[Review] Fujifilm X-H1: Máy ảnh Mirrorless cực đỉnh không phải ai cũng biết

16/06/2023

Fujifilm X-H1 là dòng flagship mới của máy ảnh mirrorless X Series, hơn hẳn X-T2 và X-Pro2 trong phân khúc. Máy dành cho những dân nhiếp ảnh có đam mê nghiêm túc, dân chuyên nghiệp và thợ quay film. X-H1 cung cấp thông số kỹ thuật toàn diện, bao gồm sự cân bằng hình ảnh tích hợp – ưu tiên hàng đầu của Fuji.

Máy này dùng chung rất nhiều kỹ thuật so với anh em của nó. Nên câu hỏi là liệu X-H1 có đủ các tính năng mới để khác biệt với các máy Fujifilm X Series khác hay không? Cùng Review máy ảnh tìm hiểu thôi nào!

 X-H1 cung cấp thông số kỹ thuật toàn diện, bao gồm sự cân bằng hình ảnh tích hợp - ưu tiên hàng đầu của Fuji.
X-H1 cung cấp thông số kỹ thuật toàn diện, bao gồm sự cân bằng hình ảnh tích hợp – ưu tiên hàng đầu của Fuji.

Tính năng

Máy Fujifilm mirrorless X-H1 dùng cảm biến 24.3MP APS-C X-Trans III. Nó được nhìn thấy lần đầu vào năm 2016 trên máy X-Pro2, cũng như trên X-T2, X-T20, X100F. Cảm biến này thực sự gây ấn tượng trong quá khứ, nhưng khoảng ISO khiêm tốn 200-12800 có hơi ít so với các đối thủ tiềm năng.

Các kỹ sư hãng đã làm việc khá dễ dàng với bộ phận cảm biến. Nhưng họ lại chú trọng vào các bộ phận khác trên X-H1. Tin mới là họ đã thêm vào khả năng cân bằng hình ảnh tích hợp trong máy (IBIS). Khác với kỹ thuật cảm biến chuyển đổi chống rung trên các máy mirrorless của Sony, Panasonic,… người dùng Fujifilm đã phải xoay xở với các lens Fujinon ổn định quang học giới hạn.

Điều này hoàn toàn thay đổi với X-H1. Nó có hệ thống 5 trục cung cấp bù tới 5.5 điểm dừng với bất kỳ lens nào không có kỹ thuật OIS Fujifilm. Điều này khá tuyệt nếu bạn có tất cả prime lens của Fujifilm. Bạn cũng sẽ không muốn bỏ lỡ nó nếu muốn ghép nối lens OIS với X-H1. Do IBIS của máy sẽ hoạt động cùng lúc với OIS để tạo ra hệ thống 3 trục.

Chưa dừng lại ở đó,

Fujifilm cũng trang bị màn trập hệ thống treo để hấp thụ các rung dộng có thể có khi dùng màn trập cơ. Điều này giúp giảm thiểu các vấn đề về sự rung lắc máy ảnh.

Tuy vậy, Fujifilm không muốn X-H1 bị xem là máy hybrid video như Panasonic Lumix GH5. Hãng đã cải thiện khả năng quay video hơn hẳn X-T2. Ngoài việc cung cấp ghi hình 4K 30p, X-H1 cũng cung cấp DCI 4K lên tới 24p. Nó còn có lợi thế so với X-T2 khi quay lại cảnh full HD, có khả ngăng chụp lên với 120p so với 60p trên X-T2.

Mirrorless này của Fujifilm đã tăng gấp đôi tốc độ bit so với X-T2. Tăng từ 100Mbps lên 200Mbps, cung cấp cài đặt dải động 400% (gần 12 điểm dừng) và chế độ chụp F-log. Cài đặt mô phỏng film Eterna mới mà Fuji tính toán khá lý tưởng cho quay film. Nó thúc đẩy vẻ ngoài nhìn giống cảnh film. Điều này tạo ra màu sắc tinh tế và tone màu bóng phong phú.

Có thể nói là,

X-H1 có kính ngắm điện tử lớn hơn X-T2 gồm 2.36 triệu điểm OLED của X-T2 được thay thế bằng 3.69 triệu điểm OLED. Độ phóng đại dựa vào 1 chạm từ 0.77x đến 0.75x. Như trên X-T2, X-H1 có màn hình 3 inch ở mặc sau với chuyển động khớp nối. Nghĩa là màn hình có thể xoay ra ngoài khỏi thân máy khi máy bị nghiêng qua 1 bên. 1 thay đổi đáng chú ý là sự xuất hiện của chức năng màn hình cảm ứng.

Máy có thể kết nối bluetooth, wifi và NFC. Bạn hãy kết nối máy ảnh với smartphone hoặc tablet và tải xuống app Fujifilm Camera Remote đi kèm. Và bạn có thể dễ dàng chuyển hình ảnh và chia sẻ chúng trên mạng xã hội.

Mặt trên của máy Fujifilm mirrorless X-H1 gồm các hộp quay số
Mặt trên của máy Fujifilm mirrorless X-H1 gồm các hộp quay số

Thiết kế và bộ xử lý

Vì là dòng máy hướng tới dân chuyên nghiệp, X-H1 trang bị cả tính năng chống bụi và chống nước. Ngoài ra máy cũng được thiết kế để chịu được nhiệt độ dưới -10 độ C. Các khía cạnh này tương tự X-T2, nhưng X-H1 được tăng thêm hợp kim làm lipws bỏ dày hơn X-T2 25%. Lớp phủ chống trầy xước có chất lượng cao.

Thiết kế X-H1 kết hợp cả X-T2 và GFX 50S định dạng trung bình. Theo đó là báng tay cầm rõ ràng ở mặt sau. Tay cầm này đạt chuẩn hơn là trên X-T2, nhất là khi cần chụp ảnh thời gian dài. Tính năng khác mượn từ máy GFX 50S là màn hình 1,28 inch LCD ở phía trên máy. Nó hiển thị tất cả thông tin chụp ảnh chính. Nhưng máy phải trả giá bằng việc mất đi hộp số bù phơi sáng của X-T2. Thay vào đó, có 1 nút bù phơi sáng nhỏ bên cạnh nút nhả cửa trập như trên GFX 50S. Có lẽ hơi khó dùng nút này cùng nút chụp phía sau.

Như mong đợi,

X-H1 có tính tùy biến cao, với các phân đoạn của bảng điều khiển bốn chiều ở phía sau, cũng như các nút chức năng chuyên dụng. Tất cả đều có khả năng được gán các chức năng khác nhau thông qua menu. Máy mirrorless của Fujifilm này chiếm ưu thế bằng 1 cái cần lấy nét nhỏ. Có 1 nút AF-On chuyên dụng ở phía sau máy ảnh để lấy nét bằng nút back. Đây là 1 kỹ thuật được nhiều nhiếp ảnh gia tin tưởng.

Nhờ vào việc thiết kế lại màn trập máy để cải thiện giảm xốc. Mọi người thích chụp với X-T2 sẽ lập tức nhận thấy màn trập yên tĩnh hơn bao nhiêu khi được kích hoạt. Nút chụp cảm ứng mới có thể mất 1 chút thời gian để làm quen vì nó rất nhạy. Nhưng 1 khi bạn nắm bắt được dây kích hoạt trên X-H1, bạn sẽ thấy đây là 1 phần đính kèm tuyệt vời.

Autofocus (AF)

Fujifilm mirrorless X-H1 dùng cùng hệ thống AF hybrid như trên X-T2. Nhưng hãng đã sửa chữa lại thuật toán AF để cải tiến hiệu xuất tốt hơn. Trong khi hãng cũng cải tiến độ nhạy lấy nét tự động theo pha. Hiện giờ độ nhạy giảm xuống -1EV so với -0.5EV trên X-T2. Điều này được bổ sung với độ nhạy -3EV của hệ thống nhận diện độ tương phản.

Nếu bạn muốn dùng bộ chuyển đổi từ xa với lens chậm như XF100-400mm F/4.5-5.6 R LM OIS WR. Khẩu độ tối thiểu đã tăng lên từ f/8 đến f/11 trên X-H1. Nó cho phép lấy nét tự động nhận diện theo pha dùng khẩu độ chậm.

Hệ thống AF này cung cấp 91 điểm AF nhận diện theo pha để cho ra độ bao phủ tốt cho khung hình. Bạn có thể có tổng cộng 325 điểm AF tùy ý sử dụng nhờ các điểm AF phát hiện độ tương phản bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, nó chỉ có thể truy cập tất cả 325 điểm trong chế độ Lấy nét đơn – chuyển sang Liên tục (AF-C) và mặc dù các điểm phát hiện độ tương phản hỗ trợ thu nhận AF, nhưng chúng không thể chọn được.

Ảnh chụp cận cảnh trên Fujifilm mirrorless X-H1 cho thấy khả năng lấy nét tương đối tốt
Ảnh chụp cận cảnh trên Fujifilm mirrorless X-H1 cho thấy khả năng lấy nét tương đối tốt

Thêm vào đó,

Trên X-T2 có 5 preset AF-C để chọn dựa vào cách chủ thể di chuyển trên khung hình, tốc đô di chuyển, và vị trí bạn muốn máy đặt độ lệch trên khung hình. 3 tham số trên gọi là Tracking Sensitivity (thời gian chờ của máy trước khi đổi lấy nét), Speed Tracking Sensitivity (quyết định độ nhạy mà hệ thống theo dõi đối với những thay đổi về tốc độ của đối tượng. Cuối cùng là Zone Area Switching (dù máy thường hướng về trung tâm, auto và phía trước). Cũng như năm cài đặt trước, cũng có một cài đặt tùy chỉnh cho phép bạn tự tinh chỉnh ba biến.

