Canon EOS R50: chiếc máy ảnh siêu xịn và gọn nhẹ

17/08/2024

Canon R50 là chiếc máy ảnh ngàm RF giá rẻ đứng thứ 2 chỉ sau EOS R10 cùng hãng. Mức giá chỉ thân máy của nó chỉ khoảng 17 triệu. Nếu mua cùng với lens RF-S 18-45mm F4.5-6.3 IS STM sẽ có giá khoảng 20 triệu.

Chiếc máy này được thiết kế dưới dạng ngàm RF tương đương với EODD M50 ngàm EF-M. Nó là 1 chiếc máy có lens rời dễ sử dụng, dễ dàng mang theo bên người. Kích thước tương tự với chiếc EOS M50. Nhưng thêm vào đó máy lại sử dụng ngàm mới hơn của Canon. Chiếc máy ảnh này cũng có cảm biến và bộ xử lý mới hơn. Điều này làm nên khả năng lấy nét hiện đại hơn. Giờ thì cùng Review máy ảnh tìm hiểu thêm về chiếc máy này nha!

Canon EOS R50: chiếc máy ảnh siêu xịn và gọn nhẹ
Canon EOS R50: chiếc máy ảnh siêu xịn và gọn nhẹ

Lấy nét tự động

EOS R50 thu hút nhất bằng hệ thống lấy nét tự động (AF). Đó là 1 hệ thống tương đối đơn giản nhưng rất mạnh mẽ, kết hợp 1 loạt chế độ nhận dạng chủ thể với khả năng theo dõi bền bỉ. Trong nhiều tình huống, bạn có thể chọn điểm muốn lấy nét trên máy và máy ảnh sẽ theo dõi bất kỳ chủ thể nào bạn chọn.

Máy ảnh đã được trang bị nhận dạng người (mắt, mặt, đầu), động vật (chó, mèo, chim, ngựa) và xe cộ (xe hơi, xe đạp, tàu lửa, máy bay). Còn có tùy chọn auto để nhận diện những chủ thể ở phía trước máy ảnh. Tôi thấy máy ảnh rất hiệu quả, nhất là ở chế độ ảnh tĩnh và giao diện dễ dàng thực hiện ở bất kỳ mức độ kiểm soát nào mà bạn muốn. Bạn có thể để máy tự chọn chủ thể hoặc đặt điểm AF nếu bạn muốn tự lấy nét.

R50 cũng có chế độ AF dùng cho vlog. Chế độ này sẽ ưu tiên mọi thứ ở gần máy ảnh những mặt khác lại dùng chế độ nhận diện khuôn mặt. Đây là tính năng được thiết kế dành cho vlogger tự quay film muốn vừa quay nhanh chóng lấy nét vật thể, lại muốn quay máy ảnh lại về hướng của bản thân để giới thiệu hay nói về điều gì đó. Tính năng này hoạt động như hãng quảng cáo. Mặc dù, bạn sẽ phải dùng tripod hoặc gimbal vì tính năng ổn định hình ảnh đã bị tắt.

Khả năng lấy nét tự động là tính năng nổi bật trên chiếc máy này
Khả năng lấy nét tự động là tính năng nổi bật trên chiếc máy này

Chế độ chụp ảnh liên tục

R50 có khả năng chụp liên tiếp thành thạo một cách đáng ngạc nhiên. Nó có thể quay clip với tốc độ lên tới 12fps bằng chế độ màn trập điện tử/cơ học hoặc 15fps ở chế độ điện tử hoàn toàn. Máy chỉ có thể chụp ảnh sắc nét được 7 ảnh raw hoặc 42 ảnh JPEG ở chế độ này. Khả năng này không quá tuyệt vời.

Auto ISO

Không như những chiếc máy ảnh Canon cao cấp khác, không thể đặt tốc độ màn trập tối thiểu khi dùng Auto ISO. Bạn có thể chọn được độ nhạy nhưng chỉ có thế thôi. Đối với những ai hay rung tay hay lo lắng về các chuyển động của chủ thể, thì việc có thể chon được tốc độ màn trập tối thiểu sẽ giúp chụp ảnh tốt hơn.

Các chế độ cảnh quay

Chúng sẽ hiện ra khi bạn xoay hộp số. Nó cho bạn hình ảnh trực quan về tác động của việc thay đổi cài đặt trong cảnh thật. Khi chọn chế độ cảnh quay, bạn cũng có thể thấy hình ảnh minh họa của chế độ đó khi chụp hình. Sau khi đã chọn xong, bạn sẽ thấy những công cụ để điều chỉnh các cài đặt trong Menu Q hoặc khi bố cục hình ảnh. Đối với chế độ tự chụp chân dung, có thể điều chỉnh background mờ, sáng hoặc mịn da. Đối với chế độ lia máy, máy ảnh sẽ cho thấy chủ thể sẽ bị mờ như thế nào khi chụp.

A+ Advanced Auto

EOS R50 bao gồm chế độ Creative Assist, là 1 phần của chế độ A+ Auto thân thiện với người dùng. Máy dùng giao diện cảm ứng để giúp bạn điều chỉnh những thông số chính. Chúng thể thể hiện bằng thuật ngữ nhữ “Độ sáng”, “Màu sắc” thay vì thuật ngữ kỹ thuật. Nó hoạt động tốt, mặc dù sẽ rất tuyệt nếu có thể gán một trong các chức năng của nó cho đĩa lệnh thay vì phải đi sâu vào giao diện màn hình cảm ứng mỗi lần.

Ngoài ra, có tùy chọn Advanced A+ giúp nâng cao mức độ tự động hóa hơn. Nếu Advanced A+ làm ảnh quá tối, hay tương phản nhiều thì hó sẽ tự động chụp 4 ảnh và gộp lại thành 1 bức JPEG hoàn chỉnh để khắc phục các hiện tượng trên. Tính năng này đã có từ lâu. Advanced A+ là chế độ chỉ tạo nên ảnh JPEG. Ở những chế độ A+, máy ảnh sẽ dùng chế độ điều khiển lấy nét AI. Chế độ này tự động chọn giữa AF đơn và liên tục.

Video và HDR PQ

Chiếc Canon EOS R50 có thể chụp được video 4K 30fps. Cảnh quay tạo ra có 6000 pixel ngang của cảm biến nên nó rất chi tiết. Cảm biến có độ rộng đầy đủ cho bạn thoải mái căn chỉnh ảnh và cho hiệu suất tốt hơn khi thiếu sáng. Nếu bạn có TV HDR, EOS R50 sẽ cho phép bạn chụp ảnh tĩnh và quay video khai thác cả khả năng của HDR. Do đó những bức ảnh có điểm sáng rực rỡ và chân thực hơn bằng cách dùng HDR PQ. Máy ảnh có ổ cắm mic nhưng không có ổ cắm tai nghe.

Những lựa chọn về lens

Nếu bạn đang tìm những chiếc lens ngàm RF dành cho máy ảnh APS-C như R50, thì câu trả lời sẽ khiến bạn thất vọng. Thực tế thì chỉ có 3 chiếc lens. Đó là RF-S 18-45mm F4.5-6.3 IS STM, 55-210mm F5-7.1 IS STM và 18-150mm F3.5-6.3 IS STM.

Bạn có thể mua những chiếc lens ngàm RF của Canon dành cho thân máy full-frame. Nhưng mấy chiếc lens này rất đắt tiền. Vì Canon không chia sẻ thiết kế ngàm lens nên gần như không có lens từ hãng khác. Bạn cũng có thể dùng bộ chuyển đổi ngàm EF và EF-S. Tuy nhiên, những món này khá khó dùng, khiến thân máy nặng hơn.

Thân máy và bộ xử lý

Thân máy ảnh Canon R50 gọn nhẹ và bộ điều khiển mặt sau khá dày đặc
Thân máy ảnh Canon R50 gọn nhẹ và bộ điều khiển mặt sau khá dày đặc

Có thể thấy, thân máy nhỏ gọn dù ngàm lens RF khá lớn ở phía trước. Báng tay cầm khá nhỏ nhưng phù hợp với kích thước của máy, đặc biệt là với những chiếc lens gọn nhẹ. Máy cho cảm giác hơi “nhựa”. Tuy nhiên nếu đòi hỏi 1 chiếc máy chống chịu thời tiết và chắc chắn ở mức giá này thì hơi quá đáng.

Nút xoay phía trên máy ảnh để thực hiện các chế độ P, A, S, M nhưng ít được sử dụng. Đó là vì máy có cảm ứng khá nhạy. Như những dòng Canon trước đó, R50 sẽ hiển thị màn hình giải thích các chế độ bạn chọn. Điều này giúp bạn biết được khi nào dùng nó. Bạn có thể tắt đi phần giải thích khi đã quen với máy ảnh.

Ngoài ra,

Chế độ Assist có nhiều biểu tượng đại diện cho những tùy chọn như độ sáng và màu sắc. Nhưng trong khi nút xoay có thể được dùng để điều chỉnh các cài đặt, nó chỉ kích hoạt khi bạn điều chỉnh trên màn hình cài đặt. Khi bạn chụp hình thì nút xoay không giúp ích gì.

Kính ngắm khá khiêm tốn chỉ 2.36 triệu điểm OLED, độ thu phóng 0.59x. Màn hình cảm ứng phía sau có khớp nối đầy đủ là một điểm nhấn tuyệt vời. R50 có ổ cắm đầu vào mic nhưng không có chỗ để gắn tai nghe. Điều này làm giảm đi sức hấp dẫn khi quay vlog trên máy một chút. Máy ảnh cũng có ổ cắm USB-C để kết nối máy tính hoặc tablet và để sạc. Tốc độ chuyển đổi chậm (480Mbps).

Pin

Pin trên máy là loại LP-E17, 7.5Wh. Đối với 1 chiếc máy mirrorless thì đây không phải loại pin mạnh lắm. Nó sẽ phù hợp nếu bạn thỉnh thoảng dùng chụp ảnh trong ngày. Nhưng nếu dùng chụp hoặc quay video cả ngày thì có khả năng sẽ hết pin.

Ở chế độ tiêu chuẩn, máy ảnh chụp được khoảng 370 ảnh/ lần sạc nếu chụp bằng màn hình. Bạn sẽ chụp được 230 ảnh nếu dùng kính ngắm. Chế độ tiết kiệm pin có thể giúp bạn tăng số ảnh chụp lên đến 440 (chụp bằng màn hình) và 310 (chụp bằng kính ngắm).

Máy ảnh Canon EOS R50 có thể được sạc bằng bộ sạc USB PD. Vậy nên bạn có thể nạp đầy pin khi ở trong ô tô hay khách sạn. Bên cạnh pin ở đế máy ảnh là khe cắm thẻ SD duy nhất.

Chất lượng hình ảnh

Ở chế độ JPEG, độ sắc nét mặc định hơi thô, khá điển hình đối với loại này. Thật khó để không thích màu sắc đậm, bão hòa trong JPEG của R50. Ở ISO thấp, máy ảnh giảm nhiễu dễ dàng, để lại nhiều chi tiết. Ở độ nhạy trung bình, chi tiết tốt bắt đầu bị ăn mòn và giảm dần ở ISO cao hơn. Nó làm nhòe nhiều chi tiết hơn so với các máy APS-C tương đương.

Hình ảnh chụp bằng Canon EOS R50
Hình ảnh chụp bằng Canon EOS R50

Video

Như đã đề cập ở đầu bài đánh giá, EOS R50 quay video 4K/30p bằng toàn bộ chiều rộng của cảm biến. Một điều cần lưu ý là hiện tượng méo hình do “màn trập lăn”. Hiện tượng này dễ thấy khi lia máy ảnh. Đây cũng là vấn đề khi chụp liên tiếp tốc độ cực cao bằng màn trập điện tử.

Bạn có thể chọn 1 số chế độ quay video. Chúng bao gồm phơi sáng tự động, phơi sáng thủ công, demo cận cảnh, movie IS, HDR movie, cài đặt tùy chỉnh. Ngoài ra còn có các chế độ tốc độ cao (lên tới 1080/120p) và chế độ time-lapse. R50 cũng có thể quay video dọc như trên TikTok.

Điều quan trọng cần lưu ý là chế độ HDR movie không giống với chế độ HDR PQ của máy ảnh để sử dụng trên TV HDR. Độ phân giải thấp hơn (1080/30p) và kết quả không ấn tượng bằng chế độ HDR PQ 10 bit của máy ảnh (ít nhất là như vậy). Về cơ bản, HDR movie chỉ làm giảm khả năng bầu trời xuất hiện dưới dạng màu trắng đơn thuần và làm tăng nguy cơ độ tương phản trông hơi kỳ lạ.

Máy ảnh sẽ nóng lên khi chụp ảnh 4K trong thời gian dài. Đó là lý do máy ảnh Canon R50 hiển thị nhiệt kế bên cạnh mà hình, Nếu máy quá nóng, hãy để nó nghỉ ngơi 1 lát.

Kết luận

Điểm yêu thích

  • Gọn nhẹ và dễ mang theo
  • Chất lượng hình ảnh đẹp (nên dùng cùng lens 18-45mm)
  • Quay video 4K/30p không cắt xén
  • AF liên tục bám theo chủ thể, ngay cả khi bị che khuất
  • Ghi video HDR PQ 10bit và ảnh HEIF
  • Chế độ chụp ảnh liên tục 15fps với màn trập điện tử

Điểm không thích

  • Bị giới hạn về lens
  • Tính năng giảm nhiễu mạnh là nhòe chi tiết trên ảnh JPEG
  • Cách sắp xếp bộ điều khiển khiến người dùng dễ nhấn nhầm
  • Vấn đề màn trập lăn khi quay video 4K
  • Truy cập vào các tính năng Creative Assist hơi khó
  • Bộ đệm nhỏ giới hạn tính năng chụp ảnh liên tục
  • Bộ lens zoom 18-45mm giới hạn vùng zoom
  • Thân máy hơi “nhựa”

Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài review máy ảnh Canon R50 hôm nay. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan