Khi A6000 được Sony ra mắt vào 2014, nó đánh dấu 1 bước chuyển mình của hãng. Sony đã chuyển trọng tâm từ dòng NEX (tên gọi trước đó), những chiếc máy compact và bắt đầu phát triển nghiêm túc máy ảnh dòng Alpha. Chiếc máy mirrorless định dạng APS-C cấp thấp này hiện nay vẫn có thể mua được. Hãng đã thay thế A6000 bằng rất nhiều dòng máy khác như A6100, A6300, … Việc này cho thấy sự nổi tiếng của chiếc máy. Dù các máy “anh em” của nó cho hiệu suất AF và video 4K tốt hơn, nhưng Sony A6000 vẫn nguyên vẹn là chiếc máy ảnh tốt nhất cho người mới.
Máy A6000 đã kết hợp dòng máy NEX vào gia đình Alpha. Chiếc máy là bản cập nhật từ NEX-6, 1 trong những chiếc máy compact trên thị trường lúc đó. Hãng đã giữ nguyên thân máy trên NEX, nhưng điểm giống nhau chỉ có vậy.Bên cạnh việc tương thích với ngàm E, Sony đã bao gồm 1 số công nghệ tốt nhất lúc đó.
Bằng Sony A6000, hãng đã cố gắng xóa mờ ranh giới giữa thị trường DSLR và compact. Để cạnh tranh với DSLR, Sony có bộ xử lý Bionz X – có trong máy A7R bán chạy. Còn có phiên bản cải tiến của APS-C, cảm biến 24.3 triệu pixels Exmor APS HD CMOS. Cảm biến này cũng có trong chiếc Alpha 77.
Nói cách khác, Sony A6000 đại diện cho sự thay đổi định hướng của Sony. Và giúp thúc đẩy Sony trở thành người dẫn đầu trên thị trường mirrorless. Cùng Review máy ảnh xem nó có gì thú vị nha!
Sơ lược về máy ảnh
- Mức giá máy bán lại: $330-400 (chỉ thân máy)
- Cảm biến 24.3 triệu pixels Exmor APS HD CMOS
- ISO 100 – 12,800 (Có thể mở rộng lên ISO 25,600)
- Bộ xử lý hình ảnh Bionz X nhanh hơn 3 lần
- Thời gian lấy nét tự động (AF) nhanh 0.06s
- Video full HD ở mức 60/ 50/ 25/ 24p
- Tích hợp wifi, NFC, bluetooth
Các bản cập nhật firmware
Kể từ lúc ra mắt tới đây, đã có rất nhiều bản cập nhật cho A6000. Phiên bản gần đây nhất là 3.21 vào năm 2019. Nó cung cấp cải thiệt về độ ổn định của AF mở rộng trên máy. Các bản cập nhật trước đó vào 2016 tối ưu hóa hiệu suất máy ảnh cùng với lens Sony. Còn các bản năm 2014, 2015 giảm thiểu thời gian mở máy, có thể chụp film 60/30/24p trên định dạng XAVX S và bổ sung hỗ trợ bằng app Smart Remote Control của hãng.
Các tính năng
Cảm biến của máy có thiế kế trên chip không kẽ hở, làm tăng hiệu quả thu ánh sáng để cải thiện chế độ chụp trong điều kiện thiếu sáng, Đồng thời giảm độ nhiễu trong phạm vi độ nhạy ISO100-25,600. Đáng chú ý là không có bộ lọc anti-aliasing trên máy.
Sony A6000 gia nhập thị trường với 1 trong những tính năng ấn tượng trong phân khúc. Máy cho nhiều lợi thế lớn từ việc cải thiện sức mạnh xử lý của động cơ Bionz X. Động cơ này nhanh gấp 3 lần hệ thống nguyên bản trên các máy NEX. Tốc độ tăng lên này đáng chú ý với thời gian mở máy. Chỉ cần bật nút on trên máy là có thể chụp ảnh trong khoảng 1s. Mặc dù chế độ chụp liên tục tốc độ cao, đây là chế độ tuyệt vời dành cho nhiếp ảnh gia muốn chụp ảnh ngay tức thời.
Tốc độ AF được tăng thêm sức mạnh. Sony A6000 ghi hình với thời gian lấy nét tức thời 0.06s theo tiêu chuẩn CIPA. Dưới điều kiện lý tưởng, máy này là loại hệ thống lấy nét nhanh nhất trên thị trường. Thậm chí còn nhanh hơn chiếc Fujifilm X-T1. Nó cũng giúp độ trễ màn trập giảm thiểu, lấy nét gần như là liên tục.
Thêm nữa,
Chụp ảnh chế độ liên tục lên tới 11fps, cho 21 ảnh raw + JPEG hoặc 49 fine JPEG trước khi bộ đệm gặp vấn đề. Việc này sẽ thu hút những ai dùng máy để chụp ảnh thể thao, hành động. Máy có 25 điểm AF nhận diện tương phản chính xác như trên NEX-6. Tuy nhiên, cải thiện cụ thể về số điểm nhận diện pha từ 99 lên 179 điểm, bao quát 100$ khung hình. Hệ thống AF hybrid không chỉ giúp má nhận diện cảnh, còn tăng khả năng khóa các chủ thể và theo sát nó của A6000.
AF-A là sự kết hợp giữa AF liên tục và single-shot AF, xuất hiện trên A6000 và là lần đầu trên hệ thống Sony ngàm E. Ở chế độ này, trong điều kiện mà chủ thể không cố định/ di chuyển, máy sẽ chọn chế độ lấy nét chính xác cho cảnh. Tôi hài lòng khi thấy Sony kích hoạt tính năng hiển thị điểm AF chủ động. Nó giúp kiểm tra xem lấy nét có chính xác hay không dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi chụp liên tục các khung hình và theo dõi.
Lắp đặt và bộ xử lý
Được thiết kế và hoạt động như trên máy DSLR, A6000 có màn trập kép. Điều khiển khẩu độ qua hộp số ở vai đằng sau màn trập. Bánh xe để lựa chọn ở phía sau máy ảnh.
Tay cầm được đúc bằng cao su, tiện dụng mang lại cảm giác cầm nắm chắc chắn. Sony đã đặt nút quay film chuyên dụng 1 cách thông minh ngay bên ngoài nơi đặt ngón tay cái của bạn một cách tự nhiên. Sự tiện dụng này giúp bạn dễ dàng truy cập mà không bị vô tình nhấn vào. Nút C1 ở đầu tiên trong 2 nút custom ở kế bên nút màn trập. Còn nút C2 có thể dùng để xóa ảnh khi trong chế độ playback, cũng như cài đặt truy cập vào nhiều chức năng và quick menu.
Nút Fn phía trên bánh xe điều khiển ở mặt sau, mở ra menu shortcut và có thể kết nối với các thiết bị khác để truyền tải ảnh. Khóa phơi sáng tự động (AEL), menu chính và các nút flash thủ công nằm bên cạnh màn hình. Mặc dù Sony A6000 có thể được thiết lập theo nhiều cách khác nhau. Nhưng có vài lý do để tìm hiểu sâu về menu chính nếu bạn muốn cài đặt thứ bạn thích.
Về trải nghiệm,
Tôi thấy là các điều khiển trên máy ảnh khá dễ để truy cập và hoạt động. Trong thời gian ngắn sử dụng, tôi có thể thích nghi nhanh chóng các điều khiển mà không cần nhìn vào màn hình hay xao nhãng khỏi khung ảnh.
Về tính di động, hầu hết máy ảnh đều có báng cầm. Đây là chỗ chứa pin và thẻ nhớ, nhưng điều này được khắc phục bằng trọng lượng lens, giúp Alpha 6000 được cân bằng tốt. Khi khởi đọng máy bằng 1 tay cũng khá thoải mái. Nhưng tôi thích mở máy bằng 2 tay hơn và chụp qua EVF trong nhiều trường hợp.
Đo sáng
Đo sáng đa phân đoạn kiểm soát 1.200 vùng thực hiện công việc tuyệt vời trong việc hiển thị mức độ phơi sáng chân thực trong hầu hết các trường hợp. Khả năng đọc số liệu từ phần lớn khung hình của Alpha 6000 giúp cho số đọc đồng hồ đáng tin cậy, tạo ra kết quả nhất quán. Chụp chủ thể tiền cảnh với ánh nắng chói chang phía sau là một trong những tình huống thử thách nhất mà hệ thống đo sáng có thể gặp phải. Nhưng khi chụp riêng, Alpha 6000 vẫn thu được kết quả hài lòng. Ảnh chỉ tự nhiên mất chi tiết nổi bật ở hậu cảnh mất nét.
Tuy nhiên, việc tận dụng tính năng đo sáng điểm và trọng tâm của máy ảnh sẽ giúp ích rất nhiều, đồng thời khả năng bù phơi sáng ±5EV mở rộng của máy ảnh trong 1⁄3 bước giúp kiểm soát bổ sung tuyệt vời đối với mức phơi sáng.
Dải động
Vùng bóng trong các cảnh tương phản cao giữ lại số lượng chi tiết tốt, đặc biệt là tệp raw. Nhưng tối thấy tệp nén JPRG cũng giữ lại bóng và các chi tiết highlight tốt. Khi thử nghiệm vùng dải động, Alpha 6000 đạt 12.26EV ở ISO100. Nó ngang bằng với Canon EOS 1200D. Đồng thời máy cũng theo kịp độ nhạy của những chiếc DSLR ra mắt gần đây.
Trong hầu hết các trường hợp, màu sắc cho ra rất phong phú và rực rỡ. Sự sản xuất các chi tiết highlight và bóng gây thỏa mãn. Mà không cần thêm điều chỉnh gì ở hậu cảnh.
Lấy nét tự động (AF)
Thời gian phản hồi của hệ thống AF hybrid 179 điểm cực kỳ nhanh và không có độ trễ màn trập rõ rệt. Khi nút màn trập được nhấn nhẹ vào để khóa chủ thể hoặc cảnh, bạn có thể lấy nét gần như lập tức. Và tốc độ đó có thể thực hiện được trong điều kiện ánh sáng tương đối thấp.
Sự kết hợp của các pha và độ tương phản chính xác được cải tiến. Chúng được hỗ trợ bởi bộ xử lý Bionz X. Bộ xử lý này giúp máy ảnh có thể tạo ra biểu đồ 3D của chủ thể nên nó có thể đọc được khoảng cách của mỗi yếu tố trong vùng lấy nét.
Những ích lợi từ hệ thống được cải thiện cũng được có thể chuyển sang hiệu suất AF. Bởi vì A6 có thể điều khiển lens của nó nhanh hơn 35% so với các hệ thống trước đó. Máy ảnh chuyển các điểm lấy nét ngay lập tức khi theo dõi chủ thể nếu dùng chế độ chụp liên tục tốc độ cao 11fps. Điều này được chứng tỏ qua việc các điểm AF nhỏ, màu đỏ sáng lên trên màn hình khi đối tượng di chuyển ngang qua, đi tới hoặc đi xa trong khung hình. Đây là điều gần gũi nhất mà nhiều người dùng có thể chụp được các đối tượng chuyển động nhanh như trên Nikon D4S hoặc Canon EOS-1D X với mức giá chỉ bằng một phần nhỏ.
Độ nhiễu, độ phân giải và độ nhạy
Với 24.3 triệu pixels, cảm biến APS-C, nó thực hiện được những gì mà chúng ta mong đợi. Nó có 32 điểm trên bảng đồ độ phân giải. Trong khi Nikon D5300 chỉ có 31 điểm. Tính năng giảm nhiễu đa khung hình (MFNR) hiện được đưa vào cài đặt ISO trong máy ảnh thay vì thông qua ứng dụng có thể tải xuống. Điều này giống như trường hợp của NEX-5R và NEX-6.
Điều này được triển khai trong các tình huống ánh sáng yếu. Sony A6000 chụp được 6 khung hình liên tiếp và sau đó xếp chúng thành một hình ảnh duy nhất để chống nhiễu. Ở mức ISO thấp hơn, không có lợi thế rõ ràng nào khi sử dụng MFNR. Nhưng ở cài đặt độ nhạy cao hơn, sự cải thiện về khả năng giảm nhiễu và giữ lại chi tiết rất ấn tượng, đặc biệt là ngoài ISO1600.
Gần như,
Không có độ nhiễu màu nào có thể thấy được trên ISO6400. Ở tệp Raw có thể cân bằng việc giảm thiểu độ nhiễu để loại bỏ các độ nhiễu trong khi vẫn giữ được độ nét và kết cấu các góc tốt. Máy ảnh có thể áp dụng vào việc giảm thiểu độ nhiễu vùng cụ thể. Tính năng này đủ nhạy để tránh làm điều chỉnh ảnh quá mức. Ngoài ISO 8000, các bức ảnh bắt đầu trông nghệ thuật hơn là chính xác khi được xem ở kích thước lớn hơn mức chúng tự động xuất hiện trên màn hình 3 inch của Alpha 6000.
Tôi thấy vui khi các bức ảnh JPEG được in trực tiếp của A6000. Nhưng với các ảnh khi ánh sáng bị giới hạn, bạn cần phải có tốc độ màn trập đủ nhanh để chụp. Lúc này, hiệu suất độ nhạy của máy có thể hỗ trợ tốt.
White balance và màu sắc
Tôi khá hài lòng với white balance và màu sắc trên A6000. Bất kể là màu sắc nào chiếm phần lớn trên khung hình, máy ảnh có thể đọc và áp dụng 1 cách thông minh các cài đặt chính xác. Tuy nhiên, có 11 cài đặt white balance cũng như tùy chọn chỉ định chức năng tùy chỉnh nếu muốn cài đặt chính xác hơn. Còn có thêm 12 chế độ sáng tạo để thêm vào các lựa chọn về màu sắc trong máy. Thứ duy nhất tôi không quá ấn tượng là chế độ chân dung. Vì hiệu ứng mặc định làm vật thể trông không ổn hoặc quá nóng.
Ta có thể điều chỉnh độ tương phản, độ bão hào và độ nét trên các kiểu màu sắc. Tất cả chỉ để bức ảnh phù hợp với phong cách của bạn. Tôi thích tự điều chỉnh màu sắc ở phần hậu cảnh. Và để máy ảnh chụp ở chế độ mặc định. Tiêu chuẩn về màu sắc trên A6000 rất phong phú và đủ bão hòa để trở nên rực rỡ mà không bị thiếu chân thực.
Kính ngắm và màn hình
Trên lý thuyết, Sony A6000 dùng kính ngắm OLED EVF 0,39 inch, 1,44 triệu điểm ảnh nhãn hiệu Tru-Finder. Có vẻ như là 1 sự hạ cấp so với kính ngắm XGA OLED 0,5 inch, 2,3 triệu điểm ảnh trên NEX-6. Ngay cả độ phóng đại cũng giảm đi một chút. Từ 1,09x ở NEX-6 xuống 1,07x, tương đương 70x ở tiêu chuẩn 35mm.
Tuy nhiên, EVF độ phân giải nhỏ hơn, thấp hơn mang lại trường nhìn 100%. Với độ sống động và độ rõ nét cao hơn so với thiết bị trước đó. Tốc độ làm mới rất ấn tượng, có nghĩa là độ trễ hầu như không đáng chú ý khi di chuyển máy ảnh. Do đó, mặc dù nó có thể không tốt bằng kính ngắm quang học nhưng chắc chắn nó không kém.
Màn hình LCD TFT 3inch 921,600 điểm phù hợp thay thế trên NEX-6. Nhưng nó không gây bất ngờ như trên Fujifilm X-T1, hay là màn hình rẻ tiền hơn Olympus OM-D E-M10. Cả hai loại máy đó đều có 1.04 triệu điểm.
Khả năng quay video
Tỷ lệ 16:9 trên màn hình nghiêng của Sony A6000 hoạt động tốt với video. Nhưng để lại hai thanh màu đen ở hai bên khi ở chế độ ảnh, cắt xén màn hình. Nó không gây ảnh hưởng nhiều tới tôi vì tôi thích chụp ảnh tĩnh bằng EVF hơn. Tùy là làm vậy màn hình sẽ nhỏ hơn khi dùng chế độ Live view.
Những người thích quay video sẽ hài lòng khi biết rằng Alpha 6000 có một số chức năng hữu ích. Bao gồm cả tạo mẫu ngựa vằn và nó có thể quay video 1920×1080 pixel full HD, AVCHD Ver2.0/MP4 ở 60p và 24p. Nó cũng có kết nối Micro HDMI loại D. Cung cấp đầu ra HDMI sạch để quay video. Hơi thất vọng một chút khi không có ổ cắm tai nghe để theo dõi âm thanh. Nhưng hotshoe đa giao diện ít nhất cũng cho phép bạn kết nối micrô bên ngoài.
Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!