Như những nhiếp ảnh gia Fujifilm khác, 1 trong những nguyên nhân chính mà tôi thích hệ thống dòng X là chất lượng ảnh JPG và giả lập film. Màu sắc và chi tiết đẹp mắt, trông như ảnh thập niên 80. Ý tưởng giả lập film trực tiếp trong máy ảnh rất hoàn hảo.
Nói là vậy, cũng như tôi thích chất lượng JPG tới đâu, thì hầu như là tôi luôn dùng tệp raw để tăng thêm tính linh hoạt cho phần hậu kỳ và để có cái nhìn phong cách hơn. Không có gì đáng ngạc nhiên về phạm vi mà bạn có khi chỉnh sửa trên tệp Raw. Đặc biệt là khi cần khôi phục vùng tối và vùng sáng. Tuy nhiên nó cũng dẫn tới 1 vấn đề lớn của tôi. Đó là bạn sẽ có được những tính năng không giới hạn bằng cách chỉnh sửa các tệp. Nghĩa là công việc sẽ không bao giờ dừng lại.
Bạn có thể có nhiều hình ảnh khác nhau như bạn muốn. Không thể nói rõ là cái nào tốt hơn, nó chỉ khác nhau mà thôi. Việc chọn giữa chúng rất tốn thời gian. Đôi khi tôi dành hơn cả nửa tiếng chỉ để chỉnh tới lui vẻ ngoài của hình ảnh.
Sau 1 thời gian,
Tôi nhận ra là nên hạn chế thời gian chỉnh sửa và chụp ảnh nhiều hơn. Cho nên tôi chọn dùng ảnh JPG. Bắt đầu khám phá các khả năng khác nhau khi dùng các cài đặt giả lập film trong máy và tham khảo các blog về film. Chúng đã giúp tôi tìm được những công thức Fujifilm tuyệt vời được gợi ý từ film cổ điển. Các bạn đã sẵn sàng cùng Review máy ảnh tìm hiểu thêm về chúng chưa?
Màu sắc
Đối với các màu sắc giả lập film của tôi, vài ý tưởng đến từ công thức của Ritchie’s và kết hợp tất cả lại làm 1. Đôi khi tôi thấy các giả lập film của Ritchie là yếu tố xác định lớn nhất trong ảnh JPG là áp dụng tính năng chuyển đổi Auto White Balance. Tôi là fan của tone màu Kodak. Đặc biệt là ảnh film. Vậy nên màu giả lập film của tôi hướng tới màu ấm hơn. Nhưng bạn có thể thay đổi bằng cách đổi đi bộ dịch chuyển WB. Ví dụ, bếu thích tone ảnh film cổ điển, có thể đổi bộ dịch chuyển WB sang -2 Red để cải thiện sắc xanh lá.
Ban đầu tôi tạo nên công thức này khi dùng Fujifilm X-T20. Nhưng từ lúc có X-Pro1 (không có Classic Chrome), và hiện giờ là chiếc X-Pro3 đang dùng cũng có Classic Negative đáng ngạc nhiên. Do đó, tôi đã đổi đi công thức vài lần trong quá trình thực hiên cho hợp với máy ảnh. Tất nhiên chúng không hoàn toàn khớp. Nhưng tin rằng nó sẽ giống nhau về tổng thể.
Khi nhìn bên dưới, bạn sẽ thấy những lần lặp lại công thức ảnh khác nhau của tôi trên từng dòng Fujifilm khác nhau.
X-Trans IV (X-Pro3, X100V, X-T4)
Từ lúc X-Pro3 ra mắt, tôi rất nghi ngờ về những thay đổi trong thiết kế phần cứng. Nhưng đều khiến tôi lập tức hào hứng là những nâng cấp phần mềm cho ảnh JPG. Đặc biệt là giả lập film Classic Negative mới. Tôi lập tức thích nó ngay khi xem ảnh của Jonas Rask. Đúng vậy chính là gu thẩm mỹ của tôi. Không ngạc nhiên, ngay khi tôi mua X-Pro3, tôi đã cài đặt Classic Negative và không thay đổi gì nhiều cho tới giờ.
Lúc đầu tôi chỉ sao chép các cài đặt từ công thức X-trans III của mình bằng Classic Negative thay vì Classic Chrome. Nhưng sau khi dùng 1 thời gian và thử nghiệm với nhiều lựa chọn khác như Color Chrome Effect và FX Blue. Tôi đã chỉnh các cài đặt như bên dưới. 1 tùy chọn mà tôi hơi đắn đo chính là hiệu ứng hạt. Tôi thấy lựa chọn kích cỡ mới có cải thiện nhất định. Nhưng tôi vẫn không thấy nó ổn như cái trên Capture One chứ đừng nói đến film thật sự. Tuy nhiên ít ra tôi vẫn dùng nó để cho ra hình ảnh như bên dưới.
Công thức:
- Film simulation: Classic Negative
- Dynamic Range: DR200
- Auto-WB shift: +4 red, -4 blue
- Highlights: +1
- Shadows: +0
- Color: +3 (có thể chỉnh là +1 nếu muốn ảnh ít bão hòa hơn)
- Noise reduction: -4
- Clarity: 0
- Sharpening: 0
- Grain effect: 0
- Grain size: Large
- Color Chrome FX: off
- Color Chrome Blue: weak
- Exposure compensation (bù phơi sáng): giữa +1/3 và +1
Công thức dành cho X-Trans III (X-T2, X-T20, X-Pro2, X-E3, X100F, X-H1)
Đây là công thức đầu tiên và vẫn chiếm vị trí đặc biệt trong tim tôi. Tôi thích màu ảnh của nó và là cài đặt tôi hiện dùng trên X100F.
- Film simulation: Classic Chrome
- Dynamic Range: DR200
- Auto-WB Shift: +4 Red, -5 Blue
- Highlights: +1
- Shadows: +1
- Color: +3
- Noise reduction: -4
- Sharpening: 0
- Grain effect: Off
- Exposure compensation: giữa +1/3 và +2/3
X-Trans I (X-Pro1, X-E1, X-M1)
Vì các máy ảnh dòng X đời đầu không có Classic Negative hay Classic Chrome. Tôi đã cố tìm cách thay thế để có được màu ảnh như trên công thức nguyên mẫu của mình. Sau nhiều lần mắc lỗi và thử nghiệm, tôi đã có được cài đặt bên dưới. Đây là công thức thường dùng duy nhất trên X-Pro1:
- Film simulation: Astia
- Dynamic Range: DR200
- Auto-WB Shift: +4 Red, -5 Blue
- Highlights: +1
- Shadows: +1
- Color: -2
- Noise reduction: -2
- Sharpening: 0
- Exposure compensation: thường trong khoảng +1/3 và +2/3
Ảnh trắng đen
Khi nói tới ảnh đơn sắc, tôi vẫn dùng cùng công thức mà tôi đã nâng cấp từ máy ảnh X-Trans III nhiều năm về trước. Tôi thích hình ảnh đối lập, có hạt khi chụp ảnh trắng đen. Nên tôi đã thử nghiệm 1 chút và tìm ra rằng giả lập film Acros khi chụp ở ISO cao cho ra hiệu ứng hạt film. Nhìn trông tự nhiên hơn là hiệu ứng hạt trong các giả lập film trên Fujifilm. Nó hoạt động tốt cả với các lens cũ. Do lens cũ sẽ có các điểm không hoàn hảo tự nhiên hơn là lens hiện hành.
- Film simulation: Acros Red
- Dynamic Range: DR200
- Highlights: +3
- Shadows: +4
- Noise reduction: -4
- Sharpening: -1
- Grain effect: off
- Exposure compensation: giữa +1/3 và+2/3
- ISO: thường là 12800. Nhưng đôi khi tôi sẽ dùng Auto-ISO tối thiểu là 2000 nếu ánh sáng nhiều và muốn hiệu ứng hạt ít hơn
Phần hậu kỳ
Trong khi gần như mọi lúc tôi dùng ảnh JPG thay cho raw, tôi vẫn bỏ ảnh qua Capture One để thực hiện vài điều chỉnh nhanh. Tôi đã điều chỉnh theo phong cách mà tôi thích khi chỉnh ảnh JPG. Cách làm như sau:
- Tăng vignette nhẹ, thêm độ mờ nhẹ trong bóng tối bằng tone curve
- Tăng độ rõ lên 1 chút
- Áp dụng tone màu xanh lục cho phần bóng tối
Quy trình này đã giảm đáng kể thời gian chỉnh sửa của tôi trên máy tính. Và cũng giúp tôi tập trung vào việc thực hiện mọi thứ ngay trên máy ảnh. Thay vì chụp một cách thiếu suy nghĩ và lo sửa chữa trong hậu kỳ.
Đối với những người nghiệp dư, người sử dụng nhiếp ảnh để chụp lại cuộc sống hàng ngày của họ và thế giới xung quanh, tôi thực sự khuyên bạn nên thử, tôi nghĩ bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu ứng của nó.
Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!