[Review] Sony A6400: có đáng để nâng cấp từ A6000?

01/08/2021

Nếu bạn luôn gặp phải CAPTCHA mỗi khi bạn mở ứng dụng điện thoại nào đó, thì liệu bạn có còn muốn sử dụng ứng dụng đó không? Đó là cũng cảm nhận của tôi khi sử dụng máy ảnh A6400 của Sony; ta luôn phải lướt qua các trang cài đặt hay menu phụ để thay đổi các cài đặt quan trọng; khiến cho một chiếc máy ảnh Mirrorless trở nên khó sử dụng một cách vô lý.

Sony A6400 là sản phẩm tiếp theo của A6300 có 3 năm tuổi; và được sẻ chia cùng một số tính năng với A6500 đắt tiền hơn. Nó có rất nhiều tính năng đáng giá như chất lượng hình ảnh tốt đáng tin cậy và hệ thống hybrid AF nhanh nhẹn. Thế nhưng những đặc điểm tích cực đó bị chôn vùi bởi các nền tảng menu vô cùng phức tạp và công thái học lộn xộn. Mọi tính năng tuyệt vời của máy này đều bị ẩn dưới một dạng menu; có thể do bị che khuất bởi các thông báo hoặc gần như là không xuất hiện.

Sony A6400 là sản phẩm tiếp theo của A6300 có 3 năm tuổi; và được sẻ chia cùng một số tính năng với A6500 đắt tiền hơn
Sony A6400 là sản phẩm tiếp theo của A6300 có 3 năm tuổi; và được sẻ chia cùng một số tính năng với A6500 đắt tiền hơn

Hãy cùng Review Máy Ảnh đánh giá xem qua máy ảnh Sony A6400 này như thế nào nhé!

Đặc trưng của Sony A6400

Những điểm nổi bật chính của máy là tính năng Real-time Eye AF và Tracking AF; bộ xử lý hình ảnh được cập nhật mới; và một màn hình cảm ứng có thể lật 180 độ. Với mức giá 899 dollars cho riêng thân máy, 999 dollars cho ống kính kit 16-50mm; hoặc 1299 dollars với ống kính zoom 18-135mm. A6400 có đủ khả năng trở thành máy ảnh nhỏ gọn lý tưởng cho các nhiếp ảnh gia và vlogger; nhưng sự thật là điều đó khó có thể thành hiện thực.

Sau khi đã sử dụng A6400 trong vài tuần qua, tôi đã phát hiện ra rằng nó hoàn toàn không thể là chiếc máy ảnh Mirrorless nhỏ gọn như mong đợi; mà nó là chiếc máy ảnh giá bình dị nhưng vẫn đủ một vài tính năng gọi là chất lượng.

Phần lớn các cải tiến của Sony A6400 xoay quanh hệ thống Hybrid AF với một vài tiêu điểm chụp
Phần lớn các cải tiến của Sony A6400 xoay quanh hệ thống Hybrid AF với một vài tiêu điểm chụp

Phần lớn các cải tiến của Sony A6400 xoay quanh hệ thống Hybrid AF với vài tiêu điểm chụp. Có tổng cộng 425 điểm lấy nét tương phản (contrast AF), 425 điểm lấy nét theo pha (phase-detection AF); vượt qua cả 169 điểm contrast AF của A6300 và A6500. Thậm chí, nó còn tốt hơn cả các máy full-frame khác loại tốt nhất của Sony; bao phủ đến 84% khung ảnh so với 94% trên Alpha A9.

Sony tuyên bố rằng A6400 có tính năng lấy nét chỉ trong 0.02 giây. Nhưng riêng tôi xác nhận rằng tính năng autofocus của A6400 thật sự rất nhanh; tốc độ chụp ngay lập tức khi tôi chỉ mới vừa nhấn nửa nút chụp và nó đã hoàn toàn xác định được đối tượng trong khoảng thời gian nhất định.

Tính năng Real-time Eye AF giúp tiết kiệm thời gian

Bỏ qua về vấn đề tiêu điểm chụp, điểm tỏa sáng thật sự của hệ thống AF mới này của Sony A6400 là tính năng Real-time Eye AF và Tracking AF (Sony sử dụng thuật toán và trí tuệ nhân tạo để có thể nhận dạng và theo dõi đối tượng nhanh chóng).

Tương tự, tính năng Real-time Eye AF sẽ dõi theo ánh mắt, cơ thể đối tượng bằng AI; sẽ có bản cập nhật dành cho thú vật vào cuối năm nay. Cả 2 tính năng này đều hữu ích trong việc chụp chân dung; người mẫu có thể di chuyển từ từ hoặc toàn bộ đến vùng khác trong khung hình.

điểm nổi bật thật sự của hệ thống AF mới này của Sony A6400 là tính năng Real-time Eye AF và Tracking AF
điểm nổi bật thật sự của hệ thống AF mới này của Sony A6400 là tính năng Real-time Eye AF và Tracking AF

Thay vì phải lấy nét và chỉnh lại cài đặt mọi khi đối tượng di chuyển khỏi vị trí chụp; việc bật Real-time Eye AF giúp theo dõi đối tượng bằng máy; đảm bảo ảnh nằm trọn trong khung theo ý thích.

Nhưng trước khi thực hiện bất kỳ điều gì, tôi cần phải bật tính năng mình cần lên vì chúng không được bật mặc định. Điều đó không quá khó nhỉ? Sau khi xem qua tầm 14 trang chỉ cho việc cài đặt chụp ảnh (đừng lo, còn có thêm 14 trang nữa chỉ dành cho cài đặt video) bằng cách chỉ sử dụng các nút điều hướng; tôi đã có thể bật tính năng Autofocus liên tục, theo dõi mắt và chủ thể trong suốt khung hình. Hiện tại, Sony vẫn từ chối việc màn hình cảm ứng máy ảnh Alpha hoạt động với menu; vì lý do vớ vẩn nào đó mà đến tôi cũng không thể hiểu được.

Hiệu suất chụp ảnh tuyệt vời trong mọi tình huống

Nếu bạn đang băn khoăn về chất lượng hình ảnh, thì đừng lo lắng. Chất lượng ảnh đã không thay đổi trong các máy Alpha của Sony cho đến nay; Sony A6400 cũng không ngoại lệ và nó sử dụng phần lớn cảm biến hình ảnh giống như A6500. Hiệu ứng Color pop, các đổi tượng và vật thể vẫn giữ được sự sắc nét; ISO có thể được đặt từ 100 -32,000 ở chế độ mặc định; hơn nữa ISO có thể mở rộng lên đến 102,400 cho các trường hợp bị mờ.

Hầu hết các bức ảnh trông tuyệt vời khi chụp thử nghiệm; nhưng chất lượng lại giảm đáng kể ở ISO khoảng 12,800, nơi chi tiết dễ bị nhòe
Hầu hết các bức ảnh trông tuyệt vời khi chụp thử nghiệm; nhưng chất lượng lại giảm đáng kể ở ISO khoảng 12,800, nơi chi tiết dễ bị nhòe

Hầu hết các bức ảnh trông tuyệt vời khi chụp thử nghiệm; nhưng chất lượng lại giảm đáng kể ở ISO khoảng 12,800, nơi chi tiết dễ bị nhòe. Ảnh hưởng của ảnh RAW bị giảm bớt so với JPEG (RAW luôn chỉnh sửa dễ hơn); mặc dù nó được mong đợi vì dữ liệu bổ sung có sẵn trong tệp.

Hầu hết các bức ảnh trông tuyệt vời khi chụp thử nghiệm; nhưng chất lượng lại giảm đáng kể ở ISO khoảng 12,800, nơi chi tiết dễ bị nhòe. Ảnh hưởng của ảnh RAW bị giảm bớt so với JPEG (RAW luôn chỉnh sửa dễ hơn); mặc dù nó được mong đợi vì dữ liệu bổ sung có sẵn trong tệp.

Khả năng quay video thì sao ?

Các nhà quay phim nên biết rằng Sony A6400 không phù hợp nhất cho video, mặc dù có hỗ trợ S-log 2, S-log 3 và Hybrid Log Gamma (HLG). Ngoài ra, còn có các chế độ quay 4K 24/30 fps trông rất đẹp, nhưng không có giác cắm tai nghe, chỉ có cổng cắm cho Microphone; đây là một thiếu sót rất lớn khi bạn muốn kiểm tra tình trạng âm thanh video đang quay.

Các nhà quay phim nên biết rằng Sony A6400 không phù hợp nhất cho video, mặc dù có hỗ trợ S-log 2, S-log 3 và Hybrid Log Gamma
Các nhà quay phim nên biết rằng Sony A6400 không phù hợp nhất cho video, mặc dù có hỗ trợ S-log 2, S-log 3 và Hybrid Log Gamma

Ngoài ra, khe cắm thẻ SD của A6400 chỉ hỗ trợ tối đa tốc độ UHS-I; có nghĩa là nếu bạn có thẻ SD UHS-II đời mới, bạn sẽ chỉ phải ghi tệp nhanh giống như đời trước, không phải đời sau.

Nếu bạn nhấn giữ nút chụp chế độ liên tục ở tốc độ 11fps, bạn sẽ chạm đến mức 116 ảnh chuẩn JPEG hoặc 46 ảnh nén RAW khi ghi vào thẻ SD. Có một bộ dữ liệu nhỏ sẽ không ảnh hưởng tới việc chụp hình; nhưng so với bộ dữ liệu 300 tấm JPEG và 107 RAW của A6500 thì nó ít hơn rất nhiều.

Rolling Shutter, vấn đề đáng quan tâm cho Videos

Có vài yếu tố quan trọng gây rắc rối với tính năng quay video của Sony A6400 là nó thiếu sự ổn định trong những bức hình. Đó là khác biệt lớn nhất giữa A6400 và A6500, đáng để so sánh khi chọn lựa giữa 2 loại. Việc thiếu sự ổn định trong máy sẽ làm bạn phải dựa vào tính năng ổn định của ống kính; thật may mắn khi có tầm khoảng 30 ống kính Sony đáp ứng được.

Việc có màn trập cuộn (Rolling Shutter) không tốt sẽ là vấn đề cần nên xử lý khi quay video. Cho dù chuyển động có uốn éo như “rau câu” đi chăng nữa; thì ta chỉ cần xoay máy ảnh xung quanh là có thể thấy hình ảnh 4K rõ ràng.

Việc có màn trập cuộn (Rolling Shutter) không tốt sẽ là vấn đề nên xử lý khi quay video
Việc có màn trập cuộn (Rolling Shutter) không tốt sẽ là vấn đề nên xử lý khi quay video

Độ phân giải màn hình 921k điểm của A6400 rất sáng, sắc nét, có thể quay 180 độ để selfie; nhưng tôi lại có nhiều điểm không hài lòng về nó. Không những thiếu cảm ứng cho menu, màn hình còn va chạm vào eyecup kính ngắm khi cố quay đủ 180 độ. Ta giải quyết vấn đề này bằng cách tháo eyecup ra nhưng nó lại ở vị trí dễ hỏng.

Thiết kế bản lề làm cho A6400 khó sử dụng khi quay vlog. Người quay video thường đặt microphone ở vị trí hot shoe của máy. Lật màn hình hướng lên sẽ không dùng được vì đã bị Micro chắn mất. Giải pháp là sử dụng màn hình nối với bản lề trên cạnh mép máy ảnh; nhưng điều đó sẽ làm Sony phải thiết kế lại khe cắm Micro và USB nằm phía trái của máy.

Thiết kế bản lề và báng tay cầm thật sự rắc rối

Nếu bạn muốn sử dụng Sony A6400 chủ yếu để quay video, tôi khuyên nên cài đặt nút C1 thành nút quay video của bạn. Nó nằm ở kế bên nút shutter và ít rắc rối hơn nút mặc định đặt ở giữa báng tay cầm.

Thân máy ảnh nhỏ gọn của Mirrorless là một trong những điểm nổi bậc chiếm trọn phần thắng trước DSLR. Tuy nhiên, thường là do ống kính sẽ làm tăng độ nặng, dẫn tới việc mất cân bằng trọng lượng giữa máy ảnh và tay cầm. Cuối cùng, sử dụng A6400 tốt nhất là khi đi kèm với các ống kính nhỏ hơn; như ống kính góc siêu rộng E 10-18mm F4 OSS hay ống kính zoom Vario-Tessar T E 16-70mm F4 ZA OSS.

Hầu hết phần tay cầm của máy ảnh bị chiếm bởi cái nút bấm; chỉ để lại ít không gian cho ngón tay cái của người sử dụng và trường hợp đeo bao tay thì sẽ khó cầm hơn
Hầu hết phần tay cầm của máy ảnh bị chiếm bởi cái nút bấm; chỉ để lại ít không gian cho ngón tay cái của người sử dụng và trường hợp đeo bao tay thì sẽ khó cầm hơn

Tuy nhiên, nếu bạn có ý định chọn ống kính nặng như lens zoom FE 2.8/ 16-35 GM có giá 2,200 dollars mà tôi đang thử nghiệm đây, thì bạn sẽ thấy rằng báng tay cầm nhỏ của A6400 gây khó chịu để thêm kiểm soát trọng lượng thêm của kính. Hầu hết phần tay cầm của máy ảnh bị chiếm bởi cái nút bấm; chỉ để lại ít không gian cho ngón tay cái của người sử dụng và trường hợp đeo bao tay thì sẽ khó cầm hơn. Còn đối với tôi và đồng nghiệp trong nhóm video, báng cầm tay của A6400 có kích thước vừa đủ và cầm không thoải mái.

Không thể sử dụng lúc trời mưa

Trong một lần bấm máy, tôi nhận ra rằng việc gắn đèn flash hot shoe; kết hợp với ống kính zoom sẽ càng khó để sử dụng hơn. Vì vậy, tôi đã cất ống kính lớn đi và đổi sáng loại lens Carl Zeiss góc rộng 24mm f/1,8. Lúc này mới là lúc Sony A6400 tỏa sáng đây, gần như trọng lượng sẽ nhẹ hơn. Giờ đây, ta có thể giữ máy ảnh với một tay, như một loại vũ khí mạnh mẽ, hữu dụng.

Về mặt tích cực, phần thân A6400 có chống ẩm và bụi, giống như A6300 và A6500 đời trước
Về mặt tích cực, phần thân A6400 có chống ẩm và bụi, giống như A6300 và A6500 đời trước

Về mặt tích cực, phần thân A6400 có chống ẩm và bụi, giống như A6300 và A6500 đời trước. Nhưng chỉ có loại ống kính full-frame kích thước lớn và đăt tiền của Sony mới có thể có đặc điểm như vậy. Vì vậy nên kiểm tra ống kính kĩ càng trước khi mang ra chụp hình dưới cơn mưa xối xả.

Còn một vấn đề khác nữa là tuổi thọ pin của máy. A6400 sử dụng cùng loại với A6300 có 3 năm tuổi, cho nên nó được đánh giá chỉ chụp được ở mức 360 ảnh; và tôi thấy khá chính xác vì khi đang chụp ảnh một vài người bạn thì nó “ngủm”, tắt nguồn luôn. Thật may mắn khi tương đối dễ dàng tìm thấy các phiên bản bên thứ ba rẻ tiền của loại pin này. Cho nên tôi khuyên các bạn nên chọn ra một vài phụ tùng để bỏ vào trong túi máy ảnh của mình.

Thiết kế A6400 dần thuộc vào hàng “có tuổi” và đó chính là vần đề

Sony A6400 là một máy ảnh được trang bị tốt với những hình ảnh siêu chất lượng và có mức giá ổn khi xem qua thông số kĩ thuật. Tôi khá ấn tượng với tính năng real-time tracking AF và thời gian lấy nét của máy; nhưng điều đó thật sự không phải là một sự hoàn hảo. Mặc dù một số tính năng mới của A6400 (như real-time tracking) trông khá đặc biệt thú vị so với máy ảnh có cùng kích thước và mức giá; tuy nhiên những sai sót như màn hình và hệ thống menu là con điểm trừ nặng.

Nếu Sony để ý dến những việc cần làm, thì chiếc máy này có thể sẽ là chiếc máy xịn cho những người đam mê chụp ảnh và quay video.
Nếu Sony để ý dến những việc cần làm, thì chiếc máy này có thể sẽ là chiếc máy xịn cho những người đam mê chụp ảnh và quay video.

Thực sự cảm thấy như Sony đã cạn ý tưởng với những gì họ có thể thiết kế thêm. Sony A6400 phần lớn có thiết kế vật lý giống các máy ảnh NEX ra mắt gần cả thập kỷ; và nó gặp khó khi thích nghi với các ống kính lớn hoặc phong cách quay video như vlog, youtube.

Sony đã làm tốt việc cập nhật công nghệ bên trong máy ảnh APS-C, đặc biệt là hệ thống autofocus. Nhưng bây giờ việc hãng cần làm là chú ý tới thân máy và giao diện người dùng. Nếu Sony để ý dến những việc cần làm, thì chiếc máy này có thể sẽ là chiếc máy xịn cho những người đam mê chụp ảnh và quay video.

Xem bài viết về Sony A6000 để có được cái nhìn tổng quan, so sánh với A6400 này nhé! Và đừng quên bấm theo dõi và chờ xem bài viết tiếp theo của Review Máy Ảnh.

Bài viết liên quan

Mostbet İncelemesi 2024 » Spor Bahisleri, Giriş & Oyunlar”

Mostbet Giriş: Mostbet Türkiye Canlı Bahis Sitesi BilgileriContentMostbet'te Spor BahisleriMostbet Tr Online Spor BahisleriCanlı CasinoSpor DisiplinleriMostbet Başka Hizmetler De Sunuyor Mu? Artıları Empieza EksileriMostbet Aviator OyunuMostbet Ios Uygulaması Nasıl...

Mostbet İncelemesi 2024 » Spor Bahisleri, Giriş & Oyunlar”

Mostbet Giriş: Mostbet Türkiye Canlı Bahis Sitesi BilgileriContentMostbet'te Spor BahisleriMostbet Tr Online Spor BahisleriCanlı CasinoSpor DisiplinleriMostbet Başka Hizmetler De Sunuyor Mu? Artıları Empieza EksileriMostbet Aviator OyunuMostbet Ios Uygulaması Nasıl...