Nikon luôn là hãng có độ nhận diện cao trong thị trường DSLR. Họ cung cấp những chiếc máy tương tự như Nikon D810, 1 trong những dòng DSLR tốt nhất dành cho người dùng chuyên nghiệp. Chiếc máy Nikon D3300 lại là 1 trong những máy tốt nhất cho người mới bắt đầu. Dù vậy, hãng vẫn không bỏ quên thị trường DSLR trung cấp, đó chính là chiếc Nikon D5500 Review máy ảnh muốn nhắc đến với bạn.
Chất lượng hình ảnh rất tốt nhờ vào cảm biến hình ảnh APS cỡ C. Đây là điểm thu hút giới nhiếp ảnh bán chuyên nghiệp. Nikon đã cung cấp nhiều điều thú vị và các tính năng dễ dùng. Máy cũng có 1 màn hình LCD cảm ứng. Điều này giúp người mới dùng máy DSLR sẽ có 1 số tùy chọn chụp mà họ mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu thêm về những ưu điểm và nhược điểm của Nikon D5500 cùng Review máy ảnh nha!
Tổng quan máy ảnh
Nhìn chung, đây là chiếc máy có nhiều tính năng tuyệt vời. Mức giá thì cạnh tranh, chất lượng hình ảnh và các tùy chọn linh hoạt sẽ thu hút cả những nhiếp ảnh gia không chuyên và bán chuyên.
Mức giá: $697 (chỉ thân máy)
Năm phát hành: tháng 1/2015
Kiểu dáng: D5500/ 1546
Ưu điểm
Đa dạng các tính răng tuyệt vời. Có rất ít điểm yếu tìm được trên máy
Chất lượng hình ảnh mạnh mẽ gần như trong mọi điều kiện chụp
Hiệu suất nhanh lên tới 5fps ở dạng JPEG VÀ 4-plus fps ở dạng Raw
Nhiều tính năng dễ dùng, màn hình cảm ứng LCD
Mức giá cả hợp lý
Độ nhạy từ ISO 100-25600
Khuyết điểm
Hiệu suất chụp không đủ mạnh để thu hút giới nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp
Báng cầm tay bên phải được thiết kế lại có thể sẽ không phù hợp với người có bàn tay lớn
Độ nhiễu đáng chú ý pử ISO 6400 trở lên
Không có thay đổi nào nhiều và đáng chú ý từ bản D5300 tiền nhiệm
Thiết kế và lắp đặt
Nếu bạn muốn nâng cấp từ Nikon D5300 lên D5500, thì không có nhiều lý do để cân nhắc lắm đâu. Trừ khi bạn muốn dùng màn hình cảm ứng. Màn hình chạm LCD 3.2inch và 1.2 triệu điểm giúp ta dùng máy dễ dàng hơn. Đặc biệt đối với những người hay dùng màn hình smartphone vì đã quen với giao diện đó. Màn hình LCD của D5500 có kích thước 3,2 inch theo đường chéo và có thể nghiêng được. Cả hai tính năng này cũng có trên D5300.
D5500 cũng có bộ vi xử lý hình ảnh Expeed 4 mới nhất của Nikon và hệ thống lấy nét tự động (AF) 39 điểm. Các tùy chọn GPS của Nikon D5500 bị giới hạn ở việc không thêm được 1 thiết bị GPS bên ngoài vào máy. D5300 được tích hợp GPS.
Ngoài ra,
Điểm khác nhau giữa 2 chiếc máy này là ở trọng lượng. D5300 nặng khoảng 479g (chỉ thân máy), trong khi D5500 chỉ nặng có 422g. Để giảm kích thước của D5500, Nikon đã thu nhỏ báng cầm bên phải. Sự thay đổi này có thể khiến máy ảnh khó cầm đối với 1 số người có bàn tay lớn.
Kính ngắm quang học của Nikon D5500 hoạt động vô cùng tốt, cho ra cái nhìn về cảnh rất tuyệt vời. Máy chạy nhanh hơn khi chụp bằng kính ngắm (Viewfinder mode) hơn là dùng màn hình hiển thị (Live View mode). Ví dụ, ở chế độ Viewfinder, độ trễ màn trập khoảng 0.2s hoặc 0.3s. Nhưng khi chụp Live View, độ trễ có thể là 1s hoặc hơn.
Nikon D5500 có nút chuyển đổi Live View, cho phép bạn chuyển nhanh giữa chế độ Viewfinder và chế độ Live View. Hoặc bạn chỉ cần nhấc D5500 lên gần mắt và máy ảnh sẽ tự động kích hoạt chế độ Viewfinder.
Chất lượng hình ảnh
Được trang bị cảm biến hình ảnh cỡ APS-C và độ phân giải 24,2 megapixel, Nikon D5500 tạo ra những hình ảnh có chất lượng tuyệt vời trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau. Bạn sẽ không nhận được chất lượng ảnh như khi chụp bằng cảm biến ảnh full-frame như D810. Tuy vậy, chiếc D5500 này đã cho ra ảnh rất tốt phù hợp với nhiếp ảnh hằng ngày.
Máy DSLR này cung cấp khả năng chụp ảnh Raw và JPEG – 1 tính năng thường thấy trên các dòng DSLR. Bạn có thể ghi khoảng 5fps ở chế độ JPEG, với giới hạn tổng số 30 ảnh. Còn ở định dạng RAW, bạn sẽ ghi được tốt hơn, ở mức trung bình 4-plus fps với giới hạn tổng cộng 10 ảnh.
Dù cảm biến ảnh có tốt thì độ nét của ảnh trên D5500 sẽ phụ thuộc phần lớn vào lens dùng kèm. Bạn có thể sử dụng bất kỳ lens hoán đổi nào tương thích với ngàm F trên máy ảnh này. Nikon cung cấp hàng tá lens cho loại DSLR, mang đến cho D5500 nhiều lựa chọn linh hoạt.
Hiệu suất khi ánh sáng thấp và chế độ quay film (Movie mode)
Trong điều kiện ánh sáng thấp, hệ thống cảm biến AF được hỗ trợ bởi đèn AF đặt ở phía trước của máy ảnh. Ảnh thiếu sáng cho ra so với các mẫu khác như Canon EOS 5D Mark III DSLR thì nó ở mức trung bình. Bạn có thể mong đợi nhận được ảnh đjep ở cài đặt ISO3200. Nhưng sẽ có 1 số ảnh không dùng được ở ISO6400 do bị nhiễu.
Nikon đã cung cấp đèn pop-up flash cùng với máy ảnh và giúp máy hoạt động tốt hơn khi thiếu sáng. Vậy nên thay vì tăng ISO gần với cài đặt tối đa 25600, bạn thường sẽ có ảnh tốt hơn khi dùng pop-up flash. Hoặc bạn có thể thêm 1 đèn flash bên ngoài vào hot shoe.
Chất lượng quay video của Nikon D5500 tốt hơn thông thường. Vì hãng đánh mạnh vào chức năng ghi lại cuốn film với dòng máy này. Dù nó sẽ tuyệt hơn nếu mẫu này có thể ghi video 4K, nhưng chế độ quay full HD lên đến 60fps hoạt động tốt khi quay cả ngày. Bạn có thể cài đặt cả khẩu độ và tốc độ màn trập khi quay.
Thời lượng pin
Tuổi đời pin khá tốt, đặc biệt khi so với tiền thân của nó. Nikon ước lượng máy có thể chụp đến 820 ảnh 1 lần sạc. Trong khi D5300 bị giới hạn có 600 ảnh. Để pin dùng được lâu hơn, bạn có thể chụp bằng chế độ Viewfinder. Chế độ Live View tiêu tốn pin nhanh hơn. Thời lượng pin thực tế hơn cho pin của D5500 là khoảng 625-675 ảnh. Nó cho phép xem lại một số ảnh đã lưu trên màn hình LCD, quay một số film và truy cập màn hình menu của máy ảnh.
Tổng kết
Chiếc Nikon D5500 này dễ dàng chiếm cảm tình từ mọi người, vì có nhiều tính năng trung bình và trên trung bình so với nhiều mẫu máy khác cùng mức giá. Hơn nữa nó cũng cực dễ dùng. Các vấn đề về máy nếu có cũng không nhiều, vì hãng đã đảm bảo rằng đây là chiếc máy toàn năng. Có lẽ, vấn đề lớn nhất là D5500 không có nhiều cải thiện về chất lượng ảnh so với bản tiền nhiệm, D5300. Nhưng đây không có nghĩa là D550 là chiếc máy ảnh tệ. Hoặc là bản D5300 thì tốt hơn. Nó nghĩa là những ai đã có D5300 không nên nâng cấp lên dòng D5500. Nhưng những người đang kiếm máy DSLR mức độ khởi đầu hoặc bán chuyển sẽ thích nó.
Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!