Tôi thừa nhận là mình bị quyến rũ bởi các dòng máy digital định dạng trung bình vì độ phân giải và vẻ ngoài của nó. Tôi đã dùng nó được 2 năm. Liệu Fujifilm mirrorless GFX 100S có đáng mua không? Có nên bỏ hơn $10,000 để mua 1 bộ máy ảnh digital? Để chụp ảnh cưới và ảnh chân dung, tôi đã dùng nó từ sớm kể từ khi nó phát hành. Tôi nghĩ nó sẽ mang lại ít nhất 1 tính năng tốt ở định dạng mà tôi thích. Hãy cùng Review máy ảnh tìm hiểu ưu và khuyết của việc dùng máy để chụp ảnh cưới, chân dung hay các sự kiện.
Tuy hệ thống Fujifilm GFX không hoàn hảo nhưng nó cũng không gây thất vọng. Nó không nhiệm màu như Maniya RZ và kit film 110mm. GFX có vẻ ngoài và chất lượng ảnh riêng biệt, cho ra ảnh vô cùng đáng kinh ngạc.
Ưu điểm của máy khi chụp ảnh cưới, chân dung
Chất lượng hình ảnh
Có lý do để chọn máy ảnh này. Không quá gây bất ngờ, 100 megapixels là thông số quá mức cần thiết, trừ khi không phải vậy. Chất lượng hình ảnh không phải là nội dung bức ảnh. Không gì tệ hơn 1 bức ảnh sắc nét lại có 1 ý tưởng nhạt nhòa.
Khi tôi chụp ảnh chân dung gia đình, tiệc cưới, … tôi thường in thành ảnh treo tường kích cỡ 4-6 feet. Vì vậy GFX 100S với 100 megapixels cho ra những ảnh đẹp mà những máy khác không làm được. Tuy nhiên, chất lượng ảnh của cả hai sẽ khó nhận ra nếu không được so sánh song song. Theo kinh nghiệm của tôi, khách hàng sẽ không thích ảnh in ra từ máy độ phân giải thấp. Hầu hết người xem đều đắm mình vào ảnh in lớn có nhiều chi tiết mà độ phân giải cao cung cấp. Không phải mỗi ảnh đều như vậy, nhưng ảnh có gương mặt hoặc với các mặt nhỏ hơn ảnh tổng thể, sẽ có sự khác biệt lớn.
Phong cách chụp ảnh khác biệt
1 trong những thay đổi lớn nhất về suy nghĩ mà tôi đã làm với chiếc máy này là chụp ảnh với khoảng trống để cắt ảnh tốt hơn là lắp đầy toàn khung hình. Dù bạn phải cắt giảm 50% độ pixel, bạn vẫn sẽ có 50 megapixels để tạo ảnh. Điều này thực sự đã thay đổi suy nghĩ của tôi. Bạn cần cột canh thẳng hay chụp siêu toàn cảnh? Mọi chuyện đều thật dễ dàng. Việc chừa lại khoảng trống để cắt ảnh sáng tạo là 1 ý tưởng hiệu quả. Tệp raw 100 megapixels rất linh hoạt và sắc nét mà nó có thể thật sự mở rộng sự sáng tạo trong cả việc đóng khung hình và hậu kỳ.
Bố cục hình ảnh dễ dàng hơn
Tôi cố gắng giới hạn số lần chỉnh sửa mà tôi thực hiện qua việc bố cục ảnh vì nó có thể làm giảm lại tiến trình làm việc của mình. Nhưng đối với mỗi dự án, gần đây có nhiều ảnh mà tôi cần ghép ảnh vì có điều gì đó ngoài tầm kiểm soát. Hoặc nhiều khi tôi muốn tạo ra thứ gì đó mà tôi đã lên kế hoạch bằng cách chụp các khung hỗ trợ và kết hợp chúng trong quá trình hậu kỳ.
Khi có quá nhiều chi tiết để thực hiện khi lựa chọn, tôi có thể đổi và làm cong pixel cho phù hợp và vẫn bố cục ảnh tuyệt vời để không làm hỏng ảnh. Độ phân giải mirrorless GFX 100S nhà Fujifilm có thể được thu nhỏ trên khung hình cơ bản hoặc ảnh hỗ trợ để giúp mọi thứ khớp với nhau 1 cách liền mạch hơn.
Tỷ lệ khung hình
Fujifilm mirrorless GFX khác với các máy ảnh fullframe 35mm về việc chụp ảnh tỷ lệ 4:3. Tỷ lệ khung hình 3:2 đến từ tất cả các máy ảnh fullframe dài hơn và toàn cảnh hơn từ máy GFX. Nó trông gần giống hình vuông. Sự khác biệt đó dẫn đến bố cục và sử dụng chỗ trống khác nhau. Cũng giống như lần đầu tiên tôi cầm chiếc Hasselblad 6×6 và bắt đầu học cách nhìn theo hình vuông. Sự thay đổi sẽ khiến bạn suy nghĩ và nhìn nhận khác đi. Có người thích, cũng có người không. Nhưng đây là điều bạn cần biết về định dạng trung bình và Micro 4/3 đều có tỷ lệ khung hình 4:3.
Thật vậy,
Độ phân giải hình ảnh, tính năng cắt và in ảnh, chỉnh sửa là các lý do chính mà mọi người thích GFX. Máy có tất cả các tính năng hiện đại như IBIS, Wifi, màn hình nghiêng, … Nhưng hầu hết chúng đều được tìm thấy trên những máy ảnh hiện nay. Điều khiến nó đặc biệt là về cảm biến.
Khuyết điểm của hệ thống Fujifilm GFX
Tốc độ đồng bộ hóa
Tốc độ đồng bộ hóa riêng cho đèn flash với GFX 100S là 1/125S. Do đó, bạn mất 1 điểm dừng về tốc độ đồng bộ hóa đèn flash so với nhiều máy ảnh chuyên nghiệp. Đây có thể là vấn đề trong môi trường ánh sáng mạnh hoặc khi chủ thể chuyển động.
Tuy nhiên, tôi hiếm khi thích sử dụng đèn nhấp nháy vào giữa ngày. Và trong các tình huống thiếu sáng, tôi thường có thể thực hiện đồng bộ hóa tốc độ cao (HSS) hoạt động trong tình trạng khẩn cấp. Tôi rất muốn Fujifilm phát triển 1 số lens màn trập lá như những máy khác. Fujifilm mirrorless cho phép đồng bộ hóa hoàn toàn các đèn nháy ở bất kỳ tốc độ cửa trập nào. Đến nay, tôi vẫn chưa thấy bất kỳ điều gì tương tự.
Lấy nét tự động (AF)
Giới hạn thứ hai là lấy nét tự động hoặc C-AF, lấy nét tự động, … Máy GFX 100S có thể theo dõi 1 cặp đôi ở tốc độ bình thường. Nhưng nó sẽ không thực hiện tốt bất kỳ thứ gì di chuyển nhanh hơn hoặc trong ánh sáng yếu. Bạn có thể khắc phục AF bằng cách lấy nét vùng, nhưng sẽ không dễ dàng như trên các máy khác. Việc cố gắng chụp lens 110 mm f/2 ở chế độ mở rộng với đối tượng đang chuyển động sẽ dẫn đến rất nhiều lỗi lấy nét. Chúng rất dễ nhìn thấy khi xem lại với độ phân giải cao như vậy.
Lens
Lens GFX tôi từng dùng có nhiều khả năng cho ra ảnh tuyệt vời hơn bằng cảm biến. Chiếc prime lens 110mm f/2 khá hoàn mỹ khi tạo ra sự khác biệt ấn tượng và độ sắc nét vượt trội với ảnh chân dung.
Với nhưng ai không hoàn toàn thành thạo thông số Fujifilm mirrorless GFX, cảm biến trên máy ảnh lớn hơn hệ thống fullframe 35mm. Nó đưa ra hệ số crop ngược là 0.79x so với fullframe 35mm. Vì vậy, lens GFX cho trường nhìn rộng hơn ở 1 độ dài tiêu cự nhất định và độ sâu trường ảnh ở 1 khẩu độ nhất định sẽ nông hơn khi so sánh với máy 35mm fullframe khi chuẩn hóa trường nhìn.
Cũng cần nhớ là kích cỡ cảm biến này nhỏ hơn 6×4.5cm định dạng film trung bình. Vậy nên nó có kích thước giữa 120 film và 35mm.
Ngoài ra,
Máy ảnh GFX có tỷ lệ ảnh 4:3, còn tiêu chuẩn của máy fullframe là 3:2. Nghĩa là khi cắt và in ảnh, 1 trong 2 tỷ lệ cảm biến sẽ khớp hơn với 1 kích thước in nhất định. Do đó, nó giữ lại nhiều pixel hơn so với tỷ lệ còn lại. Bạn biết khi nào bạn cần một bản in 8×10 và cảm thấy khó chịu vì phần cắt xén không phải cách bạn hay chụp ảnh không? Máy ảnh tỷ lệ 4:3 có thể sẽ khắc phục điều đó, ít nhất là một chút.
Tuy nhiên vẫn tồn tại nhược điểm của hệ thống lens nói chung. Các lens tương đương loại fullframe mà một nhiếp ảnh gia chụp ảnh cưới và chân dung muốn thực sự không tồn tại. Ví dụ, thông số mà nhiếp ảnh gia chụp ảnh cưới thường là 70-200mm f/2.8. Thì thông số phù hợp trong dòng GFX là GFX 100-200mm f/5.6. Thông số trường nhìn và độ sâu trường ảnh tương đương là 79-158mm f/4.4. 1 ví dụ khác là lens 110mm f/2 của tôi. Khi nhân hệ số chuyển đổi sẽ ra 87mm f/1.5. Thông số này ổn nhưng không vượt quá mức có thể bằng fullframe.
Có thể nói rằng,
Nếu Fujifilm cung cấp lens có cùng trường nhìn và khẩu độ tối đa tốt như fullframe, thì cảm biến lớn hơn tạo ra lợi thế. Nhưng hiện nay thông số trên hầu hết các lens rất nhỏ hoặc thua xa full frame.
Nếu bạn muốn đẩy độ sâu trường ảnh nông và thích các ảnh mịn màng và mềm mại, có nhiều lens ngoài có thể thích ứng với GFX. Chúng không quá nhanh nhưng cũng có thêm nhiều đặc điểm cho ảnh. Tôi chợt nhớ đến Mitakon 65mm f/1.4. Nhưng tôi cũng đã thấy nhiều cine lens được dùng để tạo hiệu ứng tuyệt vời.
Bộ nhớ
Dung lượng thẻ nhớ cần thiết để biến ảnh trở thành tệp raw 100 megapixels là rất lớn. Nếu bạn biết là mình không cần nó, thì có vẻ nó khá chiếm dung lượng. Mỗi tệp raw từ Fujifilm mirrorless GFX 100S dao động khoảng 127MB. Nó làm tăng tốc độ trên thẻ SD trên ổ cứng.
Giảm tốc
1 “giới hạn” tích cực cho những ai đang muốn giảm tốc. Chiếc Fujifilm mirrorless này giúp ngón tay nhấn chụp liên tục. Tôi dành nhiều thời gian hơn với GFX và hình ảnh có vẻ có chủ ý hơn 1 chút. Đúng vậy! Bạn có thể tăng tốc và không cần lo lắng về mỗi bức ảnh giá $4-5 như với ảnh film. Tôi thích loại máy có thể làm được như vậy, nhưng tôi không thường dùng nó.
Nếu bạn đang đắn đó về máy Contax, Maniya hay Hasselblad thì chiếc máy ảnh này đáng để thử. Tôi thường chụp khoảng 30-50% ảnh chân dung trong số bộ ảnh bằng GFX.
Liệu máy ảnh GFX có thể là thiết bị duy nhất dùng chụp ảnh cưới của bạn?
Câu trả lời là có. GFX có thể là chiếc máy tuyệt vời cho nhiều nhiếp ảnh gia cưới. Nó sẽ hoàn toàn dựa vào phong cách chụp hình và loại ảnh cưới bạn muốn. Nếu lens bạn thích có sẵn và khả năng AF hiệu quả với bạn. Tôi tự tin là chất lượng hình ảnh sẽ không gây thất vọng.
Tuy nhiên tôi nghĩ điều nay đúng với hầu hết nhiếp ảnh gia. Các ưu và khuyết điểm này giúp tôi sử dụng GFX cùng với các thiết bị khác để có thể tối đa hóa lợi ích của nó. Đồng thời lấp đầy bất kỳ lỗ hổng nào về hiệu suất có thể phát sinh. Vì tôi hiếm khi in ảnh ở kích cỡ thế mạnh của GFX, nên tôi thấy hợp lý khi mang theo cả máy ảnh Fujifilm X Series để dùng và GFX. Cả 2 máy này sẽ khắc phục được bất kỳ hạn chế nào vì X-Series có AF, tốc độ đồng bộ hóa, lens mà GFX không có.
Có nên mua lại máy GFX hay không?
Tuy máy không dành cho tất cả mọi người, nhưng câu trả lời là có. Tôi sẽ dùng lại máy ảnh này. Fujifilm mirrorless GFX chính xác là những thứ tôi tưởng tượng. Nó là 1 chiếc máy hiện đại với chất lượng hình ảnh tối ưu. Tôi có dùng nó để chụp mọi thứ không? Không. Tôi dùng GFX khi nó mang lại hình ảnh và bản in tốt nhất. Thay vì khởi động 1 mẫu máy ảnh, tôi dùng hệ thống kép – thứ không dùng cho tất cả mọi người. Bộ nhớ cơ với thân máy ảnh rất quan trọng. Nhưng với những người muốn 1 công cụ chuyên dụng thì có rất ít thứ phù hợp. Nếu bạn dùng các thiết bị nhà Fuji, sự tương đồng giữa các thân máy sẽ hoạt động tốt.
Tất nhiên, có rất nhiều lựa chọn cho các nhiếp ảnh gia đám cưới. Nhiều lựa chọn dường như thực tế hơn. Vì vậy, hãy sử dụng những gì bạn có. Những gì truyền cảm hứng cho bạn và những gì bạn có thể mua được vì mọi máy ảnh tôi đã sử dụng trong ít nhất 10 năm qua đều có khả năng mang lại kết quả chuyên nghiệp.
Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!