[Review] Nikon D5200: máy ảnh dành cho người mới

17/08/2023

Nikon D5200 là 1 chiếc máy ảnh DSLR khởi điểm hoàn hảo dành cho những ai muốn phát triển kỹ năng nhiếp ảnh của họ. Các thao tác trên máy không yêu cầu bạn phải biết quá nhiều. Điều này giúp ta sử dụng máy dễ dàng hơn. Ngoài ra, cảm biến CMOS 24 megapixel đều xuất hiện trong cả 2 dòng D3200 và D7100. Chiếc Nikon này có thể quay video với độ phân giải lên tới 1080p ở mức 30fps. Màn hình LCD 3inch được đặt ở phía sau máy. Tuy nhiên nếu bạn yêu thích chất lượng 4K thì có vẻ Panasonic S1R sẽ phù hợp hơn.

Tốc độ chụp ảnh liên tục tương đối nhanh, lên tới 5fps. Khoảng ISO cao 100-6400 (có thể mở rộng lên 25600), máy có thể chụp cảnh chuyển động nhanh dù ở ánh sáng thấp. Để tìm xem DSLR có thể làm được gì khác và tại sao nó lại nằm trong danh sách những chiếc máy DSLR tốt nhất cho nhiếp ảnh gia nhập môn đến trung cấp. Hãy cùng Review máy ảnh tìm hiểu thông tin về chiếc Nikon D5200 này nha!

1 trong những chiếc máy ảnh DSLR đáng chú ý của Nikon: D5200
1 trong những chiếc máy ảnh DSLR đáng chú ý của Nikon: D5200

Tại sao chiếc máy này lại được yêu thích?

Nhìn chung, Nikon D5200 là 1 chiếc máy ảnh DSLR không quá đặc biệt. Thật tuyệt khi mọi người có thể dùng chiếc máy này để chụp ảnh gia đình hay chỉ chụp cho vui. Nikon lắp đặt cảm biến hữu ích 24.1 megapixel. Chất lượng hình ảnh cao cấp full HD 1080p giúp bạn có thể quay film tại nhà.

Ưu điểm

Autofocus nhanh
Chất lượng hình ảnh tuyệt vời
Hệ thống autofocus 39 điểm

Khuyết điểm

Màn hình thiếu khả năng cảm ứng

Hiệu suất

Những chiếc máy nhà Nikon luôn nổi tiếng vì chất lượng hình ảnh tốt. Với D5200 thì cũng vậy. Nó đi kèm với hệ thống autofocus phức tạp cho phép thực hiện đến 9 cài đặt. Hệ thống menu tương đối dễ điều hướng. Chiếc máy cũng được cung cấp 4 chế độ chụp ảnh bằng các ký tự. Chúng lần lượt là P (Program mode), S (Shutter Priority Mode), A (Aperture Priority Mode, M (Manual Mode). Cũng có 1 chiếc máy ảnh có các cài đặt tượng tự – Samsung NX2000.

Đáng chú ý là tốc độ màn trập. Tốc độ này dao động từ 1/4000a đến 30s giống như chiếc Canon EOS Rebel T6i. Với thiết kế này bạn sẽ chụp được gần như mọi thứ. Để có những bức ảnh tối ưu, D5200 cũng được trang bị cảm biến đo sáng để đo lường độ sáng của chủ thể, nhằm có thể điều chỉnh tốt các yếu tố như độ phơi sáng và tốc độ cửa trập.

Ảnh chụp từ máy Nikon D5200
Ảnh chụp từ máy Nikon D5200

Thiết kế

Nếu từng dùng các loại máy ảnh Nikon trước đó, bạn sẽ biết được hầu hết các tính năng được ra mắt thành công trước đó đều giữ nguyên. Chỉ có 1 vài thay đổi về thiết kế khiến nó trở nên khác biệt. Máy ảnh có 2 màu đen và đổ, trong khi Nikon DSLR 5100 hay D3300 trước đó chỉ có màu đen. Thân máy D5200 không bao gồm động cơ autofocus tích hợp. Vậy nên nó đã nhẹ hơn khoảng 1.22 pounds.

Chúng ta có thể dễ dàng thực hiện các cài đặt trên máy và điều khiển dễ thực hiện. Ví dụ như nút thông tin cho phép bạn điều chỉnh white balance và hộp số chế độ giúp bạn chọn cài đặt phơi sáng. Và như hầu hết các máy DSLR khác của Nikon, D5200 có chế độ xem live di chuyển ảnh từ kính ngắm qua màn hình. Điều này cho phép người dùng có trường ảnh rộng hơn.

Giá trị mang lại

Ra mắt vào khoảng 2012 và 2013, so với ngày nay thì chiếc máy này không có gì mới mẻ. Tuy vậy, nó đã tồn tại trên thị trường với mức giá phải chăng. Mức giá này giúp bạn có nhiều khả năng để suy xét về chiếc lens zoom. Chúng ta có thể mua máy cùng bộ lens 18-55mm và lens Non-VR 55-200mm, hoặc mua lẻ chiếc máy.

Cảm biến CMOS cỡ C APS 24 megapixel tốt hơn so với 20.1 megapixel trên Pentax K-S2. Nó giúp bạn quay chụp với độ phân giải tối đa lên tới 6000×4000 pixels. Hệ thống AF 39 điểm rất phù hợp để bao phủ vùng rộng và bao gồm các chế độ vùng AF như lấy nét tự động một điểm, lấy nét tự động vùng động 9, 21 hoặc 39 điểm, theo dõi 3D và AF vùng tự động.

Tổng kết

Bạn sẽ có nhiều niềm vui với chiếc máy DSLR này có mức giá hợp lý này. Nó cũng thật tuyệt khi chụp ảnh gia đình hay trong kỳ nghỉ. Với việc đã tồn tại trên thị trường gần 10 năm cho đến nay, đây là chiếc máy giá hợp lý và không tiêu tốn quá nhiều tiền của bạn.

Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan