[Review] Fujifilm mirrorless X-T2

20/06/2023

Fujifilm mirrorless X-T2 có cùng phân khúc với X-Pro2, hãng tin rằng hiện giờ họ đã cung cấp được 2 lựa chọn cho dân nhiếp ảnh. Thiết kế dạng máy ảnh quang trắc của X-Pro2 ít gây khó chịu và phù hợp với các loại prime lens. Trong khi X-T2 trông giống thiết kế SLR hơn dành cho các loại lens zoom nhanh trong phân khúc đang phát triển của hãng. Cùng Review máy ảnh tìm hiểu nhé!

Fujifilm mirrorless X-T2 trông giống thiết kế SLR hơn dành cho các loại lens zoom nhanh trong phân khúc đang phát triển của hãng.
Fujifilm mirrorless X-T2 trông giống thiết kế SLR hơn dành cho các loại lens zoom nhanh trong phân khúc đang phát triển của hãng.

Tính năng

Không quá ngạc nhiên khi X-T2 dùng cảm biến 24.3MP APS-C X-Trans II CMOS giống như đã thấy trên X-Pro2. Với bộ lọc thông minh được thiết kế để thu được nhiều chi tiết hơn so với các mẫu thông thường. Nó đã mang đến những bộ ảnh ấn tượng trên X-Pro2. Đồng thời cảm biến này cũng được nâng cấp từ loại 16.3MP trên X-T1.

Phạm vi độ nhạy có thông số khiêm tốn 200-12800, nhưng có thể mở rộng lên đến 100-51200. Không giống như X-T1, bạn không cần phải chụp ở dạng JPEG mà vẫn có thể chụp bằng tệp raw. Kính ngắm điện tử trên X-T2 cũng đánh chú ý. Tuy vẫn giữ nguyên 2.36 triệu điểm OLED cùng độ thu phóng 0.77x như trên X-T1, nó vẫn có nhiều cải tiến mới hơn hẳn dòng trước.

Độ sáng nhân đôi, có tính năng tự động cân bằng sáng. Nó cho tốc độ khung hình cơ bản cao hơn ở mức 60fps. Hiện giờ có thêm chế độ tăng tốc lên đến 100fps nhằm đảm bảo dù đối tượng di chuyển nhanh vẫn được trình chiếu 1 cách mượt mà. Tuy vậy vẫn có hạn chế ở tốc độ refresh và sẽ tốn nhiều pin hơn.

Bên cạnh kính ngắm,

Màn hình sau đã được cải tiến, dù nhìn qua có khá ít thay đổi. Màn hình 3inch giữ nguyên 1.04 triệu điểm phân giải cho người mới bắt đầu. Sẽ thật tuyệt nếu nó tăng lên 1.62 triệu điểm để ngang bằng với X-Pro2. Nhưng màn hình khớp nối vẫn có 1 điểm thông minh khác. Với thiết kế khớp nối kép mới giúp bạn có thể kéo màn hình ra ngoài. Thậm chí có thể kéo màn hình ra khỏi thân máy khi nghiêng máy ảnh sang một bên.

Fujifilm đã loại bỏ màn hình cảm ứng trên mirrorless X-T2. Họ nói rằng người dùng không còn thích tính năng này trên X-Series nữa. Tuy vậy, 1 số người lại thấy đó là điều không cần thiết. X-T2 là chiếc máy ảnh đầu tiên thuộc X Series quay video 4K UHD. Máy cung cấp tốc độ bit 100Mbps ở mức 30, 25, 24fps. Thời gian quay clip lên đến 10 phút nếu bạn có dùng pin cầm tay VPBC-XT2 để kéo dài lên 29p59s. Đồng thời có cổng HDMI, điều chỉnh và giám sát âm thanh cũng như có ổ cắm micro 3.5mm trên thân máy.

Ngoài ra,

Pin cầm tay VPB-XT2 chứa 2 cục pin và cung cấp các lợi ích đề cập ở trên. Nó còn cải thiện hiệu suất chụp liên tiếp của X-T2 từ 8fps lên 11fps. Fujifilm tuyên bố rằng với hai viên pin được sạc đầy, bạn sẽ chụp được 1.000 bức ảnh. Và đừng quên là còn 1 viên pin khác được giấu trong máy ảnh.

Máy ảnh này có 2 khe thẻ SD kép ở mặt bên. Chúng dùng được cho cả thẻ SDHC và SDXC và các loại thẻ cũ hơn, Hơn nữa, không như X-Pro2, cả hai đều tương thích với UHS-II, giúp chúng có vị trí ngang nhau từ góc nhìn đến hiệu suất.

Màn hình 3inch giữ nguyên 1.04 triệu điểm phân giải cho người mới bắt đầu
Màn hình 3inch giữ nguyên 1.04 triệu điểm phân giải cho người mới bắt đầu

Lắp đặt và bộ xử lý

Thay vì chọn 1 thiết kế hoàn toàn mới trong dòng máy thế hệ 2, hãng đã chọn X-T1 như 1 chiếc máy khởi điểm. Sau đó tinh chỉnh và điều chỉnh lại các yếu tố của thiết kế đó. Hãng hứa hẹn cho ra 1 chiếc máy đẹp đẽ hơn. Thân máy làm bằng hợp kim magie, tạo sự chắc chắn và ổn định khi cầm. Thân máy chống chịu thời tiết ở 63 điểm bảo vệ máy khỏi bụi và độ ẩm. Vậy nên khi dùng cùng với các lens Fujinon có chỉ số WR (weather-resitant) cao thì máy sẽ được bảo vệ khỏi các yếu tố trên.

Hộp số ISO và màn trập cao hơn 1 chút so với X-T1. Các khóa số gây tranh cãi trên X-T1 đã được điều chỉnh. Chúng giúp bạn có thể chuyển đổi từng cài đặt mà không cần nhả khóa. Đây chắn chắn là 1 cải tiến đáng hoan nghênh. Nó làm giảm sự khó chịu khi phải thay đổi nhanh các cài đặt khi bắt đầu ngắm ảnh. Dù có hơi khó khi cài đặt ISO như thế này. Nó sẽ tuyệt hơn nếu có nút chức năng để điều chỉnh ISO nhanh chóng.

Hơn nữa,

Hộp số bù sáng đã được tinh chỉnh. Cũng như cung cấp các điều chỉnh vật lý lên tới ±3EV với gia số 1/3. Vị trí C dùng để cài đặt bù lên tới ±5EV dùng hộp lệnh phía trước của máy. Tính năng này rất hiệu quả. Cho dù bạn có dùng hộp lệnh để cài khẩu độ, thì bạn chỉ cần nhấn vào để chuyển qua điều chỉnh bù phơi sáng.

X-T2 không có nút video chuyên dụng. Thay vào đó có cài đặt giữa các chế độ ổ đĩa. Có người cho rằng thay vì chỉ dùng máy để quay video ngắn, thì hãng muốn ta xem video dưới các chế độ tinh xảo, chuyên dụng hơn trên máy này.

Fujifilm cũng có nút 4 hướng như trên Fujifilm mirrorless X-Pro2. Máy chiếm ưu thế từ cần gạt lấy nét đa hướng ở chỗ đặt ngón cái. Điều này khiến quá trình lấy nét nhanh hơn nhiều. Mức độ tùy biến cũng khá ấn tượng. Nó cho phép bạn điều chỉnh theo phong cách chụp cụ thể của mình. Ngoài 4 nút điều hướng, có thêm nút AE-L và AF-L. Mỗi nút cho phép bạn gán nhiều cài đặt trên menu máy.

Những thay đổi nhỏ

Chúng bao gồm góc mắt lớn hơn để chụp trên kính ngắm thoải mái hơn, khóa trên cả nắp thẻ và ngăn chứa pin. Còn có 1 tay cầm mở trông và chỗ để ngón cái phía sau.

Thêm 2 điểm khiến X-T2 thoải mái hơn khi cầm là tổng quan máy đẹp hơn X-T1. 1 chiếc máy tốt để mang theo chụp hình. Có thêm báng cầm giúp nâng cao trải nghiệm dù nó khiến kích thước máy lơn hơn.

Autofocus (AF)

1 trong những chướng ngại mà nhiều máy mirrorless phải vượt qua là các nghi ngờ về hiệu suất. Đây không phải vấn đề với đối tượng tĩnh. Nhưng cái chính là nó luôn gặp vấn đề khi chụp đối tượng đang di chuyển. Mirrorless không thể bắt kịp tốc độ và chi tiết của hệ thống DSLR cao cấp.

Hệ thống mới trên X-T2 không chỉ cải thiện hiệu suất AF cơ bản trên X-T1. Nó còn tạo bước tiến lớn khi lấy nét liên tục và theo dõi chủ thể. Hệ thống hybrid AF dùng cả điểm nhận diện theo pha và điểm nhận diện tương phản. Chúng lên đến 169 điểm pha trong khổ vuông (13×13) được sắp xếp ở trung tâm, được bổ sung bởi 2 lưới 6×13 điểm phát hiện độ tương phản ở bất kỳ kích thước nào. Tổng cộng chúng cung cấp 325 điểm lấy nét trên 1 vùng lớn khung hình.

Tuy nhiên,

Đối với điểm đơn AF, Zone hay Wide/Tracking thì nó giảm còn 91 điểm. Lúc này phần lưới trung tầm còn 7×7 điểm nhận diện pha. Còn các góc ảnh được xử lý bằng 2 lưới 3×7 điểm nhận diện tương phản. Người dùng cũng có thể hoán đổi cách sắp xếp này để lấy 1 điểm AF nếu muốn.

Fujifilm đã tu bổ về thuật toán AF để tăng độ chính xác. Đồng thời cũng cho phép bạn tinh chỉnh phản ứng của máy đối với sự chuyển động của chủ thể trong khung hình, tốc độ chủ thể, nơi máy sẽ lấy nét.

Fujifilm mirrorless X-T2 cho phép bạn tinh chỉnh phản ứng của máy đối với sự chuyển động của chủ thể trong khung hình, tốc độ chủ thể, nơi máy sẽ lấy nét.
Fujifilm mirrorless X-T2 cho phép bạn tinh chỉnh phản ứng của máy đối với sự chuyển động của chủ thể trong khung hình, tốc độ chủ thể, nơi máy sẽ lấy nét.

3 tham số trên là Tracking Sensitivity, Speed Tracking Sensitivity, Zone Area Switching. Tracking Sensitivity cho biết thời gian máy ảnh chờ trước khi chuyển đổi lấy nét. Speed Tracking Sensitivity xác định độ nhạy mà hệ thống theo dõi đối với tốc độ chủ thể. Zone Area Switching thường hướng về trung tâm, tự động và ở phía trước. Còn có 5 preset và cài đặt tùy biến giúp bạn tự chỉnh sửa 3 tham số trên.

Hiệu suất

Hệ thống đo sáng 256 vùng TTL không đổi thể hiện rất tốt. Đặc biệt trong các cảnh có tương phản cao và có xu hướng bị quá sáng. Đó không phải là vấn đề vì độ sáng có thể được khắc phục sau đó. Khi dùng AF nhận diện khuôn mặt thì máy đo sáng sẽ dễ bị quá sáng để ảnh có kết quả đẹp hơn. Tuy vậy, bạn vẫn có thể thấy độ phơi sáng trong real-time trên EVF. Bạn có thể dễ dàng chuyển đổi đĩa lệnh bù phơi sáng, đặc biệt nếu đặt nó thành ‘C’ và điều chỉnh qua đĩa lệnh phía trước.

Kính ngắm làm khug hình trở nên sáng và đẹp khi dùng. Tốc độ làm mới mang đến sự hiển thị sạch sẽ khó tin với nhiều thông tin chụp có sẵn. Sự kết hợp cùng với màn hình nghiêng phía sau làm hài lòng người chụp. Màn hình bản lề kép mang lại lợi ích khi chụp ảnh định dạng dọc từ các góc thấp.

Thêm vào đó,

White balance phản ứng tốt trong nhiều môi trường. Ngoại trừ 1 vài vấn đề khi máy gặp phải ánh sáng ban ngày và ánh sáng nóng cùng lúc, nó sẽ cho ra ảnh quá ấm. Có nhiều preset để chọn dù cài đặt auto có thể được chỉnh lại theo ý thích.

Tệp raw cho ảnh rất thõa mãn. Còn JPEG có cài đặt xuất sắc của các chế độ mô phỏng film khi bấm vào. Provia/Standard là tùy chọn mặc định và phù hợp với chụp hình tổng thể. Velvia cũng khác giống nhưng được tăng bão hòa. Còn Acros là filter tạo ảnh đẹp với những người thích chụp ảnh trắng đen. Mặc dù khó có thể đánh bại chiều sâu của tệp raw được xử lý. Nhưng hãy chọn chế độ mô phỏng film phù hợp với sự kết hợp màu sắc, độ sắc nét và độ tương phản độc đáo của chúng. Bạn có thể nhận được ảnh đầu ra tốt mà không cần phải mất nhiều thời gian để xử lý hình ảnh hậu kỳ.

Ảnh chụp trên mirrorless X-T2 của Fujifilm
Ảnh chụp trên mirrorless X-T2 của Fujifilm

Chụp liên tục

Tốc độ chụp liên tục là 8fps. Nếu dùng SDHC UHS-II, bạn có thể chụp liên tục 27 ảnh raw không nén trước khi bộ đệm cần thời gian để xem qua data. Khi bạn chụp tệp JPEG, bạn sẽ có 81 ảnh trước khi nó chậm lại.

Khi dùng pin cầm tay bổ sung, tốc độ chụp liên tục tăng lên 11fps. Và nó có thể chụp cùng lượng ảnh raw như trước nhưng có tốc độ nhanh hơn. Nếu bạn chọn màn trập điện tử thay vì màn trập cơ, tốc độ chụp sẽ tăng 14fps mà không cần dùng báng cầm. Nó sẽ ghi lại được 24 tệp raw không nén trước khi chậm lại.

Chất lượng hình ảnh

Cảm biến 24.3MP CMOS X-Trans của Fujifilm trên mirrorless X-T2 xuất sắc trong việc giữ lại chi tiết trên phạm vi độ nhạy. Nó càng đặc biệt hơn khi so với các đối thủ khác có độ phân giải tương tự.

Dù có các khoảng độ nhạy ít hơn nhưng máy vẫn hoạt động tốt. Ảnh ở đầu thấp hơn của dải ISO cho kết quả rõ ràng. Bạn sẽ phải nhìn thật kỹ để tìm các chỗ nhiễu sáng, nơi các khối màu có thể xuất hiện. Chi khi ISO trên 3200 thì nhiễu sáng mới lấn át ảnh. Ngay ở mức ISO12800, bạn vẫn có thể giảm nhiễu khi xử lý hậu kỳ để ảnh đỡ hơn.

Cảm biến 24.3MP CMOS X-Trans của Fujifilm trên mirrorless X-T2 xuất sắc trong việc giữ lại chi tiết trên phạm vi độ nhạy.
Cảm biến 24.3MP CMOS X-Trans của Fujifilm trên mirrorless X-T2 xuất sắc trong việc giữ lại chi tiết trên phạm vi độ nhạy.

Dải động vẫn rất tốt ở độ nhạy thấp hơn, cung cấp nhiều sự linh hoạt để khôi phục chi tiết trong ảnh raw trong hậu kỳ. Ở các cài đặt ISO cao hơn trên ISO1.600, tính năng giảm nhẹ đi. Tuy nhiên vẫn ở mức chấp nhận được cho đến ISO25.600.

Kết luận

Bản gốc của Fujfilm mirrorless X-T1 được nhiều người yêu thích. Thật dễ hiểu nếu bạn tính đến các yếu tố tuyệt vời của nó. Chúng có kích thước nhỏ gọn, điều khiển bằng xúc giác, thân máy chắc và ảnh đẹp. Dù vậy, X-T1 vẫn không quá hoàn hảo. Hiệu suất AF, chế độ liên tục là trở ngại lớn của máy. Chúng cản trở rất nhiều người dùng tiềm năng chuyển từ máy DSLR qua.

Nhưng giờ thì X-T2 đã thay đổi tất cả điều đó. Fujifilm đã duy trì và điều chỉnh các đặc điểm xử lý trên mirrorless X-T2. Hãng còn bổ sung màn hình bản lề kép phía sau. Ngoài ra, hiệu suất AF được xem như 1 bước nhảy vọt của Fujifilm lên dòng máy mirrorless của họ.

Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan