Chọn giả lập film nào của Fujifilm để có bức ảnh ưng ý nhất – Phần 3

16/05/2024

Khi nào nên dùng các công thức giả lập film trên máy ảnh Fujifilm X-Trans III? Có rất nhiều công thức và thật khó để biết được nên dùng loại nào cho từng trường hợp. Bài viết này sẽ giúp bạn! Nếu chưa đọc phần 1, hãy tìm đọc lại trong page nha vì nó khá quan trọng. Và bạn cũng nên tìm đọc cả phần 2.

Như phần 2, tôi cũng giới thiệu 7 công thức cho C1-C7 trong phần Custom Preset. Chúng không có cùng 1 loại white balance vì các dòng X-Trans III (X-Pro2, X100F, X-E3, X-T2, X-T20, X-H1) không thể nhớ được những thay đổi white balance trong C1-C7. Nếu 2 công thức cùng loại white balance nhưng không được điều chỉnh như nhau. Thì khi đổi sang preset khác bạn phải nhớ điều chỉnh lại. Điều này có thể hơi bất tiện, nên giải pháp tốt nhất là lập trình các công thức sử dụng các loại white balance khác nhau và/ hoặc có cùng loại, cách điều chỉnh giống nhau. Trải nghiệm người dùng đã được cải thiện hơn. Nhưng bạn không thể lập trình tất cả công thức mà bạn thích cùng lúc. Đây là 1 nhiệm vụ khó khăn, nhưng tôi sẽ giúp bạn.

Trước tiên,

Nếu bạn dùng máy ảnh Fuji X-T3 hay X-T30, bạn có thể dùng những công thức này bằng cách tắt đi cài đặt Color Chrome Effect. Hoặc nếu bạn dùng dòng X-Trans IV mới hơn (hoặc X-Trans V) bạn có thể dùng các công thức này khi tắt Color Chrome FX Blue, Clarity chỉnh thành 0 và chọn Grain size là Small hoặc Large.

Nào giờ thì cùng Review máy ảnh xem qua các công thức giả lập film nha!

Chọn giả lập film nào của Fujifilm để có bức ảnh ưng ý nhất – Phần 3
Chọn giả lập film nào của Fujifilm để có bức ảnh ưng ý nhất – Phần 3

C1 – Improved Velvia – giờ vàng

Fujifilm X-H1 - Improved Velvia
Fujifilm X-H1 – Improved Velvia

Đối với ảnh bình minh hoặc hoàng hôn, công thức giả lập film này là 1 trong những công thức xịn nhất. Thật tuyệt là bạn có thể dùng nó vào cả ngày lẫn đêm khi bạn có màu sắc lộng lẫy. Rất linh hoạt. Nhưng màu sắc đặc biệt đẹp vào giờ vàng, vào lúc mặt trời ở đường chân trời. Loại white balance là Auto. Nếu không quan tâm đến loại white balance thì đây vẫ là sự lựa chọn của tôi.

Những công thức giả lập film Fujifilm khác dùng trong giờ vàng:

  • Velvia
  • Kodak Ektachrome 100SW
  • Kodak Portra 400
  • Kodak Ektar 100

C2 – Kodak Gold 200 – giữa trưa

Ảnh chụp trên Fujifilm X-T30 - giả lập film Kodak Gold 200
Ảnh chụp trên Fujifilm X-T30 – giả lập film Kodak Gold 200

Giữa ngày là thời điểm bên ngoài có nhiều ánh sáng, kéo dài cho tới khi mặt trời xuống đường chân trời. Đây là khoảng thời gian tôi khuyên dùng giả lập film Kodak Gold 200. Mặc dù đây là công thức trên X-T3/X-T30. Nó vẫn tương thích với máy ảnh X-Trans III. Bạn nên chụp trong điều kiện ánh sáng mặt trời và dùng để chụp ảnh chân dung và phong cảnh. Nếu bạn lập trình nó cho máy ảnh, bạn sẽ dùng nó rất nhiều. Daylight là loại white balance của nó.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các loại khác:

  • Kodachrome II
  • Dramatic Classic Chrome
  • Everyday Astia
  • Kodak Ultramax

C3 – Ektachrome E100GX – Ngày nhiều mây, u ám

Fujifilm X-T30 - Ektachrome E100GX
Fujifilm X-T30 – Ektachrome E100GX

Nếu trời mưa hay u ám thì đây là lúc bạn nên thử dùng Ektachrome E100GX. Loại giả lập này cũng được dùng khi trời có nắng, khá linh hoạt. Công thức này dùng loại white balance Fluorescent 2. Nếu như không phải nghĩ về loại white balance thì có lẽ tôi sẽ chọn Fujicolor Superia 800.

Các loại giả lập film tương tự:

  • Fujicolor Superia 800
  • Fujicolor Pro 160NS
  • PRO Neg. Hi
  • Kodak GT 800-5

C4 – Color Negative – Chụp trong nhà

Ảnh chụp trên Fujifilm X-T30 - Giả lập film Color Negative
Ảnh chụp trên Fujifilm X-T30 – Giả lập film Color Negative

Đối với việc chụp ảnh trong nhà với ánh sáng tự nhiên, thì Color Negative vốn được dùng cho X-T3/X-T30 vẫn có thể dùng được trên các máy ảnh X-Trans III khác. Nó dùng loại white balance Fluorescent 1. Nếu không phụ thuộc vào loại white balance thì tôi sẽ chọn Agfa Optima 200.

Bạn có thể tham khảo thêm các lựa chọn khác thay thế:

  • Agfa Optima 200
  • Fujicolor Pro 400H
  • “Eterna”
  • Eterna

C5 – Fujicolor NPL 160 Tungsten – Chụp ban đêm

Giả lập film Fujicolor NPL160 Tungsten chụp trên máy ảnh Fujifilm X-H1
Giả lập film Fujicolor NPL160 Tungsten chụp trên máy ảnh Fujifilm X-H1

Đối với các điều kiện chụp ban đêm hoặc ánh sáng nhân tạo trong nhà, hãy thử dùng công thức này. Đặc biệt là vào “giờ xanh”, khi mặt trời ở dưới đường chân trời. Công thức sử dụng loại white balance Fluorescent 3. Và nếu bạn không bận tâm tới white balance thì có thể xem qua lựa chọn thứ hai, CineStill 800T

Những công thức khác dùng thay thế cho Fujicolor NPL160

  • CineStill 800T
  • Classic Chrome
  • Melancholy Blue
  • Cine Teal

C6 – Xpro

Giả lập film Xpro trên máy ảnh X-H1
Giả lập film Xpro trên máy ảnh X-H1

Không có nhiều lựa chọn để thay thế, nhưng công thức Xpro là một công thức tuyệt vời. Nó tạo ra tính thẩm mỹ cho các quá trình. Sử dụng loại white balance Kelvin, nếu không quan tâm đến vấn đề này, thì Cross Process cũng tạo hiệu ứng khá giống.

1 số lựa chọn thay thế:

  • Cross Process
  • Vintage Kodachrome
  • Vintage Kodacolor
  • Vintage Agfacolor

C7 – Analog Monochrome – Ảnh trắng đen

Hình ảnh sử dụng giả lập film Analog Monochrome trên máy X-H1
Hình ảnh sử dụng giả lập film Analog Monochrome trên máy X-H1

Cuối cùng là ảnh trắng đen. Ở phần này giả lập film tôi muốn nói tới là Analog Monochrome. Đây là hiệu ứng có thể dùng trong hầu hết các tình huống. Nó dùng loại white balance Incandescent. Bạn cũng có thể thử qua những công thức khác bên dưới.

Các lựa chọn thay thế cho ảnh trắng đen:

  • Acros
  • Agfa Scala
  • Ilford HP5 Plus
  • Kodak Tri-X Push Process

Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan