Chọn giả lập film nào của Fujifilm để có tấm ảnh ưng ý nhất – Phần 1

09/05/2024

Trong phần 1 này sẽ nói về các giả lập film trên Fujifilm X-Pro3, X100V, X-T4, X-S10, X-E4, X-T30 II + X-Trans V

Tôi thường hay được hỏi là nên dùng công thức giả lập film nào của Fujifilm. Với hơn 250 công thức từ app Fuji X Weekly, thật khó để biết khi nào nên áp dụng mỗi công thức đó. Bên cạnh đó, bạn chỉ có các preset tùy chỉnh C1-C7 trên máy ảnh. Vậy bạn nên lập trình 7 công thức nào trên máy ảnh? Và khi nào nên chọn chúng?

Tuy nhiên vấn đề là câu trả lời sẽ mang tính chủ quan cao. Nhiều khi tôi thích công thức này, nhưng bạn lại không. Không có câu trả lời nào đúng hay sai, chỉ là cái nào bạn thấy hiệu quả hay không. Chỉ có bạn mới trả lời được câu hỏi đó. Và bạn cần phải thử những công thức để biết được. Còn tôi sẽ giúp bạn đưa ra lời khuyên có ích.

Vậy nên,

Tôi sẽ gợi ý 7 công thức giả lập film để bạn lập trình cho máy ảnh Fujifilm và khi nào cần dùng nó. Bởi vì các công thức này nhìn chung rất cụ thể, tôi sẽ làm 1 series về các mẫu máy Fuji. Những công thức này sẽ được dùng cho máy X-trans V và các mẫu GFX mới hơn.

Nào cùng Review máy ảnh tìm hiểu thêm nhé!

Chọn giả lập film nào của Fujifilm để có tấm ảnh ưng ý nhất - Phần 1
Chọn giả lập film nào của Fujifilm để có tấm ảnh ưng ý nhất – Phần 1

C1 – Kodak Portra 400 v2 – giờ vàng

Fujifilm X-E4 - giả lập film Kodak Portra 400 v2
Fujifilm X-E4 – giả lập film Kodak Portra 400 v2

Kodak Portra 400 v2 là công thức tuyệt vời khi chụp ảnh vào lúc có ánh mặt trời. Và như cái tên của nó đã gợi ý. Đây là công thức dùng cho nhiếp ảnh chân dung. Nhưng tôi gợi ý bạn nên chụp nó vào khoảnh khắc “giờ vàng” gần hoàng hôn hoặc bình minh. Đây thật sự có thể là công thức nên dùng. Đó là lý do tôi đặt nó ở vị trí C1. Khi mặt trời xuống thấp hơn đường chân trời, hãy dùng nó. Công thức này được tôi dùng thường xuyên.

Những bộ lọc khác thay thế cho Kodak Portra 400 v2:

  • Positive Film
  • Fujicolor Pro 400H
  • Pacific Blues
  • Retro Gold
  • Kodak Portra 800 v2

C2 – Kodachrome 64 – giữa trưa

Fujifilm X-E4 - Kodachrome 64
Fujifilm X-E4 – Kodachrome 64

Đây là 1 công thức khác có thể dùng cả ngày. Tôi gợi ý bạn nên dùng nó vào ban ngày. Rõ ràng nó cũng có thể được dùng khi mặt trời buông xuống. Nhưng tôi nghĩ đây là 1 trong những tùy chọn tốt nhất khi mặt trời không quá thấp. Từ giữa buổi sáng cho tới giữa trưa. Tôi gần như luôn lập trình công thức này cho máy ảnh.

Bạn có thể lập trình các công thức khác thay thế như:

  • Bright Kodak
  • Fujicolor Natura 1600
  • Vintage Color
  • Nostalgia Color
  • Kodachrome II

C3 – Kodak High Definition Plus 200 – chụp khi tiết trời u ám

Ảnh chụp bằng Fujifilm X-E4, giả lập film Kodak High Definition Plus 200
Ảnh chụp bằng Fujifilm X-E4, giả lập film Kodak High Definition Plus 200

Nếu trời mây u ám dày đặc và mưa, thì công thức này là lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể dùng công thức này chụp vào ban ngày, thậm chí là vào giờ vàng. Nhưng hãy thử nó vào những ngày u ám buồn tẻ. Tôi nghĩ bạn sẽ thực sự đánh giá cao màu sắc của nó trong hoàn cảnh này.

1 số công thức thay thế cho thời tiết âm u:

  • Elite Chrome 200
  • Reggie’s Portra
  • Kodak Max 800
  • Old Kodak
  • Kodak Brilliance

C4 – Kodak Ultramax 400 – Chụp trong nhà

Máy ảnh Fujifilm X100V - Kodak Ultramax 400
Máy ảnh Fujifilm X100V – Kodak Ultramax 400

Để có ánh sáng tự nhiên trong nhà, sự lựa chọn hàng đầu của tôi chính là Kodak Ultramax 400. Công thức toàn năng này có thể được dùng trong bất kể khi nào vào ban ngày. Ảnh cho ra rất xuất sắc. Nhưng tôi vẫn khuyên bạn nên chụp dưới ánh sáng tự nhiên trong nhà. Đối với hình ảnh trong nhà có ánh sáng từ đèn, hãy dùng công thức cho buổi tối bên dưới.

Ngoài Kodak Ultramax 400, hãy thử dùng các công thức sau đây:

  • Color Negative 400
  • Classic Negative
  • Fujicolor Negative
  • Fujicolor C200
  • Fujicolor Superia 1600

C5 – Serr’s 500T – Chụp ban đêm

Áp dụng giả lập film Serr's 500T trên Fujifilm X100V
Áp dụng giả lập film Serr’s 500T trên Fujifilm X100V

Nếu trời tối, tôi thường chụp ảnh ánh đèn và đêm tối bằng công thức Serr’s 500T. Bộ lọc này có màu xanh dương khá nhiều. Nên đây không phải lựa chọn phù hợp vào ban ngày. Bạn có thể dùng công thức này để chụp ảnh vào lúc hoàng hôn đến trước khi bình minh. Ngoài ra có thể thêm vào ánh sáng nhân tạo giúp ảnh trông đẹp hơn.

Các công thức thay thế khác:

  • Ektachrome 320T
  • CineStill 800T
  • Pushed CineStill 800T
  • Pure Negative
  • Fujicolor Super HG v2

C6 – Xpro ’62

Ảnh chụp trên Fujifilm X100V - Xpro'62
Ảnh chụp trên Fujifilm X100V – Xpro’62

Khi cần công thức thay thế, thì đây là một lựa chọn thú vị cho những kết quả đặc biệt hơn—Xpro ’62. Hãy dùng bất cứ lúc nào, cả ngày lẫn đêm. Vì trải nghiệm sẽ rất thú vị, cứ thử đi nhé!

Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo thêm:

  • Expired Slide
  • Expired Slide v2
  • Bleach Bypass
  • Pulled Fujicolor Superia
  • Faded Negative

C7 – Kodak Tri-X 400 – Ảnh trắng đen

Kodak Tri-X 400 trên Fujifilm X100V
Kodak Tri-X 400 trên Fujifilm X100V

Chẳng có gì ngạc nhiên khi công thức này nằm trong danh sách hàng đầu được nhắc tới khi chụp ảnh đơn sắc. Nó không phải là công thức nổi tiếng nhất trên Fuji X Weekly. Nhưng lại là công thức cho ảnh trắng đen nổi tiếng nhất.

1 số công thức thay thế khác:

  • Ilford HP5 Plus 400
  • Moody Monochrome
  • Monochrome Negative
  • Kodak T-Max 400
  • Ilford Pan F Plus 50

Bạn sẽ có rất nhiều lựa chọn vì tôi vừa gợi ý 42 giả lập film khác nhau trên Fujifilm. Và có nhiều công thức tôi chỉ liệt kê ra mà thôi. Những công thức khác không có trong danh sách không có nghĩa là nó không tốt. Tuy nhiên tôi cảm thấy đây là những công thức tốt. Tin rằng các công thức C1-C7 và cả những lựa chọn thay thế đều đẹp như vậy.

Đừng bỏ lỡ những công thức khác nằm ngoài danh sách này. Bạn không thể biết được nó như thế nào trừ khi bạn thử nó. Xin nhắc nhở rằng đây hoàn toàn là ý kiến chủ quan. Và bạn có thể không thích bất kỳ đề xuất nào của tôi mà thay vào đó có bảy đề xuất mà tôi không đề cập đến dưới dạng cài đặt trước tùy chỉnh C1-C7 của bạn.

Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan

So sánh máy ảnh Sony ZV1 và A7C

So sánh máy ảnh Sony ZV1 và A7C

Bài viết này sẽ so sánh trực tiếp chiếc máy ảnh Sony ZV1 với Sony A7C. Hai chiếc máy tưởng như vô cùng khác biệt nhưng đều hướng đến người dùng tượng tự. ZV1 là chiếc máy ảnh compact lens cố định với độ zoom tương đương 24-70 và cảm biến 1 inch dưới 20 triệu. Còn A7C...

So sánh máy ảnh Sony ZV1 và A7C

So sánh máy ảnh Sony ZV1 và A7C

Bài viết này sẽ so sánh trực tiếp chiếc máy ảnh Sony ZV1 với Sony A7C. Hai chiếc máy tưởng như vô cùng khác biệt nhưng đều hướng đến người dùng tượng tự. ZV1 là chiếc máy ảnh compact lens cố định với độ zoom tương đương 24-70 và cảm biến 1 inch dưới 20 triệu. Còn A7C...