[Review] Canon EOS R50: 1 trong những loại máy ảnh đáng mua cho người mới

02/10/2023

Canon EOS R50 là mẫu máy mirrorless cấp thấp có cảm biến 24MP. Nó hướng tới những ai lần đầu mua máy ảnh và nâng cấp lên từ smartphone để quay video và chụp ảnh. Cảm biến và bộ xử lý tương tự như trên Canon EOS R10. Nó cung cấp thông số y hệt nhưng thiết kế nhỏ hơn vầ nhẹ hơn, cũng dễ sử dụng và thân thiện với người dùng hơn.

Về cơ bản, EOS R50 là bản làm lại của EOS M50 Mark II nhưng có ngàm RF, thay vì ngàm EF-M. Máy ảnh cũng kế thùa từ các dòng DSLR EOS Rebel SL3/ EOS 250D. Hiện giờ Canon chỉ dùng ngàm RF. Canon rao bán R50 với mức giá $860 cho 2 màu đen, trắng. Nếu bạn muốn mua kèm lens thì cần bổ sung thêm chi phí. Dòng Canon này là đối thủ cạnh tranh của Fuji X-T30 II, Nikon Z50, Sony A6400. Chúng đều có các tính năng tương tự, dù thiết kế có phần cũ hơn 1 chút.

Nào hãy cùng Review máy ảnh tìm hiểu thêm về chiếc máy ảnh này nha!

Canon EOS R50: 1 trong những loại máy ảnh đáng mua cho người mới
Canon EOS R50: 1 trong những loại máy ảnh đáng mua cho người mới

Sơ lược về Canon EOS R50

  • Mức giá chỉ thân máy: $860
  • Cảm biến APS-C 24.2MP
  • Tốc độ chụp lên đến 15fps
  • Quay video 4K 30p
  • Kính ngắm điện tử 2.36 triệu điểm, 0.59x
  • Màn hình cảm ứng đa góc 3inch

Các tính năng

Đúng như tên gọi, EOS R50 là phiên bản làm lại của thiết kế EOS M50 cũ hơn, nhưng dùng ngàm RF. Bố cục của cả 2 tương tự nhau.

Nguồn năng lượng: máy sử dụng pin LP-E17 chụp được 310 ảnh nếu dùng EVF, 440 ảnh nếu dùng màn hình. Bộ sạc điện đi kèm trong hộp và pin có thể sạc pin thông qua bộ nguồn USB-C.

Bộ kết nối: có cổng USB-C và micro HDMI ở mặt bên báng tay cầm. Cổng stereo mic 3.5mm ở mặt bên thân máy. Nhưng không có lựa chọn điều khiển không dây từ xa.

Bộ nhớ: các tệp được ghi trong khe thẻ SD, hỗ trợ định dạng UHS-I tiêu chuẩn.

Ngàm RF: Có thể dùng các lens ngàm RF hay RF-S, hoặc lens DSLR EF-S thông qua bộ chuyển đổi ngàm

Flash: có sẵn 1 đèn flash nhỏ bên trong, được bật thủ công trong phần kính ngắm. Số hướng dẫ là 6m ở ISO100.

Multi-function shoe:  EOS R6 sử dụng cổng đa chức năng của Canon. Bao gồm đầu vào âm thanh digital để sử dụng cùng micrô DM-E1D ($399). Tuy nhiên đáng thất vọng là nó không có bộ flash truyền thống. Nó vẫn dùng được đèn flash Speedlite EL-5 ($499) Nhưng cần có bộ chuyển đổi AD-E1.

Các loại lens dùng cho Canon R50

Máy ảnh chấp nhận trực tiếp các loại lens ngàm RF. Bao gồm lens RF Full-frame và các kính RF-S định dạng APS-C. Nó có thể dùng được với lens EF, EF-S qua bộ chuyển đổi ngàm EF-EOS R của Canon ($119). Hoặc bạn có thể dùng lens thay thế bên ngoài như của hãng Viltrox. Thậm chí máy ảnh này cũng tương thức với lens EF-M của hệ thống cũ.

Có lẽ, hạn chế lớn nhất của hệ thống Canon này là có quá ít lens APS-C. Khi EOS R7 và R10 được ra mất năm ngoái, nhiều người cho là Canon đã cải tiến lại các loại kính có sẵn qua ngàm RF. Điều này cho ra các lens compact tốt trong các nỗ lực tương tự. Đáng buồn, điều đó không xảy ra trong trường hợp này. Hãng tạo thiết kế mới thể hiện 1 bước lùi so với các đối tác EF-M của họ. Kết quả, Canon EOS R50 dùng ít lens hơn so với EOS M50 Mark II hay EOS 250D mà nó thay thế.

Các bộ lens tiêu chuẩn của Canon R50 là lens RF-S 18-45mm F4.5-6.3 IS STM. Chiếc lens này cũng nhẹ và gọn như máy ảnh. Tuy nhiên, phạm vi tương đương 29-72mm và khẩu độ tối đa mờ sẽ hạn chế khả năng sáng tạo. Còn có bộ lens đôi chụp từ xa RF-S 55-210mm F5-7.1 IS STM. Nhưng không nghi ngờ gì, người đồng hành tuyệt vời nhất với chiếc máy này là RF-S 18-150mm F3.5-6.3 IS STM. Đây là 1 chiếc lens zoom tất cả trong 1 phạm vi tương đương 29-240mm. Tuy vậy, chiếc lens này có giá đến $550, 1 khoảng chi lớn.

Máy ảnh chấp nhận trực tiếp các loại lens ngàm RF.
Máy ảnh chấp nhận trực tiếp các loại lens ngàm RF.

Ngoài ra,

Giữa các dòng lens full-frame RF, thì RF 35mm F1.8 IS Macro STM, RF 50mm F1.8 STM, RF 100-400mm F5.6-8 IS USM là sự kết hợp hoàn hảo. Hầu hết chúng đều khá cồng kềnh và mắc tiền. Không may là Canon cũng không có các lens tương thích RF trên các hãng khác. Việc này làm giảm đi các sự lựa chọn về hãng Tamron, Samyang, Sigma.

Lắp đặt và bộ xử lý

Về mặt thiết kế, R50 mượn khá nhiều ý tưởng từ EOS M50 Mark II. Nhất là về bố trí điều khiển tương tự nhau. Canon tuyệt vời ở phần thân máy nhỏ nhưng có thể xử lý được tốt, và đó chính là điều mà ta cần. Báng cầm tay nhỏ nhưng khá dễ cầm. Mặc dù thân máy có vỏ nhựa và trọng lượng nhẹ nhưng nó không có cảm giác rẻ tiền.

Ngàm RF lớn hơn mang tới những thay đổi tinh tế về phong cách và hình dạng. Dù vậy, với đầu vai bo tròn và vỏ đèn flash cong hơn. Kính ngắng nhô ra xa hơn về phía sau. Máy ảnh EOS M đã dùng nút xoay điều khiển bao quanh nút chụp để thay đổi cài đặt phơi sáng. R50 mang trở lại mặt số nhúng theo chiều dọc tiêu chuẩn Canon. Giúp thiết kế phù hợp với phần còn lại của dòng EOS R.

Các điều khiển vật lý được làm khá tối thiểu. Phần sau máy ảnh gần như chỉ là màn hình khớp nối. Phía trên là nút màn trập, hộp số điều khiển, các chế độ phơi sáng, ISO và các nút ghi video, và công tắc nguồn. Phía sau máy có nút khóa phơi sáng và các nút chọn vùng AF. D-pad 4 chiều với nút ‘SET’ ở giữa; và các nút Menu, Infor và Playback. Tất cả các nút này thực sự rất nhỏ, 3 nút sau cũng nằm sát mặt sau của máy ảnh. Khiến chúng khó xác định bằng cách chạm khi sử dụng kính ngắm.

Thêm nữa,

Những nút điều hướng trên d-pad được gán cho các chức năng cụ thể. Nút lên dùng để cài đặt bù sáng, nút bên trái và phải lần lượt điều khiển AF/MF và các chế độ ổ đĩa. Không thể cấu hình lại d-pad để di chuyển điểm lấy nét trực tiếp. Vì vậy trước tiên bạn phải nhấn nút Vùng AF, thao tác này khá dài dòng. Thay vào đó, ta sẽ dễ dàng dùng màn hình để đặt điểm lấy nét, ngày cả khi dùng màn hình sau hay là kính ngắm. Nhưng sau đó cần phải kích hoạt trong menu. Có thể truy cập nhanh các chức năng khác từ màn hình Quick Control bằng cách nhấn nút Q.

Canon cung cấp nhiều phạm vi để tùy chỉnh ở đây. Nó nhiều hơn nhiều so với trường hợp của máy ảnh ở cấp độ này. Chúng ta có thể tùy thích gán các nút ISO, quay video và d-pad, và kích hoạt AF được chuyển từ nút chụp sang nút AEL ở mặt sau. Ta cũng có thể tùy chỉnh menu Quick Control, và lập My menu để truy cập nhanh vào các cài đặt hay dùng. Điều này thật sự có ích cho người ai mới bắt đầu vì họ cần phải hiểu vầ máy ảnh và tính năng của nó.

Về mặt thiết kế, Canon R50 mượn khá nhiều ý tưởng từ EOS M50 Mark II. Nhất là về bố trí điều khiển tương tự nhau.
Về mặt thiết kế, Canon R50 mượn khá nhiều ý tưởng từ EOS M50 Mark II. Nhất là về bố trí điều khiển tương tự nhau.

Do có 1 vài thiếu sót về nút bấm,

Màn hình cảm ứng trở thành 1 phần điều khiển quan trọng. Giao diện cảm ứng tuyệt vời của Canon mở rộng đến mọi khía cạnh hoạt động của máy ảnh. Nó hoạt động đặc biệt tốt với menu Q để thay đổi nhiều cài đặt một cách nhanh chóng. Nhìn chung, Canon EOS R50 rất phù hợp để sử dụng như là 1 chiếc máy ảnh cấp thấp. Nhưng nó thiếu đi các nút và hộp số khiến các người dùng chuyên nghiệp khó chịu. Có lẽ họ nên dùng Canon EOS R10 nếu muốn có các nút bấm đó.

Kính ngắm và màn hình

Kính ngắm có thông số giống như trên máy ảnh R10, M50 Mark II. Nó có 2.36 triệu điểm và 0.59x độ thu phóng, điều này rất nhỏ ngay cả khi so sánh với các sản phẩm ngang hàng của R50. Kính ngắm cũng hơi mờ, có thể gây khó nhìn dưới ánh sáng mạnh.

Canon xem trước được quá trình xử lý ảnh vào phơi sáng ở phạm vị +/-3EV. Rất lý tưởng để biết được cách mà ảnh sẽ hiển thị. Bạn có thể che phủ các công cụ hỗ trợ chụp ảnh hữu ích bao gồm đường lưới, thước đo điện tử và histogram. Thông qua mục Display simulation, máy ảnh có thể xem được độ sâu trường ảnh với lens native RF. Mặc dù điều này giới hạn sử dụng với lens zoom khẩu độ nhỏ. Nhưng nó có thể khá đáng giá nếu dùng prime lens khẩu độ lớn.

Ngoài ra,

Còn có cài đặt ‘Hỗ trợ xem sim OVF’. Điều này nhằm mục đích tái tạo trải nghiệm sử dụng kính ngắm quang học của máy ảnh DSLR. Màu sắc trung tính và chi tiết bóng được tăng cường. Trên Canon EOS R50, nó không có nhiều tác dụng so với các EVF lớn hơn, sáng hơn trên các máy ảnh cao cấp hơn của Canon. Vì vậy tôi không thấy nó hữu ích.

Kính ngắm trên Canon R50 có thông số giống như trên máy ảnh R10, M50 Mark II.
Kính ngắm trên Canon R50 có thông số giống như trên máy ảnh R10, M50 Mark II.

Màn hình 3inch 1.62 triệu điểm khớp nối hoàn toàn đã từng được thấy trên nhiều loại máy khác của Canon. Màn hình thực sự rất sáng, chi tiết và màu sắc chính xác. Với thiết kế có bản lề sang một bên, màn hình rất phù hợp để chụp ở các góc sáng tạo – ở độ cao ngang thắt lưng, ngang mặt đất hoặc trên cao. Máy phù hợp để chụp định dạng chân dung. Bạn có thể đặt màn hình ngang mặt để tự quay bản thân hoặc gập nó lại ở mặt sau để bảo vệ máy.

AF

Một lĩnh vực mà máy ảnh đã tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây. Chính là tính năng tự động lấy nét (AF). Sau khi phát triển một hệ thống cực kỳ phức tạp cho chiếc EOS R3 hàng đầu của mình vào năm 2021, Canon đã triển khai công nghệ này trên toàn bộ dòng sản phẩm của mình, bao gồm cả EOS R50. Mặc dù các mẫu có giá cao hơn chứa nhiều tính năng nâng cao hơn nhưng những tính năng cần thiết này thực sự hữu ích cho bất kỳ nhiếp ảnh gia nào.

Nhờ vào hệ thống Dual Pixel CMOS của Canon, máy ảnh có thể lấy nét nhanh chóng và chính xác bất cứ đâu trong ảnh. Nếu bạn thích tự chọn điểm lấy nét thủ công, thì có nhiều kích thước có sẵn, bao gồm ba khu vực hình chữ nhật do người dùng tùy chỉnh. Thay vào đó, hãy để máy ảnh chọn tự chọn điểm lấy nét.

Giống như nhiều máy ảnh khác của hãng,

R50 có khả năng phát hiện người, động vật, xe cộ. Sau đó nó sẽ theo dõi và giữ vững điểm lấy nét trên các chủ thể đó trong phạm vi khung hình. Không như các hệ thống khác, bạn không vần phải cụ thể hóa loại chủ thể từ trước. Nhưng bạn có thể cài đặt tính năng nhận diện tự động. 1 khi nhận diện được chủ thể, nó sẽ đánh dấu chủ thể đó bằng màu xanh lam và theo chủ thể đó. Ngay cả khi nó di chuyển xung quanh khung cảnh. Nếu máy ảnh không nhận diện được mục tiêu, còn có một chế độ theo dõi thông thường, lấy tín hiệu từ màu sắc và kiểu dáng của bất cứ thứ gì bạn đã lấy nét từ ban đầu.

Không như các hệ thống khác, bạn không vần phải cụ thể hóa loại chủ thể từ trước. Nhưng bạn có thể cài đặt tính năng nhận diện tự động.
Không như các hệ thống khác, bạn không vần phải cụ thể hóa loại chủ thể từ trước. Nhưng bạn có thể cài đặt tính năng nhận diện tự động.

Hiệu suất

Khi sử dụng Canon EOS R50, nó là 1 chiếc máy hoạt động mượt mà và dễ chịu, không có gì gây khó khăn. Máy hoạt động ngay khi bật công tắc và phản hồi nhanh chóng với các phím điều khiển vật lý, và màn hình. Màn trập, mặc dù có tạo tiếng động. Tuy nhiên, âm thanh không gây khó chịu. Có thể chuyển sang màn trập điện tử trong các tình huống im lặng. Tuy nhiên, điều này cần phải được sử dụng một cách thận trọng. Do chất lượng hình ảnh có thể bị ảnh hưởng do biến dạng màn trập lăn và tạo dải dưới ánh sáng nhân tạo.

Như thường lệ, đo sáng của Canon được liên kết chặt chẽ với điểm lấy nét. Điều này có nghĩa là đối tượng của bạn không bao giờ bị thiếu hoặc quá sáng. Nhưng bạn có thể cần phải áp dụng bù phơi sáng nếu đối tượng trông tối hơn hoặc sáng hơn nhiều so với mức trung bình. Điều này tương đối dễ nhìn thấy trong khung ngắm.

Tính năng auto white balance cũng thường được điều chỉnh phù hợp. Kết hợp với khả năng tái tạo màu sắc mạnh mẽ của Canon, ảnh JPEG trông thực sự đẹp ngay khi chụp. Để tối đa lượng chi tiết của ảnh, bạn cần chuyển qua kiểu ảnh Fine Detail giúp độ sắc nét tinh tế hơn là loại tiêu chuẩn.

Nói thêm là,

Hiệu xuất chụp ảnh liên tục thật sự ấn tượng với tầm giá. Trong khi tôi trải nghiệm máy, nó đạt được thông số chụp cụ thể là 12fps ở màn trập cơ, 15fps ở màn trập điện tử. Bộ đệm nhỏ, chỉ có 8 tệp raw, 17 ảnh JPEG. Bạn có thể chụp nhiều loạt ảnh ngắn liên tiếp 1 cách nhanh chóng. Miễn là bạn dùng thẻ SD nhanh.

Mặc dù thời lượng pin không có gì đáng khoe nhưng có lẽ nó sẽ đủ dùng cho hầu hết người dùng. Canon áp dụng phương pháp để tiếp cận năng lượng. Kính ngắm và màn hình mờ đi và tốc độ làm mới chậm lại đáng kể chỉ sau vài giây không hoạt động. Kết quả, máy có thể chụp được 310 ảnh trong 1 lần sạc là điều không được bảo đảm, đặc biệt khi bạn dùng tính năng chụp liên tục.

Pin dự phòng có giá tương đối phải chăng và dễ tìm. Đồng thời bạn cũng có thể nạp pin vào máy ảnh bằng cách sử dụng sạc dự phòng khi bạn ra ngoài. Cần biết rằng rất khó để tìm nguồn dạng 3A USB-C, không như các máy ảnh khác, các thiết bị USB-A công suất thấp sẽ không hoạt động.

Hiệu xuất chụp ảnh liên tục thật sự ấn tượng với tầm giá. Trong khi tôi trải nghiệm máy, nó đạt được thông số chụp cụ thể là 12fps ở màn trập cơ, 15fps ở màn trập điện tử.
Hiệu xuất chụp ảnh liên tục thật sự ấn tượng với tầm giá. Trong khi tôi trải nghiệm máy, nó đạt được thông số chụp cụ thể là 12fps ở màn trập cơ, 15fps ở màn trập điện tử.

Nhờ vào cảm biến 24MP,

Máy ảnh có khả năng ghi lại đủ chi tiết 1 cách dễ dàng để tạo ra ảnh in 16*12inch sắc nét. Nếu chụp ảnh raw, bạn sẽ tìm thấy khả năng tăng tối đa 3 điểm dừng của chi tiết bóng bổ sung từ các tệp ISO thấp. Tuy nhiên, nếu chụp ở ISO cao hơn thì sẽ gặp phải tình trạng nhiễu ở các tone màu tối hơn. Đây là mức thấp hơn các cảm biến hiện đại hiện nay.

Chuyển sự chú ý sang video,Canon EOS R50 được hưởng lợi từ tất cả những mặt tích cực. Như là về khả năng đo sáng đáng tin cậy và đầu ra màu sắc hấp dẫn. Nhưng vấn đề lớn nằm ở khả năng ổn định nếu bạn muốn chụp ảnh cầm tay. Tính năng ổn định điện tử bị tắt theo mặc định. Bạn chỉ dựa vào được tính năng ổn định trong lens. Vì điều này không thể khắc phục được khi cuộn quanh trục lens nên bạn sẽ thu được những thước film rất giật và không thể xem được.

Kích hoạt tính năng ổn định điện tử tiêu chuẩn. Mọi thứ có vẻ tốt hơn một chút, với chi phí là 1,1 lần. Ngoài ra còn có tùy chọn ‘nâng cao’ với mức cắt xén 1,4 lần. Nhưng sau đó bạn sẽ không nhận được gì giống với chế độ xem góc rộng cả. Để có kết quả tốt nhất, bạn thực sự cần sử dụng chân máy hoặc gimbal.

ISO và nhiễu

Canon R50 có cùng cảm biến như trên R10 nên chất lượng ảnh cũng tương tự. Bạn sẽ có các tệp ảnh đẹp ở ISO thấp, các mức độ chi tiết tốt và gần như không bị nhiễu, dù là khi xem gần. Nhiễu bắt đầu ảnh hưởng đến ảnh ở ISO800. Khi lên đến ISO 3200, các chi tiết bị giảm đáng kể.

Ở các mức cài đặt cao hơn, chất lượng ảnh dần, chi tiết bị mờ và bóng bị chặn lại. Tôi nghĩ ISO12800 là giới hạn khả năng sử dụng được, ít nhất là khi dùng tính năng giảm nhiễu thông thường. ISO 25600 cả màu và chi tiết đầu bị giảm đáng kể. Còn mức ISO 32000 và 51200 chất lượng khá tệ, cần tránh dùng chúng.

Kết luận

Canon đã có 1 cuộc hành trình dài trong việc sản xuất máy ảnh cấp thấp. Chúng làm hài lòng người dùng và có hiệu suất tốt. Và EOS R50 đã giữ vững truyền thống này. Chiếc máy ảnh nhỏ và nhẹ nhưng thoải mái khi dùng. Các nút điều khiển vật lý hơi khó dùng, giao diện màn hình cảm ứng đã bù đắp lại điều này. Máy ảnh cũng cung cấp các tệp JPEG hấp dẫn nhất quán trực tiếp. Việc nó hoạt động tốt với các lens ngàm EF được điều chỉnh. Đây cũng là một điểm thu hút đáng kể đối với người dùng máy ảnh DSLR Canon hiện tại.

So với các đối thủ khác, không nghi ngờ gì sự mạnh mẽ của nó đến từ khả năng lấy nét tự động nhận diện chủ thể tuyệt vời. Việc chụp ảnh người, động vật hay xe cộ giờ đã dễ dàng hơn. Phiên bản của Canon kết hợp được độ tin cậy với tính dễ sử dụng và thực sự ấn tượng khi thấy một hệ thống AF có khả năng như vậy ở mức giá này.

Tuy là vậy, có 1 vấn đề nghiêm trọng: lens. Những chiếc lens RF-S APS-C native hoàn toàn gây thất vọng. Hiện tại, lựa chọn thay thế đáng tin cậy duy nhất là RF-S 18-150mm F3.5-6.3 IS STM. Nhưng giá đó bằng khoảng 70% giá bán thân máy ảnh. Không có zoom góc rộng nào để chụp phong cảnh, kiến ​​trúc hoặc vlog.

Và đó là những gì mà Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan