[Review] Fujifilm GFX 100S và lý do bạn nên trải nghiệm nó

Đã hơn 4 năm kể từ khi Fujifilm chuyển sang thị trường máy ảnh tầm trung với chiếc GFX 50S. Cảm biến 50MP kích thước 44x33mm dạng mirrorless. Nó hứa hẹn cho ra chất lượng hình ảnh cao hơn các dòng full-frame cùng dòng. Đồng thời máy ảnh cũng nhỏ hơn các dòng DSLR định dạng trung bình truyền thống. Và với sự thành công từ dòng GFX, hãng đã có thêm nhiều cải tiến. Đặc biệt nhất phải kể đến Fujifilm GFX 100S.

GFX 100S có đầy đủ tính năng như trên chiếc GFX 100: độ phân giải tốt hơn các máy cũ và có tính năng ổn định hình ảnh, AF được cải thiện hơn. Tuy nhiên, chiếc 100S có thân máy nhỏ hơn và mức giá chỉ bằng phân nửa: $6772. Hãng đã đưa chiếc máy này lên vị trí hàng đầu như Sony Alpha 1, Canon EOS R5.

Nào giờ hãy cùng Review máy ảnh tìm hiểu kỹ hơn về chiếc máy ảnh tuyệt vời này nhé!

Fujifilm GFX 100S
Fujifilm GFX 100S

Sơ lựa về Fujifilm GFX 100S

  • Mức giá bán lẻ: $6772
  • Cảm biến tầm trung 102MP
  • ISO 50-102400 (được mở rộng)
  • Kính ngắm 3.69 triệu điểm, 0.77x
  • Màn hình nghiêng 3.2inch, 2.35 triệu điểm
  • Video 4k 30p

Các tính năng nổi bật

Vì mức giá có phần thấp hơn bản trước đó, có lẽ bạn sẽ nghĩ rằng sẽ có 1 số điều phải tinh giản đi. Nhưng đây không thật sự là vấn đề, thay vào đó, việc đọc chi tiết cho thấy chúng giống hệt nhau ở hầu hết các khía cạnh hiệu suất hình ảnh. Điểm khác biệt nằm ở chỗ kính ngắm. EVF cố định trên Fujifilm GFX 100S có độ phân giải nhỏ hơn thiết bị có thể tháo rời trên GFX 100. Mặt khác, mẫu mới có tính năng ổn định bên trong thân máy hiệu quả hơn nửa điểm dừng.

Thời lượng pin đã dài hơn, vì máy có chỗ để chứa cả 2 pin. Có thể dùng thêm pin dự phòng và nó sẽ giúp bạn kéo dài thời gian chụp. Về kích thước máy, mẫu mới ngắn hơn 4cm và nhẹ hơn 420g. Tuy vậy, không có cách nào để phù hợp với báng cầm dọc.

Về phần cứng,

GFX 100S được Fujifilm trang bị cảm biến chiếu sáng sau 102MP và bộ xử lý X-Processor 4. Thông số pixel ấn tượng cho phép bạn tạo nên bản in bản rộng có độ phân giải cực kỳ sắc nét. Cảm biến bao gồm các pixel nhận diện pha để lấy nét tự động nhanh chóng và được gắn cho thiết bị mới. Cơ chế ổn định 5 trục trong thân máy được thu nhỏ hứa hẹn giảm rung tới sáu điểm dừng khi chụp ảnh cầm tay ở tốc độ màn trập chậm. Màn trập cũng được thiết kế nhỏ hơn và pin NP-W235 có thể được được trong báng cầm tay. Giúp tăng thêm tính gọn nhẹ cho máy. Hãng cũng hứa hẹn giảm bớt độ trễ và được đánh giá lên tới 150000 lần kích hoạt.

Không giống như các dòng APS-C X-Trans khác, cảm biến sử dụng mảng lọc màu thông thường của Bayer. Máy cho chế độ chụp nhiều ảnh thay đổi pixel gồm 16 tệp raw, tạo thành 1 ảnh 400MP lớn duy nhất. Điều này yêu cầu máy ảnh phải có ngàm gắn tripod và chủ thể tĩnh. Vậy nên, nó sẽ hơi bị giới hạn khi áp dụng cách này. Một nhược điểm khác là máy ảnh không thể tự biên dịch tệp có độ phân giải cao; thay vào đó, bạn phải sử dụng chương trình Fujifilm Pixel Shift Combiner cho Mac hoặc PC.

Ngoài ra,

Độ nhạy ISO 100-12800 còn có thể mở rộng lên đến ISO102400. Máy có cả cài đặt ISO 50 ‘kéo’ sẽ mang lại hình ảnh rõ nét nhất nhưng có nhiều khả năng cắt bớt chi tiết nổi bật hơn. Ta có thể đặt thời gian cho tốc độ màn trập lâu đến 1 tiếng. Điều này rất phù hợp để chụp cùng các bộ lọc mật độ trung tính. Mặt khác, tốc độ màn trập cơ học là 1/4000s.

GFX 100S được Fujifilm trang bị cảm biến chiếu sáng sau 102MP và bộ xử lý X-Processor 4
GFX 100S được Fujifilm trang bị cảm biến chiếu sáng sau 102MP và bộ xử lý X-Processor 4

Tốc độ màn trập điện tử đầy đủ lên tới 1/16000s, nhưng cảm biến có tốc độ đọc chậm tạo ra nguy cơ bị màn trập lăn. Vậy nên, hãy hạn chế dùng chúng khi chụp các đối tượng tĩnh với máy ảnh khi dùng cùng tripod. 1 trong những đánh đổi trên chiếc máy này là ở khả năng chụp liên tục. Tốc độ sẵn có là 5fps nhưng không có live view giữa các khung hình. Điều này cản trở nghiêm trọng việc chụp các đối tượng chuyển động. Nếu bạn hạ tốc độ xuống cài đặt L thì bạn sẽ dùng được live view nhưng tốc độ chỉ còn 2fps. Bộ đệm cũng không quá nhiều, chỉ tầm 14 ảnh raw 5fps.

Điểm thu hút nhất của máy là màu sắc tuyệt vời của hãng khi dùng các chế độ mô phỏng Film. Chúng mang đến những hình ảnh màu sắc thu hút, mỗi bộ lọc lại phù hợp với các chủ thể khác nhau.

Hơn nữa,

Chế độ Nostalgic Neg mới được cho là gợi nhớ đến các bản film âm bản màu. Nhưng nó không phải giống như màu Kodak Gold đâu. Velvia mạnh mẽ và bão hòa thích hợp cho chụp phong cảnh. 2 tùy chọn Pro Neg dùng cho ảnh chân dung tinh tế. Acros thì dùng cho ảnh trắng đen.

Mặc khác, Fujifilm GFX 100S cung cấp nhiều tính năng cài đặt film có trên các máy ảnh X cao cấp cùng hãng. Bạn có thể có 1 bộ đầy đủ các chế độ chụp bù trừ và nhiều chế độ phơi sáng, cùng với máy đo khoảng cách tích hợp. Máy ảnh có thể kết nối được với tablet hoặc smartphone bằng Wifi hoặc Bluetooth qua app Fujifilm Camera Remote. Các ảnh copy sẽ được chia sẻ qua điện thoại. Hoặc cũng có thể điều khiển từ xa bằng smartphone, gắn thẻ địa lý khi dùng GPS khi chụp ảnh.

Lắp đặt và bộ xử lý

Nếu bạn đang dùng dòng X cùng hãng và muốn nâng cấp chất lượng hình ảnh, có lẽ bạn mong đợi GFX 100S giống như chiếc X-T4 APS-C nổi tiếng. Thực tế, thiết kế của chúng rất khác nhau. Bản gốc GFX 50S và GFX 50R đều có các hộp số analogue phía trên như hệ thống X. Còn Fujfilm GFX 100S theo thiết kế của GFX 100. Nó dùng toàn là các hộp số điểu khiển điện tử đôi. Chính vậy trải nghiệm chụp ảnh trông giống máy DSLR full-frame của Canon và Nikon hơn.

Đây không phải là so sánh ngẫu nhiên, GFX 100S rõ ràng đang nhắm tới cùng thị trường với các dòng máy trên. Dù sao thì nó cũng nhỏ hơn các mẫu máy chuyên nghiệp như Canon EOS 5D Mark IV và Nikon D810. Đây là một thành tích khá ấn tượng. Kích thước cảm biến và chất lượng hình ảnh giúp máy trở nên đặc biệt hấp dẫn với các nhiếp ảnh gia phong cảnh. Hoặc là những người cần có chất lượng ảnh tuyệt đối mà không bị mất đi tính di động.

Nói về kích thước,

Fujifilm GFX 100S có định dạng nhỏ so với 1 chiếc máy định dạng trung bình. Máy nặng 900g, kích thước 150x104x87mm. Tuy vậy nó vẫn là thân máy khá lớn ngoài thị trường. Báng cầm tay không quá thoải mái, nhưng nó an toàn. Chỗ bán cầm bị lõm để ngón tay thứ 2 đặt lên và có 1 cái móc kế bên ngón cánh. Chất lượng lắp đặt không thể chê trách được. Các nút điều khiển đủ lớn và được bố trí hợp lý để có thể dễ dàng sử dụng khi đeo găng tay.

Thân máy mập mạp là có mục đích. Không có đồ trang trí dư thừa. Trên máy ảnh chỉ có công cụ chuyên nghiệp. Fujifilm dường như đã học hỏi từ những phản hồi không hoàn toàn tích cực mà họ nhận được về GFX100. GFX 100S đã cải tiến về thiết kế các nút, nút xoay và đặc biệt là cần điều khiển AF. Hiện chúng đã lớn hơn nhiều và có bề mặt có họa tiết.

Có sự chênh lệch kha khá so với chiếc GFX 100 và GFX 100S của Fujifilm. Chiếc GFX 100S trông gọn và nhẹ hơn chiếc máy tiền nhiệm
Có sự chênh lệch kha khá so với chiếc GFX 100 và GFX 100S của Fujifilm. Chiếc GFX 100S trông gọn và nhẹ hơn chiếc máy tiền nhiệm

Chi tiết hơn,

Fujfilm cũng đã thêm nút xoay chế độ phơi sáng thông thường. Nó có không dưới sáu vị trí tùy chỉnh. Điều này cho phép bạn lập trình và lưu cấu hình máy ảnh ưa thích cho các tình huống chụp khác nhau. Và quan trọng là đặt cho chúng những cái tên dễ nhận biết.

Như bạn mong đợi, các nút xoay phía trước và phía sau được sử dụng để thay đổi cài đặt độ phơi sáng. Nhưng điều bất thường là chúng cũng có thể được nhấn vào bên trong như các nút. Với nút xoay phía trước. Thao tác này sẽ xoay vòng giữa việc thay đổi ISO và khẩu độ, nếu bạn không sử dụng vòng lens cho khẩu độ sau. Trong khi đó, nhấn vào nút quay số phía sau sẽ hiển thị độ phóng đại của chế độ xem trực tiếp.

Tôi không thích các phương pháp cài đặt bù phơi sáng mặc định. Nó bắt tôi phải giữ chặt nút nhỏ bên cạnh mà trập trong khi xoay hộp số phía sau. Bằng cách thay đổi các cài đặt trên menu, có thể cài đặt lại hộp số phía sau chuyển đổi giữa tốc độ mà trập và bù phơi sáng. Các tính năng đã chọn vẫn giữ nguyên khi ta tắt máy. Nếu bạn thích chụp ưu tiên khẩu độ, bạn sẽ có thể kiểm soát khẩu độ từ lens. Hoặc là ISO phía trước hộp số hoặc bù phơi sáng ở mặc sau.

Để cài đặt,

Trước tiên hãy đi tới phần Thiết lập – Cài đặt quay số nút và trong Cài đặt chức năng (Fn). Sau đó thay đổi R-Dial thành Expo. Comp. Sau đó cuộn xuống Expo. Comp. Nút Cài đặt và thay đổi thành Công tắc On/off. Nhấp vào nút xoay phía sau, bây giờ sẽ chuyển đổi chức năng của nó giữa tốc độ màn trập và bù phơi sáng.

Công tắc nhỏ bên cạnh kính ngắm được sử dụng để thay đổi chế độ lấy nét. Trong khi nút ở vai trái cho phép truy cập vào chế độ drive. Nhiều nút khác rải rác xung quanh thân máy ảnh có thể thay đổi để phù hợp với nhu cầu của bạn. Cài đặt camera phụ được truy cập bằng menu Q trên màn hình. Nó hiển thị bộ tùy chọn do người dùng tùy chỉnh theo bố cục lưới đặc biệt rõ ràng.

Các cài đặt này hầu hết được phản ánh trên màn hình hiển thị trạng thái lớn ở mặt trên. Màn hình này vẫn sáng ngay cả khi tắt máy ảnh. Bảng điều khiển này cũng có thể hiển thị tốc độ màn trập ảo/ màn hình quay số ISO và biểu đồ trực tiếp lớn, biểu đồ sau rất hữu ích khi chụp từ tripod.

Kính ngắm và màn hình

Kính ngắm

Lần đầu tiên trong dòng sản phẩm GFX của mình, Fujifilm đã áp dụng phương pháp tiếp cận kiểu SLR thông thường là sử dụng kính ngắm điện tử trung tâm cố định, thay vì loại bỏ hay là đặt kính ngắm ở góc. Nhiều khía cạnh máy ảnh tốt hơn nhờ việc này. Thiết kế không cồng kềnh như GFX 50S, EVF không cản trở tầm nhìn của màn hình LCD khi nghiêng lên và chụp ở tầm ngang thắt lưng người. Đó là 1 vấn đề trên GFX 100. So với GFX50R, kính ngắm nhô ra xa hơn một chút so với mặt sau của máy ảnh và có hốc mắt lớn hơn đáng kể.

Dù kính ngắm không quá nổi bật như trên GFX100, nhưng nó thực sự vẫn rất tốt. Kính ngắm trên GFX 100S sáng và độ chi tiết cao, có 3.69 triệu điểm và thu phóng 0.77x. Bên cạnh thông tin cài đặt chi tiết, bạn có thể xếp lớp nhiều công cụ chụp ảnh hữu ích. Bao gồm cả live histogram và hiển thị mức điện tử. Máy ảnh dừng khẩu độ về cài đặt chụp ảnh khi nhấn nhẹ vào nút màn trập. Ta cũng có thể xem trước độ sâu trườn ảnh rõ ràng.

Theo mặc định,

EVF cho ta xem trước độ sáng và màu sắc đáng tin cậy. Nó giúp ta đánh giá bù phơi sáng khá hay. Nhưng không phải lúc nào cũng như ý muốn, đặc biệt là trong tình huống cần giảm phơi sáng cụ thể để giữ lại các điểm nhấn sáng. Đây là lúc Naturak Live View phát huy tác dụng. Vì nó là giảm quá trình xử lý màu sắc và độ tương phản, để trông giống kính ngắm quang học hơn.

Đối với việc chụp ảnh phong cảnh, tôi thấy khá hữu ích khi gán cài đặt vào nút chức năng phía sau nút nhả màn trập, thường được kích hoạt nhận diện gương mặt. Hãng cũng cung cấp hàng loạt các chế độ tăng cường hữu dụng mang đến sự cân bằng giữa độ phân giải của kính ngắm, tốc độ khung hình và hiệu suất AF. Chúng có thể được thực hiện bằng cách nhấn 1 nút ở phía trước thân máy.

Màn hình của Fujifilm GFX 100S có thể xoay được. Hỗ trợ chụp ảnh ở các góp cao thấp khác nhau.
Màn hình của Fujifilm GFX 100S có thể xoay được. Hỗ trợ chụp ảnh ở các góp cao thấp khác nhau.

Màn hình

Màn hình LCD 3.2inch với 2.36 triệu điểm phân giải cho ra hình ảnh độ chi tiết cao. Hãng đã dùng thiết kế nghiêng trục kép quen thuộc. Thiết kế này phù hợp với nhiếp ảnh gia chụp ảnh tĩnh, hỗ trợ chụp ảnh chân dung và phong cảnh ở góc cao và thấp. Việc chụp ảnh khá nhanh và kính đáo khi chụp bằng màn hình. Nó không thể chụp ảnh mà đặt màn hình trước mặt được.

AF (Lấy nét tự động)

Sử dụng phần cứng như trên Fujifilm GFX 100, mẫu máy này hoạt động theo cách như chiếc máy tiền nhiệm lấy nét tự động. Có thể nó không nhanh như mẫu máy full-frame của Sony Alpha 1 hay Canon EOS R5. Nhưng tôi cho rằng nhiều người dùng sẽ than phiền khá nhiều nếu sử dụng chiếc máy này trong thực tế. Nó phải đủ linh hoạt để dùng được cho các chủ thể nhất định. Vì đây thực sự không phải là chiếc máy ảnh dành cho các hoạt động thể thao hay hành động.

Về phần firmware, hãng đã sử dụng hệ thống AF như trên dòng X. Chế độ chọn vùng lấy nét thủ công sẽ khiến bạn lựa chọn giữa việc dùng 117 điểm hay 425 điểm ở 6 kích thước khác nhau. 117 điểm thì nhanh hơn nhưng 425 điểm thì độ chính xác cao hơn trong khung hình. Thêm nữa, bạn có thể chọn vùng 9, 25 hoặc 49 điểm, mang lại lợi thế khi chủ thể di chuyển trong 1 vùng cụ thể trên khung hình.

Tất cả những gì mong đợi khi dùng chiếc mirrorless đều có sẵn. Chúng bao gồm nhận diện mắt và mặt, nhận diện và theo dõi chủ thể. Các tính năng hoạt động hiệu quả. Đặc biệt là khi dùng các lens lấy nét nhanh chóng như GF 50mm F3.5 R LM WR.

May mắn thay,

Không có quá nhiều câu hỏi về tính chính xác của AF trên Fujifilm GFX 100S. Dù cho dùng cùng lens 80mm f/1.7, 1 trong những chiếc lens khắt khe nhất của hệ thống về việc lấy nét. Tôi thấy chiếc máy có thể lấy nét chính xác 1 cách nhất quán. Dù cho các đối tượng có lệch tâm so với khẩu độ mở rộng. Nếu dùng nhận diện mắt, nó thường lấy nét phần tóc rối trên điểm lấy nét đã chọn. Vậy nên hãy để mắt đến phần này khi chụp ảnh chân dung. Các mức độ ánh sáng thường giảm xuống mức cực thấp trước khi hệ thống gặp vấn đề.

Máy ảnh có thể lấy nét tốt các chi tiết dù là nhỏ nhất trong khung hình
Máy ảnh có thể lấy nét tốt các chi tiết dù là nhỏ nhất trong khung hình

Hiệu suất

Cách đây không lâu, những chiếc máy digital định dạng trung bình thường chậm và cồng kềnh. Nhưng mọi chuyện đã khác đi với những chiếc máy ảnh Fujifilm. Nhìn chung Fujifilm GFX 100S chỉ đáp ứng được các nhu cầu như bất kỳ chiếc mirrorless nào hiện có. Hầu hết các lens khởi động khá nhanh chóng khi bạn bật công tắc nguồn. Tuy nhiên, 80mm f/1.7 sẽ trì hoãn việc này 1 hoặc 2 giây khi nó thực hiện quy trình hiệu chỉnh tiêu cự. Các phím điều khiển vật lý phản hồi nhanh, màn hình cảm ứng thì phản hồi hơi chậm chút.

Nhìn chung, thời điểm mà máy ảnh bị chậm là khi máy chiếu lại những bức ảnh. Dù là dùng thẻ UHS-II SD nhanh, mất 1-2s để hiển thị hình ảnh sau khi tải hình thu nhỏ có độ phân giải thấp. Nó cũng hơi chậm khi cuộn qua và xem lại các tập tin. Tuy nhiên đó là vì kích thước tệp lớn.

Fujifilm GFX 100S vận hành khá êm ái. Màn trập cơ nhẹ và trơn tru nên khi chụp ở những nơi cần sự yên tĩnh, nó sẽ không gây chú ý. Màn trập điện tử cũng có chế độ curtain chụp ảnh không ồn. Lens dòng LM của hãng cũng chú trọng vào giảm tiếng ồn, mặc dù những chiếc lens không có động cơ tuyến tính có xu hướng âm dịu hơn.

Hơn nữa,

Hệ thống tự động của Fujifilm trước giờ đều hoạt động rất tốt. Đo sáng chính xác nên bạn thường chỉ cần ghi đè lên để đạt được hiệu ứng aesthetic. Hoặc nếu bạn muốn giữ lại các vùng highlight nhỏ và sáng, bạn cũng có thể làm vậy. Máy ảnh thực hiện điều chỉnh độ sáng của cảnh và tạo ra ảnh tối hơn khi chụp ban đêm.

Auto white balance không phải là nguyên nhân tạo nên ảnh kém hoàn hảo. Bạn thường mong đợi có thể cải thiện phần đánh giá quá trình xử lý raw trên hầu hết các máy ảnh. Nhưng mà rất hiếm trường hợp có thể như mong đợi. Vì là Fujifilm, màu sắc trên máy thật sự xuất sắc. Khá kì lạ khi nói về chất lượng ảnh JPEG trên chiếc máy có giá hơn 5000 euro này. Đa số người dùng chắc chắn sẽ xử lý ảnh từ tệp raw. Nhưng trong nhiều tình huống thì GFX 100S có thể mang đến các kết quả tuyệt vời ngay từ nguồn máy ảnh.

Về chất lượng ảnh nói chung,

Nó rất đáng kinh ngạc. Fujifilm đã rất nỗ lực trong phần giúp việc khai thác độ phân giải của cảm biến dễ dàng nhất có thể. Bằng chứng là có màn trập giảm sốc, tính ổn định thân máy hiệu quả và các lens chất lượng. Dĩ nhiên là, bạn vẫn cần phải chú ý đến các cài đặt của mình. Nhìn chung thì bạn vẫn sẽ có hình ảnh đẹp mà không cần dùng tới tripod, ngay cả trong ánh sáng yếu.

Các bức ảnh ISO thấp sẽ không bị nhiễu vì có dải động cực kỳ ấn tượng trên tệp raw. Nghĩa là nó có thể phơi sáng để giữ lại các chi tiết highlight, sau kéo qua 3,4 điểm dừng bổ sung chi tiết bóng khi xử lý raw. Với lượng pixel dồi dào này thì nhiễu sẽ không gây ảnh hưởng tới ảnh.

Tính ổn định trên máy Fujifilm cực kỳ tốt. Cảm biến độ phân giải cao, mọi chuyển động của máy được hiển thị và không có IS, bạn sẽ phải dùng tốc độ màn trập nhanh hơn vài điểm dừng so với tiêu cự f/1 cũ. Nhưng khi dùng GFX 100S của Fujifilm, tôi có thể có được ảnh sắc nét nhất quán ở tốc độ màn trập thấp 1/5s khi dùng lens 32-64mm f/4, 1/10s với lens 80mm f/1.7. Kết hợp với hiệu suất ISO cao trên má, bạn có thể chụp ở ánh sáng thấp.

Các bức ảnh ISO thấp sẽ không bị nhiễu vì có dải động cực kỳ ấn tượng trên tệp raw.
Các bức ảnh ISO thấp sẽ không bị nhiễu vì có dải động cực kỳ ấn tượng trên tệp raw.

Ngoài ra,

Nếu ai có thắc mắc về chất lượng ảnh mà bạn có thể có ở tùy chọn chụp nhiều ảnh 400MP, thì theo tôi thấy là không khả quan lắm. Tương tự như Sony Alpha 1, 16 tệp raw tiêu tốn rất nhiều dung lượng trên thẻ nhớ. Nó phải được ghép lại bằng 1 phần mềm chuyên dụng. Khi bạn kiểm tra tệp DNG thu được, nó không chứa nhiều chi tiết hữu ít hơn tệp 100MP tiêu chuẩn của máy ảnh. Đồng thời, máy có xu hướng hiển thị các tạo tác hình ảnh dọc theo các cạnh có độ tương phản cao hoặc nếu có bất kỳ thứ gì chuyển động trong cảnh.

ISO và nhiễu

Không quá ngạc nhiên khi Fujifilm GFX 100S trích xuất nhiều chi tiết từ cách cảnh thử nghiệm. Gần như không có khác biệt nào rõ ràng ở chất lượng ảnh từ ISO 50-400. Chỉ khi ở ISO 800 thì mới bắt đầu có vệt sáng và nhòe nhẹ. Chúng cũng khó có thể được nhận thấy trong bản in.

ISO 3200 thì sự sụt giảm về hình ảnh càng rõ ràng hơn. Hầu hết cái chi tiết đẹp bị nhòa đi. Bạn vẫn có nhiều pixel để xử lý ảnh dù là ở ISO 12800. Chúng vẫn cho ảnh chấp nhận được trên khổ A3. Tuy nhiên nhiễu là 1 yếu tố quan trọng khi mở rộng các cài đặt ISO. Tôi gần như không chụp bức nào có ISO quá 25600.

Kết luận

Sau mỗi dòng máy thành công của GFX, Fujfilm đã có các cải tiến cụ thể. GFX 100S được cải tiến nhiều hơn cả. Bằng việc cung cấp cùng cảm biến như trên GFX100 với mức giá bằng phân nửa. Hãng đã cải tiến định dạng tầm trung này nâng cấp lên thành full-frame. Đây là chiếc máy có chất lượng hình ảnh tuyệt vời trên thân máy cực kỳ dễ dùng. Nó sẽ không chiếm nhiều không gian trong túi xách như chiếc máy ảnh DSLR full-frame cao cấp.

Đó cũng là lúc nâng cấp đối với chủ sở hữu GFX hiện tại. So với 2 mẫu 50MP, bạn có được độ phân giải gấp đôi, khả năng ổn định bên trong thân máy và khả năng AF hơn nhiều trong 1 thân máy không kém phần di động. Đối với người dùng GFX100, việc giảm khối lượng đáng kể tới 400g mà không bị ảnh hưởng nhiều về khả năng. Quả thực, lợi ích cụ thể của GFX100: tay cầm dọc, thời lượng pin dài hơn mà không cần phải mở máy ảnh và tùy chọn kính ngắm nghiêng. Ngoài những đặc tính đó, thì thật khó hiểu khi bạn không mua chiếc máy này về dùng.

Và đó là mẹo chụp ảnh mà Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan

So sánh máy ảnh Sony ZV1 và A7C

So sánh máy ảnh Sony ZV1 và A7C

Bài viết này sẽ so sánh trực tiếp chiếc máy ảnh Sony ZV1 với Sony A7C. Hai chiếc máy tưởng như vô cùng khác biệt nhưng đều hướng đến người dùng tượng tự. ZV1 là chiếc máy ảnh compact lens cố định với độ zoom tương đương 24-70 và cảm biến 1 inch dưới 20 triệu. Còn A7C...

So sánh máy ảnh Sony ZV1 và A7C

So sánh máy ảnh Sony ZV1 và A7C

Bài viết này sẽ so sánh trực tiếp chiếc máy ảnh Sony ZV1 với Sony A7C. Hai chiếc máy tưởng như vô cùng khác biệt nhưng đều hướng đến người dùng tượng tự. ZV1 là chiếc máy ảnh compact lens cố định với độ zoom tương đương 24-70 và cảm biến 1 inch dưới 20 triệu. Còn A7C...