Hệ thống AF biểu hiện rất tốt với các đối tượng tĩnh, với khả năng lấy nét không ồn và nhanh chóng. Dù chuyển sang AF liên tục và hệ thống theo dõi vẫn rất hiệu quả. Nó có thể dễ dàng theo dõi các đối tượng khá dễ đoán. Mặc dù, nó sẽ khó theo dõi nếu các đối tượng chuyển động nhanh hơn.

Hiệu xuất

X-H1 dùng cùng tốc độ chụp liên tục với X-T2. Khi chụp với màn trập máy cả 2 đều chụp với mức 8fps. Thẻ SDHC UHS-II có thể chụp được 31 tệp raw nén ở tốc độ này. Đây không phải tính năng nổi bật lắm. Nếu bạn dùng mà trập điện tử, máy có thể chụp nhanh hơn ở 14fps và 27 tệp raw. Bạn nên dùng thêm pin sạc cầm tay VPB-XH1 cùng với màn trập máy để tăng tốc độ liên tục đến 11fps.

Kính ngắm rất tuyệt vời. Nó cho bạn góc nhìn rộng và sáng, độ trong suốt và màu sắc cũng không gây thất vọng. Trong điều kiện ánh sáng thấp có 1 ít nhiễu, vì màn hình làm sáng tự động, nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng đóng khung chủ thể dù sẽ làm tăng hạt trong ảnh. Bạn có thể dùng chế độ boost tùy chỉnh trong Power Management trên menu. Điều này cho thấy tốc độ làm mới tăng lên 100fps. Thật đáng để hy sinh thêm năng lượng pin sử dụng.

Hệ thống đo sáng

TTL 256-zone là hệ thống đo sáng dùng trên nhiều máy X Series, bao gồm X-H1. Đây là 1 hệ thống nhất quán. Cảnh tương phản cao có xu hướng thiếu sáng để giữ lại chi tiết đặc trưng. Dù vậy, sẽ có lúc bạn phải quay số bù phơi sáng để khắc phục điều này.

Pin

Máy ảnh dùng pin Fujifilm NP-W126S Li-on, giống với X-T2. Điều này khá tuyệt nếu bạn muốn đem theo cả 2 trong túi, nhưng X-T2 pin tốt hơn chút với 340 ảnh, còn X-H1 chỉ có 310 ảnh.

Chất lượng hình ảnh

Như những máy X Series khác, X-H1 dùng cảm biến 24.3MP X-Trans III CMOS, nên chất lượng hình ảnh khá tốt. Đây là 1 trong những cảm biến APS-C nhất. Nó thực hiện tốt công việc khắc phục chi tiết và cả việc ghi lại màu sắc.

Phạm vi ISO hơi thấp so với đối thủ khác. X-H1 bù đắp cho điều này bằng cách xử lý độ nhiễu tốt. Ảnh dưới phạm vi độ nhạy cho ra ảnh đặc biệt sạch. Phải nhìn kỹ lắm mới thấy khuyết điểm trên ảnh.

Chỉ khi bạn chạm tới ISO3200 mà độ nhiễu sáng trở nên có vấn đề. ISO6400 và ISO12800 bạn sẽ thấy màu sắc ít bão hòa hơn 1 chút, còn độ nhiễu màu rõ rệt hơn.

Như những máy X Series khác, X-H1 dùng cảm biến 24.3MP X-Trans III CMOS, nên chất lượng hình ảnh khá tốt.
Như những máy X Series khác, X-H1 dùng cảm biến 24.3MP X-Trans III CMOS, nên chất lượng hình ảnh khá tốt.

Mặc dù nhiều hãng cung cấp cho máy ảnh của họ các kiểu ảnh JPEG của riêng họ, nhưng các chế độ Mô phỏng film của Fujifilm dễ dàng đạt được thành công nhất và X-H1 có 16 kiểu trong số đó, bao gồm cả chế độ ETERNA mới dành cho người quay video. Những chế độ này có thể cung cấp các kết quả đẹp. Dải động không gây thất vọng. Bạn có nhiều sự linh động để phụ hồi các chi tiết trong tệp raw hậu rửa ảnh. Nó có thể lấy lại 1 lượng lớn chi tiết vùng sáng và tối sau khi các tệp được mở trong Lightroom.

Tổng kết

Không ngạc nhiên khi X-H1 là dòng máy tiến tiến nhất thuộc Fujifilm X Series hiện nay nhờ vào các tính năng mới và tinh tế. Máy có sự xuất hiện của IBIS. EVF độ phân giải cao, quay video 4K, màn hình cảm ứng và cấu trúc cứng cáp toàn diện hơn.

X-H1 đã được thiết kế cấu trúc lớn hơn đáng kể để thu hút 1 số người. Nó giúp cân bằng tốt hơn với lens lớn hơn và dài hơn. Nhưng kích cỡ nghĩa là nó sẽ mất 1 vài tính năng của X Series như trên X-T2. Máy có giá khoảng $1899. Fujifilm dùng X-H1 để đọ sức với 1 số đối thủ như Nikon D500 và Sony Alpha III full-frame.

Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan