượng thông tin cài đặt phong phú, cùng với tùy chọn hiển thị đường lưới và cân bằng điện tử một trục. Tuy nhiên không thể xem trước phơi sáng hay histogram. Bạn chỉ có thể mong rằng ảnh sẽ có đo sáng và bù phơi sáng tốt dựa vào phỏng đoán và kinh nghiệp chụp ảnh. Nhấn nút xem trước độ sâu trường ảnh trên họng lens nhưng kính ngắm vẫn tối hơn. Do đó bạn sẽ khó hình dung được nội dung nó muốn hiển thị.

Bố cục trên màn hình

Chuyển sang chế độ Live view, tầm nhìn sẽ thay đổi. Màn hình LCD giúp bạn xem trước bố cục ảnh chính xác 100%. Trong đó nó cũng hiển thị các cài đặt màu sắc và phơi sáng hiện tại. Bạn có thể điều chỉnh phơi sáng dựa trên việc xem trước hình ảnh và histogram. Histogram này có thể hiển thị trong RGB cũng như độ sáng. Khi nhấn nút xem trước độ sâu trường ảnh, bạn cũng có thể thấy điều gì đang thực sự xảy ra liên quan đến độ sắc nét từ trước ra sau. Đó là một phương tiện tốt hơn nhiều để sáng tác hình ảnh của bạn.

1 lợi ích khác khi dùng live view là màn hình khớp nối giúp bạn chụp được góc cao/ thấp với định dạng chân dung và cảnh. Tất cả các cài đặt máy ảnh có thể thay đổi bằng giao diện cảm ứng trên Canon. Cách làm này rất nhanh chóng và trực quan. Màn hình cảm ứng phản hồi tốt, khi dùng găng tay vẫn có thể thực hiện được.

AF

Tính khác biệt của EOS 850D trở nên rõ ràng nhất khi nói đến AF. Canon đã thiết kế hệ thống live view và kính ngắm sao cho giống nhau nhất có thể. Nhưng khi trải nghiệm thực tế, chúng hơi khác nhau 1 chút. Thật vậy, trên live view máy có thể lấy nét chủ thể ở hầu hết cái vị trí trong khung hình. Trong khi đó, máy vẫn có thể theo dõi chủ thể 1 cách chính xác. Ở một khía cạnh nào đó, chiếc máy ảnh DSLR Canon này thể hiện một cách hoàn hảo những ưu điểm của máy ảnh mirrorless.

Lựa chọn AF

Trong tất cả các chế độ xem, hãng đã cung cấp nhóm 4 tùy chọn vùng lấy nét có bề ngoài tương tự nhau. Chúng được chuyển đổi bằng nút phía trước hộp số chế độ. Bạn cso thể chọn giữa AF 1 lần cho các chủ thể đứng im và cho các chủ thể chuyển động. Tùy chọn lấy nét 1/3 AI sẽ tự động chuyển giữa 2 tùy chọn trên khi máy nhận thấy chuyển động của chủ thể. Nhưng chỉ khi dùng kính ngắm mới có tính năng này. Một điều kỳ lạ khác là cài đặt AF của kính ngắm và live view được xử lý độc lập. Do đó, nếu bạn thay đổi chúng thành một chế độ xem, nó sẽ không được phản ánh nếu bạn chuyển sang chế độ xem khác.

Khi dùng kính ngắm bạn có thể chọn giữa các điểm đơn, vùng 9 điểm, vùng lớn 15 điểm và cùng tự động. Trong các chế độ vùng này 45 điểm AF của máy được chia thành 3 khối gồm 15 điểm. Phía bên trái, phải, trung tâm và vùng AF đã chọn không thể nằm trong các khối này. Điều này hạn chế tính linh hoạt mà bạn có thể định vị vùng lấy nét. Nếu bạn chụp chân dung bằng chế độ vùng tự động, máy ảnh sẽ chọn các điểm lấy nét che khuôn mặt của đối tượng. Nhưng máy sẽ không lấy nét ở mắt như cách mà các hệ thống phức tạp hơn sẽ làm.

Lấy nét trên Live view

Khi chuyển sang live view, máy sẽ nhận diện được vị trí, 1 điểm, vùng và khuôn mặt. 3 tùy chọn đầu cho bạn nhận diện vùng AF nhiều kích cỡ khác nhau. Bạn có thể chọn lấy nét bất kỳ đâu trong khung hình, ngoại trừ các góc ảnh. Chế độ theo dõi cũng bao phủ 1 vùng rộng tương tự và hiệu suất nhận diện, bám theo chủ thể tốt hơn. Dù vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi nó không có khả năng như hệ thống dựa trên AI mà Canon đã đưa vào EOS R6 và EOS R6 Mark II đắt tiền hơn nhiều. Đó là khả năng lấy nét đặc biệt vào mắt của động vật và chim.

Bạn có thể chọn lấy nét bất kỳ đâu trong khung hình, ngoại trừ các góc ảnh trên Canon EOS 850D
Bạn có thể chọn lấy nét bất kỳ đâu trong khung hình, ngoại trừ các góc ảnh trên Canon EOS 850D

Hiệu suất

Như bạn mong đợi từ Canon EOS 850D, một chiếc máy ảnh tinh tế, đáng tin cậy. Nó kích hoạt gần như ngay lập tức khi bạn nhấn công tắc nguồn. Máy cũng phản hồi ngay lập tức với tất cả các nút điều khiển. Tuy nhiên, tôi sẽ tắt tính năng xem lại hình ảnh sau khi chụp vì nó gây ra sự gián đoạn khó chịu khi chụp ảnh xem trực tiếp.

Cả đo sáng và auto white balance nhìn chung đều đáng tin cậy. Có nghĩa là máy ảnh hầu như mang lại những hình ảnh có độ phơi sáng tốt mà không gặp rắc rối về màu sắc. Màu JPEG của Canon vẫn xuất sắc như mọi khi. Chúng đậm nét, bão hòa nhưng không bị lóa quá mức. Trong khi Trình tối ưu hóa ánh sáng tự động (ALO) của hãng thực hiện rất tốt việc cân bằng các vùng sáng và tối của hình ảnh một cách tự nhiên hơn.

Chiếc EOS 850D của Canon hầu như mang lại những hình ảnh có độ phơi sáng tốt mà không gặp rắc rối về màu sắc. Màu JPEG của Canon vẫn xuất sắc như mọi khi.
Chiếc EOS 850D của Canon hầu như mang lại những hình ảnh có độ phơi sáng tốt mà không gặp rắc rối về màu sắc. Màu JPEG của Canon vẫn xuất sắc như mọi khi.

Bảo vệ chi tiết highlight

Khi bạn chụp ảnh bằng kính ngắm trong ánh sáng ban ngày, đo sáng có thể có xu hướng làm mất chi tiết một chút ở những vùng sáng. Do đó, bạn nên áp dụng 1 số bù phơi sáng ưu tiên. Ở mức ISO thấp, bạn có thể dễ dàng tăng 2-3 điểm dừng của chi tiết bóng trong quá trình xử lý Raw mà không bị nhiễu. Vậy nên bạn nên điều chỉnh độ phơi sáng để bảo vệ chi tiết nổi bật. Tuy nhiên, khi bạn chuyển sang chế độ live view, máy ảnh sẽ hoạt động tốt hơn một chút và hầu như không có bất kỳ sai sót nào về phơi sáng.

Khả năng chụp liên tục rất ấn tượng. Máy ảnh đạt tốc độ quy định trong các thử nghiệm của tôi. Bộ đệm của nó cũng rất tốt. Tôi có thể chụp 37 ảnh ở chế độ raw + JPEG trước khi máy ảnh chạy chậm lại. Con số này tăng lên khoảng 60 ảnh khi sử dụng định dạng CRAW tiết kiệm dung lượng. Chuyển sang tùy chọn chỉ chụp ảnh JPEG, máy ảnh sẽ chụp vài trăm ảnh liên tiếp ở tốc độ tối đa.

Lưu ý duy nhất là bạn phải đợi trong khi hình ảnh của bạn được ghi vào thẻ trước khi bạn có thể thay đổi cài đặt phụ, do đó, bạn nên mua thẻ SD nhanh nếu bạn muốn chụp nhiều ảnh liên tiếp. Đối với chụp thể thao và hành động, trên thực tế, máy ảnh có thể bị hạn chế nhiều hơn bởi khả năng duy trì tiêu điểm.

ISO và nhiễu

Sự kết hợp của bộ xử lý và cảm biến này trước đây đã được tìm thấy trên những mẫu Canon khác. Cho nên không có gì quá bất ngờ trên chiếc máy này. Nó cho hình ảnh đjep ở cài đặt ISO thấp. Màu sắc thu hút và mạnh mẽ, nhiều chi tiết rõ nét. Nhiễu bắt đầu xảy ra ở ISO800 phóng to ảnh để xem. Nhưng đến ISO3200 thì nhiễu mới rõ ràng và ảnh hưởng đến các chi tiết. Nhưng tôi vẫn vô cùng hài lòng với cài đặt này.

Tuy nhiên, có sự giảm sút rõ rệt về chất lượng ở ISO 6400 và trong khi ISO 12.800 hoàn toàn có thể sử dụng được cho các kích thước tái tạo nhỏ hơn. Ở ISO 25.600, cả màu sắc và chi tiết đều giảm đi đáng kể, trong khi ISO 51.200 hầu như không sử dụng được.

Kết luận

Chụp hình bằng chiếc Canon EOS 850D này là 1 trải nghiệm thú vị. Ở 1 mức độ nào đó, thì máy có khả năng hoạt động tinh tế và ấn tượng. Sau cùng thì chiếc DSLR này có nhiều tính năng tốt nhất của mirrorless khi chuyển sang chế độ Live view.

Máy ảnh có thể hoạt động tốt trong hầu hết các tình huống. Dòng DSLR này vẫn có 1 vài khuyết điểm nhỏ, như là kính ngắm không chính xác. Đây là 1 tính năng chủ yếu trên DSLR. Nhưng trên chiếc máy này bạn lại không có được lợi ích đó. Bạn vẫn có thể có được thời lượng pin ấn tượng. Nhưng nếu dùng mirrorless thì đây là 1 lợi ích thường thấy mà thôi.

Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài về lens Canon EOS 850D hôm nay. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan

Mostbet İncelemesi 2024 » Spor Bahisleri, Giriş & Oyunlar”

Mostbet Giriş: Mostbet Türkiye Canlı Bahis Sitesi BilgileriContentMostbet'te Spor BahisleriMostbet Tr Online Spor BahisleriCanlı CasinoSpor DisiplinleriMostbet Başka Hizmetler De Sunuyor Mu? Artıları Empieza EksileriMostbet Aviator OyunuMostbet Ios Uygulaması Nasıl...

Mostbet İncelemesi 2024 » Spor Bahisleri, Giriş & Oyunlar”

Mostbet Giriş: Mostbet Türkiye Canlı Bahis Sitesi BilgileriContentMostbet'te Spor BahisleriMostbet Tr Online Spor BahisleriCanlı CasinoSpor DisiplinleriMostbet Başka Hizmetler De Sunuyor Mu? Artıları Empieza EksileriMostbet Aviator OyunuMostbet Ios Uygulaması Nasıl...