Tất tần tật điều cần biết về các giả lập film Fuji

28/05/2024

Dòng mirrorless X và GFX của Fujifi có rất nhiều giả lập film. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng là gì, hoạt động thế nào và khi nào nên dùng.

Các máy ảnh digital cung cấp tính linh hoạt trong quá trình xử lý hình ảnh. Đa số có mẫu đều có tối thiểu 1 ít các preset cơ bản. Chúng bao gồm black-n-white, natural, neutral, vivid. Dù các tên gọi có thể khác nhau theo tùy từng hãng, bạn vẫn có thể có những hình ảnh tương tự bất kể chọn thương hiệu máy ảnh nào.

Mặc khác, máy ảnh của Fujifilm có nhiều giao diện hơn. Hãng đã đào sâu vào di sản của mình với tư cách là nhà sản xuất phim ảnh. Vậy nên máy của Fujifilm có hàng triệu preset độc đáo khác nhau. Nhiều preset được lấy cảm hứng từ dòng analog của nó. Các tùy chọn giả lập film đều có trên thân máy hiện đại. Chẳng hạn như X100VI có lens cố định, X-T5 thuộc dòng mirrorless và GFX100 II định dạng tầm trung. Review máy ảnh sẽ phân tích cách hoạt động của những cấu hình này và tất cả lựa chọn trong bài viết hôm nay.

Tất tần tật điều cần biết về các giả lập film Fujifilm
Tất tần tật điều cần biết về các giả lập film Fuji

Cách thay đổi giữa các chế độ giả lập film trên Fuji

Rất dễ thay đổi giữa các giao diện film khác nhau. Bạn có thể vào menu camera chính (trong phần Image Quality bên dưới tùy chọn Film Simalation) hoặc mở trực tiếp qua menu Q trên màn hình. Nếu bạn dùng máy ảnh ở chế độ JPG hoặc video, hãy nhớ là nó sẽ khóa tùy chọn đó vĩnh viễn cho ảnh hoặc bản ghi hình đó. Vài kiểu máy khác có hỗ trợ Film Simulation Bracketing, có sẵn trong menu Drive. Trong chế độ này, bạn có thể chọn bất cứ 3 giao diện nào và máy ảnh sẽ tạo ra 3 bản copy. Mỗi ảnh bạn chụp sẽ có 1 giao diện mà bạn chọn.

Nếu bạn chụp ở dạng Raw, bạn có thể dùng công cụ để thực hiện chỉnh sửa trong phần hậu kỳ. Chỉ cần nhấn vào nút Q trong khi phát lại để mở bảng in ảnh. Bạn cũng có thể truy cập vào phần này thông qua menu chính.

Những máy ảnh có chế độ giả lập film tốt nhất

  • Fujifilm X100VI
  • Fujifilm GFX100S, GFX100 II
  • Fuji X-S20, X-T5
  • Fuji X-H2S, X-H2

Những chỉnh sửa trong máy ảnh bắt nguồn từ hệ thống X-Pro1 có tuổi đời đã lâu. Dù vậy, hãng đã mở rộng bộ dụng cụ theo thời gian. Các mẫu máy mới hơn cũng hộ trợ hạt film, chrome màu, điều chỉnh white balance và nhiều cài đặt khác.

Nếu sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để chuyển đổi Raw, chẳng hạn như Adobe Lightroom Classic, bạn có thể áp dụng bất kỳ giả lập film nào trong bài này. Điều đó nghĩa là bạn cần sử dụng lại các công cụ tích hợp để thêm mô phỏng hạt của Fuji hoặc hiệu ứng chrome màu. Lightroom đã mô phỏng hạt như một giải pháp thay thế. Nhưng nó trông không tự nhiên như của Fuji.

Provia/ Standard

Hãng cài đặt máy ảnh với cấu hình màu sắc tiêu chuẩn dưới dạng mặc định. Khi bật nguồn và thiết lập vào lần đầu, máy sẽ hiện thị cấu hình Provia. Provia phù hợp với các cấu hình mặc định trong ngành ảnh digital. Màu sắc của nó tự nhiên, độ tương phản vừa phải. Thường được dùng cài đặt này để chụp ảnh hàng ngày. Máy sẽ cho những hình ảnh tái tạo lại những gì mắt bạn nhìn thấy.

Fujifilm X-Pro3 - Provia
Fujifilm X-Pro3 – Provia

Velvia/ Vivid

Fujifchrome Velvia cũng là 1 loại slide film khác. Nhưng nó có nhiều màu sắc bão hòa sâu hơn. Đây là giao diện phù hợp nếu bạn muốn sắc xanh dương trong cảnh quan chụp được nổi bật hơn. Độ tương phản của Velvia cũng mạnh hơn so với Provia.

Hãy thử giả lập film này cho các ảnh chụp phong cảnh vào lúc hoàng hôn và bình minh.

Velvia khiến sắc xanh trong ảnh nổi bật hơn. Ảnh chụp bằng Fuji GFX 50R
Velvia khiến sắc xanh trong ảnh nổi bật hơn. Ảnh chụp bằng Fuji GFX 50R

Astia/ Soft

Những nhà nhiếp ảnh chân dung chuyên nghiệp có thể sẽ muốn thử qua hiệu ứng này. Đây cũng là giả lập film yêu thích trong nhiếp ảnh thời trang và các phiên bản máy ảnh digital sau này. Nó nhấn mạnh tông màu da trung thực, tăng thêm độ bão hòa cho các kênh màu xanh lam và xanh lục, đồng thời giảm độ tương phản một chút.

Fuji GFX 50R - Astia
Fuji GFX 50R – Astia

Classic Chrome

Trong khi nhiều giao diện trong máy có từ lúc đầu của máy, thì hiệu ứng này ra mắt trên X-30 vào năm 2014. Hãng nói là nó được lấy cảm hứng từ ảnh tạp chí giữa thế kỷ 20. Trong mắt tôi, đây là sự thay thế thích hợp cho vẻ ngoài độc đáo của slide film Kodachrome mang tính biểu tượng. Classic Chrome tạo nên bầu trời xanh với tone màu xanh ngọc tương tự và độ bão hòa nhạt. Nhưng nó tăng độ tương phản để có bóng rõ ràng hơn.

Classic Chrome là giả lập film của Fuji tạo nên bầu trời xanh với tone màu xanh ngọc tương tự và độ bão hòa nhạt.
Classic Chrome là giả lập film của Fuji tạo nên bầu trời xanh với tone màu xanh ngọc tương tự và độ bão hòa nhạt.

Reala Ace

Reala Ace có mặt lần đầu trên GFX100 II và cũng đã có trên máy ảnh khác là X100VI. Cái này chính là cấu hình yêu thích của tôi khi chụp những gì liên quan tới màu sắc. Cũng có thể nói đây là phiên bản ít bảo hòa hơn của Provia nhưng mức tương phản thì ngang nhau, cả với color rendition.

Điều đó có lý vì Reala dựa trên phim âm bản màu. Trong khi Provia lấy cảm hứng từ film slide. Thông thường, slide có độ tương phản cao hơn phim âm bản. Thường thì slide film có nhiều tương phản hơn film âm bản. Loại giả lập film này dễ dàng phù hợp với mục đích chụp ảnh thông thường, hàng ngày. Và hy vọng rằng Fuji sẽ sớm đưa tính năng này lên nhiều máy ảnh hơn.

Ảnh chụp bằng máy Fuji X100VI dùng hiệu ứng Reala Ace
Ảnh chụp bằng máy Fuji X100VI dùng hiệu ứng Reala Ace

Pro Neg. Standard and Hi

Có 2 phiên bản Pro Neg. 1 loại giả lập dựa trên Fujifilm Pro160NS và loại kia là Pro160NH film. Bên dưới là cấu hình Standard, có giao diện nhạt hơn, không khác lắm so với Astia, nó nhấn mạnh tone da tự nhiên và giảm bớt độ tương phản để chuyển màu mượt mà hơn.

Pro Neg Standard chụp trên GFX 50R
Pro Neg Standard chụp trên GFX 50R
Pro Neg. Hi chụp trên máy ảnh Fuji X-S10
Pro Neg. Hi chụp trên máy ảnh Fuji X-S10

Loại Pro Neg. Hi trông đậm nét hơn do độ tương phản cao hơn. Đây là sự lựa chọn tốt nếu muốn tăng sự chú ý vào bóng, nhưng hơi khó khăn trong các tình huống ánh sáng u ám.

Classic Negative

Được giới thiệu cùng với X-Pro3 từ đầu năm 2020, mang đến tất cả cảm giác về âm bản màu cổ điển và phù hợp với giao diện Superia 200. Hình ảnh cho thấy độ tương phản mạnh mẽ, màu sắc có xu hướng thiên về tone lạnh 1 chút. Cấu hình mô phỏng dải động âm bản bằng cách giảm độ bão hòa ở vùng tối và vùng sáng. Đồng thời cũng thêm vào chút màu sắc.

Giả lập film Classic Negative trên máy ảnh Fuji X-E4
Giả lập film Classic Negative trên máy ảnh Fuji X-E4

Nostalgic Negative

Được lấy cảm hứng từ những bức ảnh in màu từ phong trào nhiếp ảnh New American Color những năm 1970, nó không quá khác với Classic Negative. Nhưng tone màu của giả lập film này lại ấm hơn và ít tương phản hơn. Vậy nên là phần tối cũng có nhiều chi tiết hơn.

Đây cũng là hiệu ứng duy nhất dành riêng cho hệ thống GFX. Để dùng nó, bạn cần có các thân máy ảnh GFX100, GFX100S hay GFX50S II. Fujifilm điều chỉnh cấu hình này cho các cảm biến lọc màu của Bayer trong các mẫu máy này. Vì vậy cũng không mong đợi sẽ thấy nó trên bất kỳ mẫu máy dòng X nào.

Fuji GFX100S - Nostalgic Negative
Fuji GFX100S – Nostalgic Negative

Eterna

Hãng đã giới thiệu Eterna trên máy X-H1. Đây là cấu hình ưu tiên cho quay video. Tuy vậy bạn vẫn có thể dùng để chụp ảnh. Nó lấy cảm hứng từ kho film Eterna của Fujifilm, một lựa chọn phổ biến cho các tác phẩm điện ảnh.

Màu sắc hơi nhạt nhưng không bị bão hòa. Cấu hình cũng giảm bớt các điểm sáng. Phù hợp với chụp ảnh vào sáng sớm.

Hiệu ứng Eterna trên máy ảnh Fuji GFX100S
Hiệu ứng Eterna trên máy ảnh Fuji GFX100S

Eterna Bleach Bypass

Hãng lại tiếp tục cho ra 1 phiên bản mới của Eterna trên Fuji X-T4, Bleach Bypass. Chế độ này sao chép giao diện film được rửa bằng quy trình tẩy trắng. Đó là 1 kỹ thuật bỏ qua việc loại bỏ các tinh thể bạc. Hình ảnh đầu ra có vẻ ngoài bão hòa, phần tối ít chi tiết và độ tương phản mạnh mẽ.

Những nhà làm film có thể dùng chế độ này trong những bộ film về chiến tranh hay những vở kịch đen tối. Tôi thì thích dùng nó để chụp cảnh tĩnh thường được chụp dưới dạng trắng đen nhưng được thêm 1 chút màu sắc nổi bật làm tăng thêm cảnh sắc cho ảnh.

Fujifilm X-T4 - Eterna Bleach Bypass
Fujifilm X-T4 – Eterna Bleach Bypass

Acros

Cấu hình đơn sắc duy nhất được đặt tên theo một bộ film, Acros xuất hiện cùng lúc với X-Pro2. Acros nổi tiếng với độ mịn và độ tương phản vừa phải giúp giữ lại chi tiết trong bóng tối. Phiên bản digital bắt chước giao diện, nhưng hình ảnh có độ hạt như thế nào phụ thuộc nhiều hơn vào cài đặt ISO của máy ảnh và bất kỳ hiệu ứng hạt bổ sung nào mà bạn thêm vào cấu hình chứ không phải tinh thể bạc.

Bạn có quyền truy cập vào các bộ lọc màu xanh lục, đỏ và vàng tại đây, giống như cấu hình đơn sắc cơ bản và có thể điều chỉnh mức độ hạt theo sở thích. Nếu bạn muốn chụp ảnh đen trắng với kết cấu nhiều hơn một chút so với cấu hình đơn sắc, Acros là một lựa chọn thay thế phù hợp.

Bức ảnh áp dụng giả lập film Acros - máy ảnh Fuji X100V
Bức ảnh áp dụng giả lập film Acros – máy ảnh Fuji X100V

Monochrome

Fujifilm đã bao gồm cấu hình Monochrome tiêu chuẩn trên dòng máy ảnh của mình. Cấu hình dựa trên giao diện trong máy ảnh nhưng không có bất kỳ độ bão hòa màu nào. Bạn có thể áp dụng các bộ lọc màu Đỏ, Vàng hoặc Xanh lục ảo để thay đổi phản hồi tông màu—bộ lọc màu đỏ hoặc vàng sẽ làm bầu trời xanh lam tối hơn. Trong khi bộ lọc màu xanh lá cây sẽ hữu ích nếu bạn muốn chụp phong cảnh có tán lá sáng.

Cấu hình Monochrome trên máy ảnh Fujifilm X-Pro3
Cấu hình Monochrome trên máy ảnh Fujifilm X-Pro3

Sepia

Giả lập film Sepia có giao diện của Monochrome cơ bản và thêm tông màu nâu. Nếu bạn đã xem những bức ảnh về Miền Tây Cổ hoặc xem phần đầu của Phù thủy xứ Oz, thì đó chính là Sepia.

Giả lập film Sepia - Fujifi X-S10
Giả lập film Sepia – Fujifi X-S10

Lời kết

Mong rằng những nhiếp ảnh gia sẽ thích những cấu hình trong máy mà Fujifilm cung cấp cho các dòng máy X và GFX. Những hệ thống này chính là những gì tôi yêu thích vì có thể chia sẻ ảnh JPG từ máy ảnh.

Nếu bạn muốn điều chỉnh thêm ở phần xử lý ảnh Raw, tôi gợi ý bạn nên thử Adobe Lightroom Classic, Phase One Capture One. Và nếu bạn để mắt đến giao diện film analog, bộ plug-in RNI All Films 5 Professional dành cho Adobe Lightroom và Nik Collection của DxO rất đáng để bổ sung vào bộ công cụ của bạn.

Và đó là những thông tin về giả lập film Fuji mà Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan