Có nên dùng máy ảnh Canon EOS R5 khi đi du lịch?

02/09/2024

Chuyên mục hôm nay sẽ nói về góc nhìn về nhiếp ảnh du lịch chuyên nghiệp khi sử dụng máy ảnh Canon EOS R5. Bài viết sẽ nói về những trải nghiệm thực tế khi sử dụng máy ảnh. Bao gồm những điều tôi thích và những điều tôi nghĩ cần cải thiện. Cùng Review máy ảnh xem qua nhé!

Có nên dùng máy ảnh Canon EOS R5 khi đi du lịch?
Có nên dùng máy ảnh Canon EOS R5 khi đi du lịch?

Các tính năng chính

Đây là 1 chiếc máy ảnh mirrorless full-frame với những tính năng chính như sau:

  • Cảm biến full-frame 45MP
  • Cảm biến ổn định thân máy lên đến 8 điểm dừng
  • Hệ thống lấy nét tự động Dual-pixel theo dõi mắt người và động vật
  • Màn hình cảm ứng 3.2inch và kính ngắm điện tử
  • Lens ngàm RF (có tương thích với lens EF & EF-S qua bộ chuyển đổi)
  • 12fps (màn trập cơ), 20fps (màn trập điện tử)
  • Nặng 738g khi có thẻ và pin
  • Hỗ trợ video 8K
  • 2 khe thẻ (SD tiêu chuẩn + CFExpress)
  • Hỗ trợ Wifi và Bluetooth
  • Chống chịu thời tiết
  • Có đế gắn đèn flash
  • Ổ cắm headphone, micro, ở HDMI micro, ổ cắm đồng bộ flash, cổng USB-C điều khiển từ xa loại N3.

Gói máy ảnh EOS R5 có gì?

  • Thân máy ảnh
  • Vỏ máy ảnh R-F-5
  • Pin LP-E6NH và nắp pin
  • Sạc pin Canon (có dây cáp)
  • Cáp USB-C
  • Dây đeo máy ảnh có chữ EOS R5
  • Bộ bảo vệ cáp
  • Sách hướng dẫn sử dụng

Giống như những chiếc máy ảnh thông thường ở phân khúc này, thân máy không đi kèm với lens. Nên nếu bạn muốn có thêm lens thì phải mua lens rời. Mặc dù tôi thấy hơi thất vọng khi bộ máy ảnh không bao gồm những phụ kiện mà theo tôi là sẽ có ít với những người chụp ảnh. Trước hết, mặc dù R5 hỗ trợ sạc bằng cổng USB-C qua bộ sạc PD PD, nhưng Canon không cung cấp đồ sạc tương thích trong hộp. Nếu cần, bạn có thể mua bộ đổi nguồn PD-E1 cùng hãng để sạc pin.

Tối thực sự đánh giá cao bộ chuyển đổi EF-RF trong bộ máy ảnh. Nhiều người dùng khi mua máy ảnh này thường đã có sẵn vài chiếc lens. Vậy nên có phụ kiện này trong hộp thật sự rất tuyệt vời.

Bộ kit máy ảnh Canon R5
Bộ kit máy ảnh Canon R5

Khi nào thì dùng máy ảnh này?

Tôi nghĩ điều quan trọng là phải xác định mục đích dùng máy ảnh của bản thân. Vì chúng ta đều có những nhu cầu khác nhau đối với thiết bị của mình. Nếu là 1 nhiếp ảnh gia du lịch, bạn sẽ phải chụp rất nhiều chủ thể trong chuyến đi. Đó có thể là phong cảnh, cảnh thành phố, đường phố, con người, các sự kiện, tòa nha, động vật hoang dã và đồ ăn. Bạn phải chắc rằng bạn chụp ngoại cảnh hay trong nhà nhiều hơn. Nếu chụp trong nhà, sẽ có những nơi không được phép dùng tripod.

Họ sẽ cần chiếc máy ảnh có khả năng chụp được nhiều cảnh đa dạng. Chiếc máy đó phải chịu được điều kiện thời tiết để chụp ngoại cảnh và dễ mang theo. Lý do là vì bạn sẽ phải mang nó theo khắp nơi cả ngày. Trọng lượng là 1 trong những lý do chính mà tôi thường chọn Canon 6D thay vì Canon 5D vào nhiều năm trước.

Những điều tôi thích trên máy ảnh Canon R5

Hệ thống lấy nét tự động (AF)

So sánh với máy ảnh Canon 6D

Đây là 1 trong những lý do chính mà tôi quyết định nâng cấp lên chiếc máy ảnh này từ chiếc 6D. Dĩ nhiên là đối với ảnh chụp phong cảnh ban ngày thì sẽ không có nhiều vấn đề xảy ra. Tôi thường chụp ở độ sâu trường ảnh khá rộng trong điều kiện ánh sáng tốt.

Tuy nhiên khi tôi chụp người, động vật di chuyển nhanh hoặc trong điều kiện ánh sáng thấp thì mọi chuyện đã thay đổi. Ở những hoàn cảnh đó, thường là với ảnh chụp hành động, Canon 6D bị giới hạn, hệ thống lấy nét của nó không như tôi muốn.

Đặc biệt là khi chụp ở trường ảnh rộng f1.8 hay f2.8, tôi thường dùng khẩu độ hẹp hơn để có được độ sâu trường ảnh sâu hơn. Điều này sẽ đảm bảo việc lấy nét trên mắt chủ thể thay vì những bộ phận khác. Lúc này, việc theo dõi chủ thể đang di chuyển cũng sẽ gặp khó khăn. Những vấn đề trên đều được giải quyết khi chuyển sang máy ảnh Canon R5.

Canon R5

R5 có nhiều tùy chọn lấy nét tự động. Trong đó ấn tượng nhất là AF nhận diện chủ thể. Nó có thể tự động nhận diện và khóa chủ thể đó. Hệ thống thực hiện lấy nét chỉ trong 0.05s. Đối với người và động vật, nó sẽ khóa lấy nét trên mắt của chủ thể nếu máy ảnh nhận diện được. Hoặc máy sẽ khóa lấy nét vào đầu và thân người.

Ảnh chụp trên máy ảnh
Ảnh chụp trên máy ảnh

Kết quả hình ảnh rất bất ngờ, dù cho bạn có dùng lens EF. Tôi đánh giá cao việc có thể lấy nét gần như toàn bộ khung ngắm. Có thể đổi từ kính ngắm sang màn hình live view trong vài giây. Tuy nhiên không nên làm vậy khi bạn đang chụp chủ thể đang di chuyển. Nói đến các điểm lấy nét, R5 có đến tận 5940 điểm.

Dĩ nhiên còn nhiều tùy chọn lấy nét khác. Bạn không cần phải phụ thuộc vào hệ thống AF. Thay vào đó, bạn có thể cài đặt các nút khác nhau để kích hoạt các AF khác nhau. Chẳng hạn như 1 nút để khóa lấy nét lên mắt, và 1 để lấy nét trên vùng trung tâm.

Dù cho bạn có chọn tùy chọn lấy nét nào thì R5 sẽ khóa lấy nét gần như toàn bộ kính ngắm ở tốc độ siêu nhanh. Thậm chí, máy còn hỗ trợ lấy nét trên những lens có khẩu độ lên tới f22. So với 6D, hệ thống lấy nét trên 6D không thể lấy nét trên những lens có khẩu độ tối đa lớn hơn f5.6.

Hơn nữa,

Xét về lượng ánh sáng cần thiết cho lấy nét, máy R5 có thể lấy nét ở mức sáng -6EV. Bạn có thể lấy nét khung cảnh về đêm tuyệt đẹp khi trăng khuyết, hay khi dùng các bộ lọc mật độ trung tính cường độ cao. Nếu bạn thích chụp ảnh thiên văn hay ảnh trong môi trường thiếu sáng, thì hệ thống AF trên R5 cũng có thể đáp ứng được.

Tôi đã thử dùng hệ thống AF này trên nhiều chủ thể khác nhau. Kết quả cho thấy máy khóa và giữ điểm lấy rất đáng kinh ngạc dù chủ thể có di chuyển nhanh, hay là ở khoảng cách xa. Khi dùng kính ngắm, bạn có thể chuyển đổi giữa các chủ thể bằng cần gạt.

Tính năng ổn định hình ảnh (IBIS)

Chiếc Canon R5 và R6 là những chiếc máy ảnh đầu tiên có hệ thống IBIS. Trong nhiều năm trước đó, Canon đã truyền tải thông điệp rằng tính năng này không cần thiết trên máy ảnh. Bởi vì nó đã có trên lens rồi. Nhưng kể từ khi nhiều hãng khác đều ra mắt máy ảnh với tính năng IBIS thì Canon đã không ngồi yên được nữa.

Hệ thống mà Canon phát triển cho IBIS thực sự rất ngoạn mục. Máy có tới 8 điểm dừng khi kết hợp với lens. Theo lý thuyến thì nếu bạn có thể cầm lens bằng tay ở tốc độ 1/250s, bạn sẽ có thể thu được kết quả sắc nét tương tự ở tốc độ 1s! So với những chiếc máy ảnh full-frame bán chạy trên thị trường vào thời điểm R5 mới ra mắt thì nó hoàn toàn vượt trội. Nikon Z6 II và Sony A7 III chỉ có 5 điểm dừng.

Dĩ nhiên là có nhiều yếu tố cần xem xét. Vì bạn chỉ có được đầy đủ 8 điểm dừng trên R5 với các lens RF cụ thể. Tuy nhiên, IBIS cũng hoạt động hiệu quả trên các lens EF có hoặc không có tính năng IBIS. Đối với những chiếc lens EF có IBIS thì sẽ cải thiện hơn về hình ảnh nhưng không quá lớn. Còn với những lens EF không có IBIS, hệ thống IBIS trên máy ảnh có thể cung cấp 2-4 điểm dừng.

Tốc độ chụp liên tục

Về tốc độ chụp ảnh liên tục, nó vượt trội hơn những dòng máy cùng hãng trước đó nhiều. Máy có thể chụp lên tới 12fps bằng màn trập cơ và 20fps với màn trập điện tử. Máy chụp ảnh không gây tiếng động. Tuy nhiên cần có 1 số lưu ý khi sử dụng.

Đối với màn trập cơ, bạn cần dùng lens hỗ trợ và pin LP-E6NH có mức sạc trên 60%. Hầu hết lens EF từ 2012 về sau đều có thể dùng được với chiếc máy ảnh Canon R5 này. Nếu bạn dùng pin cũ hơn, pin có mức sạc thấp hơn, lens không được hỗ trợ hoặc có các tính năng như bật Wi-Fi, thì tốc độ chụp sẽ giảm xuống. Chữ “H+” màu xanh lục trên màn hình xem có nghĩa là bạn sẽ đạt được tốc độ 12fps. Còn nếu icon chuyển thành màu trắng và mất đi dấu + thì không chụp được ở tốc độ cao hơn.

Màn trập điện tử hầu như luôn chụp được ở mức 20fps. Dù đôi lúc sẽ có vài vấn đề khi chụp chủ thể chuyển động nhanh.

Fv mode

Máy ảnh DSLR và mirrorless đều có rất nhiều chế độ. Từ chế độ hoàn toàn tự động “Auto” giúp bạn điều chỉnh mọi thứ, đến chế độ thủ công cho bạn tự cài đặt khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO để có được mức phơi sáng hoàn hảo.

Ở giữa 2 chế độ này có những chế độ bán tự động. Chẳng hạn như với chế độ ưu tiên khẩu độ, bạn có thể điều chỉnh khẩu độ và máy ảnh sẽ tự cài tốc độ màn trập và ISO. Chế độ ưu tiên màn trập, bạn có thể cài đặt trên màn trập còn máy ảnh sẽ đặt khẩu độ và ISO.

EOS R5 có 1 chế độ khá mới với tôi: Fv (Flexible value). Tính năng này lần đầu có trên máy ảnh mirrorless EOS R, cũng như trên R5, R6. Chế độ này hỗ trợ rất nhiều cho các nhiếp ảnh gia. Về cơ bản, bạn có thể để máu ảnh hoàn toàn tự động và chọn khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO cho bạn. Hoặc bạn cũng có thể chọn cái bạn muốn điều chỉnh trong 3 giá trị trên. Bạn cũng có thể dùng bù phơi sáng ở chế độ này.

Với vòng điều khiển bổ sung có sẵn trên lens RF, có thể được gán để thay đổi tốc độ màn trập. Nhờ vậy tôi có thể nhanh chóng điều chỉnh tốc độ màn trập và khẩu độ hoặc để máy ảnh quyết định. Đây là chế độ thực sự linh hoạt, tôi đoán đó là lý do tại sao tên gọi này xuất phát!

Tương thích với nhiều lens

Bạn có thể sử dụng bộ chuyển đội lens có sẵn khi mua thân máy để dùng cùng với những lens sẵn có
Bạn có thể sử dụng bộ chuyển đội lens có sẵn khi mua thân máy để dùng cùng với những lens sẵn có

Đối với những nhiếp ảnh gia, chi phí mua lens thậm chí còn cao hơn và mua thân máy ảnh. Việc đổi sang hãng khác nghĩa là bạn phải đầu tư lại bộ lens mới. Đây chính là 1 trong những lý do chính mà hiếm ai thay đổi máy ảnh.

Canon EOS R5 dùng ngàm RF mới, được giới thiệu lần đầu trên hệ thống Canon EOS R. Mỗi ngàm tương thích với ngàm lens khác nhau. Vậy nên nếu muốn dùng thì cần phải có bộ chuyển đổi lens.

Hiệu suất của các ống kính EF trên R5 của tôi rất tuyệt vời. Trên thực tế, tôi cho rằng nó thậm chí còn tốt hơn trên 6D, vì bạn nhận được lợi ích của hệ thống AF cực nhanh và tính năng IBIS trong thân máy.

Ngoài ra,

Tất nhiên, tất cả lens EF và thậm chí cả EF-S của Canon đều được hỗ trợ. Lưu ý rằng lens EF-S sẽ tạo ra hình ảnh như thể chúng được gắn trên cảm biến APS-C. Điều này có nghĩa là có thể sử dụng nhiều lens vì bạn có thể sử dụng lens EF với sự trợ giúp của bộ chuyển đổi cũng như lens RF. Ngoài ra, lens của bên thứ 3 như Sigma và Tamron được thiết kế cho ngàm EF hoặc EF-S cũng sẽ hoạt động tốt trên máy.

Màn hình cảm ứng

Canon cuối cùng đã triển khai một màn hình lật ra ngoài, giúp tăng đáng kể khả năng sử dụng màn hình chiếu hậu. Nó cũng hỗ trợ cảm ứng hoàn toàn, giúp việc cuộn qua các menu trở nên dễ dàng (mặc dù bạn có thể tiếp tục sử dụng các nút nếu thích).

Màn hình cảm ứng cũng bổ sung một số tính năng thực sự hữu ích. Cũng như tùy chọn đã đề cập ở trên để chọn điểm lấy nét khi nhìn qua kính ngắm bằng cách kéo ngón tay cái của bạn xung quanh màn hình, bạn chỉ cần chạm vào một điểm trên màn hình ở chế độ bình thường để chọn điểm lấy nét.

Vỏ cảm biến

Một trong những vấn đề với hệ thống máy ảnh mirrorless so với DSLR là thiếu gương ở phía trước cảm biến khiến cảm biến dễ bị bụi hơn nhiều. Mỗi lần thay lens trên máy ảnh, có nguy cơ các hạt bụi nhỏ xâm nhập vào máy ảnh và bám vào cảm biến. Hậu quả là ảnh sẽ bụi và rất khó loại bỏ. Do đó Canon đã đưa ra giải pháp là có 1 nắp nhỏ có thể lật xuống cảm biến khi máy ảnh tắt nguồn. Bạn có thể bật hoặc tắt trong tùy chọn menu.

Một điều cần lưu ý nếu bạn đang dùng máy DSLR là cần phải quen với việc đậy nắp lens khi không sử dụng. Trên máy DSLR, ánh sáng từ lens sẽ phản chiếu qua kính ngắm. Trên máy ảnh mirrorless, ánh sáng luôn chiếu vào cảm biến. Trong trường hợp của R5, ánh sáng sẽ chiếu qua nắp cảm biến. Đây là một bộ dụng cụ khá tinh tế và ánh sáng mặt trời trực tiếp hội tụ qua một ống kính mạnh có thể làm hỏng nó theo thời gian.

Định dạng CRAW

Cảm biến 45MP trên R5 chụp các tệp RAW có kích thước khoảng 45MB -50MB. Theo thời gian, điều này chắc chắn sẽ tăng lên. Và mặc dù dung lượng lưu trữ rẻ, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi muốn tiếp tục mua ổ cứng và trả thêm tiền cho lưu trữ đám mây.

Giải pháp của Canon là định dạng RAW nén mới, được gọi là CRAW. Định dạng này vẫn cung cấp độ phân giải 45MP, nhưng nén các tệp hình ảnh. Đây là nén có mất dữ liệu, vì vậy về mặt lý thuyết, một số chất lượng hình ảnh bị mất. Các tệp kết quả có kích thước khoảng 22MB – 30MB.

Trong quá trình thử nghiệm của mình,

Tôi không thể nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào giữa các tệp RAW thông thường và các tệp CRAW. Đây là trải nghiệm tương tự được báo cáo trong các thử nghiệm kỹ lưỡng hơn mà những người khác đã thực hiện trên các tệp CRAW. Vì vậy, tôi không ngần ngại áp dụng định dạng có kích thước tệp thấp hơn này.

Chất lượng hình ảnh

Không ngạc nhiên khi ở tầm giá này, chất lượng hình ảnh của máy ảnh Canon R5 rất vượt bật
Không ngạc nhiên khi ở tầm giá này, chất lượng hình ảnh của máy ảnh Canon R5 rất vượt bật

Tôi thấy chất lượng hình ảnh, dải động và hiệu suất ISO trên máy ảnh này thật tuyệt vời. Tuy nhiên, ở mức giá này thì điều đó nên là điều hiển nhiên chứ không phải là điều tích cực. Công nghệ máy ảnh đã đạt đến điểm mà hầu như mọi máy ảnh full-frame cao cấp đều có thể tạo ra những hình ảnh tuyệt vời. Nếu bạn muốn xem xét từng điểm ảnh và tranh cãi về một điểm dừng của dải động ở đây hay ở đó, thì có một số nguồn tuyệt vời cho mức độ chi tiết đó.

Đối với tôi, điều quan trọng nhất là máy ảnh tạo ra những hình ảnh tuyệt vời trong nhiều điều kiện. Hiệu suất nhiễu ISO cao tốt nhờ cảm biến tăng kép và các tệp mà nó tạo ra có đủ chỗ cho nhiều khả năng điều khiển trong quá trình xử lý hậu kỳ. R5 đáp ứng đầy đủ tất cả những điều đó dựa trên kinh nghiệm của tôi.

Có nên mua Canon R5 hay không?

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy ảnh có thể xử lý hầu hết mọi loại nhiếp ảnh, thì chính là nó. Tôi đã chờ đợi rất lâu để Canon tung ra một chiếc máy ảnh đủ hấp dẫn để biện minh cho việc nâng cấp từ 6D của mình. Tôi cũng cho rằng nó đáng để nâng cấp từ 5D Mark IV. Mặc dù điều này tất nhiên sẽ phụ thuộc vào những gì bạn chụp và liệu các tính năng có xứng đáng với bạn hay không.

Tuy không hay sử dụng các tính năng video 8K trong phần lớn thời gian. Nhưng tôi vẫn tin chắc rằng R5 đáng giá. Tính năng AF, hiệu suất toàn diện và khả năng tương thích với tất cả các lens hiện có trên thị trường. Và tôi cho rằng chiếc máy ảnh Canon R5 rất đáng tiền.

Nếu bạn kiếm sống bằng nghề nhiếp ảnh, thì đây là một chiếc máy ảnh tuyệt vời có thể sử dụng trong nhiều năm tới. Nó có một loạt các tính năng tuyệt vời và mang lại những hình ảnh tuyệt đẹp. Đây là chiếc máy ảnh cho phép bạn tiếp tục theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh và cung cấp cho bạn mọi công cụ bạn cần để có được kết quả như mong muốn.

Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài review hôm nay. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan

Cảm nhận sau khi trải nghiệm máy ảnh Canon R5

Cảm nhận sau khi trải nghiệm máy ảnh Canon R5

Hôm nay, Review máy ảnh sẽ cùng bàn luận về chiếc máy ảnh đã được nói đến trước đây. Sau những nhận xét màu hồng ban đầu, liệu máy ảnh Canon R5 có gì khác biệt sau nhiều tháng sử dụng? Cảm nhận sau...

Máy ảnh Canon EOS 60D và những tranh cãi xung quanh nó

Máy ảnh Canon EOS 60D và những tranh cãi xung quanh nó

Ra mắt vào năm 2010, máy ảnh Canon EOS 60D đã gặp phải nhiều tranh cãi và được so sánh với bản tiền nhiệm của nó, chiếc máy bán chuyên 50D. Chiếc EOS 60D đã đi trước thời đại. Đây là chiếc DSLR đầu tiên dùng màn hình đa góc. Nó cũng là chiếc máy ảnh đầu tiền của dòng...

Máy ảnh Canon EOS 60D và những tranh cãi xung quanh nó

Máy ảnh Canon EOS 60D và những tranh cãi xung quanh nó

Ra mắt vào năm 2010, máy ảnh Canon EOS 60D đã gặp phải nhiều tranh cãi và được so sánh với bản tiền nhiệm của nó, chiếc máy bán chuyên 50D. Chiếc EOS 60D đã đi trước thời đại. Đây là chiếc DSLR đầu tiên dùng màn hình đa góc. Nó cũng là chiếc máy ảnh đầu tiền của dòng...