Ra mắt vào năm 2020, A7C nằm ở vị trí cuối cùng của dòng máy ảnh mirrorless full-frame của Sony. Máy ảnh có nhiều tính năng chính của chieescc A7 III nổi tiếng. Nhưng thân máy nhỏ hơn có thêm màn hình khớp nối hoàn toàn. Thiết giống với thân máy ảnh Alpha cảm biến APS-C. Chiếc máy này không thay thế cho A7 III. Mà thay vào đó, nó đại diện cho dòng full-frame mới của hãng vì tới tận năm 2023, Sony vẫn chưa giới thiệu Mark II. Đây là chiếc máy ảnh hybrid toàn năng có giả cả hợp lý. Cũng như nó được xếp hạng vào 1 trong những chiếc máy ảnh tốt nhất năm nay.
Sony A7C cung cấp các tính năng nổi bật. Bao gồm tính năng ổn định hình ảnh và cảm biến Exmor R BSI CMOS 24.2 triệu pixels, cùng với bộ máy xử lý hình ảnh Bionz X cùng hãng. Như mọi khi, Sony bị ám ảnh bởi những chiếc máy ảnh cỡ nhỏ. Hãng đã thiết kế ra 1 thân máy full-frame mới, kích thước 124x71x60mm, nặng 509g. A7C có kích cỡ tương đương với A7 III, không có vỏ kính ngắm nhưng trọng lượng nhẹ hơn 20%. Máy có cảm biến 24.2MP và tính năng cốt lõi được thiết lập từ A7 III vào trong thân máy kiểu rangefinder, có đỉnh phẳng tương tự như trên dòng A6000.
Đương nhiên là,
Chắc chắn phải hy sinh 1 vài thứ để A7C có kích thước gọn nhẹ. Chúng khiến mọi người ngạc nhiên với mức giá khởi điểm khoảng $2353, cao hơn cả mức giá của A7 III. Tuy vậy, giá bán lẻ chỉ tầm $1598, ngang tầm với A7 III. Nên câu hỏi đặt ra là, liệu chiếc máy này có đáng với cái giá phải đánh đổi? Liệu A7C có phải chiếc máy ảnh Sony tốt nhất cho bạn? Cùng Review máy ảnh tìm câu trả lời nha!
Sơ lược về máy ảnh
- Mức giá $1598 chỉ thân máy
- Cảm biến full-frame 24MP
- Kính ngắm 2.36 triệu điểm, độ thu phóng 0.59x
- Màn hình 3 inch khớp nối hoàn toàn 921 ngàn điểm
- Tính năng ổn định hình ảnh 5 trục tích hợp
- Ghi video 4K 30p
Firmware
Hãng cập nhật liên tục firmware mới mỗi năm kể từ lúc ra mắt. Bản gần nhất là vào tháng 2/2023 để hỗ trợ chỉnh sửa video và phần mền gắn thẻ. Các cập nhật trước đó được thêm vào tính năng phát trực tuyến qua USB và tương thích với Eye AF khi quay video.
Các tính năng
Về các phần cứng hình ảnh chính, A7C có các thông số kỹ thuật gần như tương tự như anh em của nó. Cảm biến BSI-CMOS 24 triệu pixels cung cấp phạm vi độ nhạy tiêu chuẩn ISO 100-51,200. Nó có thể mở rộng cài đặt từ ISO 50-204,800. Kết hợp cùng với bộ xử lý Bionz X được dùng trên chiếc A7R IV cao cấp. Bộ xử lý này hỗ trợ chụp ảnh 10fps với 115 ảnh raw trong bộ đệm, hoặc 8fps khi chụp bằng live view. Màn trập mới và nhỏ tốc độ hàng đầu chậm hơn xíu là 1/4000s. Nhưng có thể tăng lên 1/8000s khi dùng chế độ im lặng.
Hệ thống AF Hybrid dùng 693 điểm nhận diện pha và 425 điểm nhận diện tương phản trên 93% khung hình. Máy bao gồm tất cả cái công nghệ AF dựa trên AI đang dẫn đầu: Real-time Eye AF, Real-time Tracking. Trong khi đó, đơn vị IBIS thu nhỏ hứa hẹn khả năng ổn định 5 điểm dừng, giống như A7 III.
Khe thẻ SD độc nhất là hy sinh phải bỏ ra vì kích thước nhỏ gọn của máy. Khe thẻ tương thích với tiêu chuẩn UHS-II tốc độ cao. Nhưng với các khách hàng mục tiêu của Sony thì tôi không nghĩ chiếc máy này có vấn đề gì. Sau cùng, những ai thích có sao lưu hình ảnh thì có thể mua A7 III.
Ngoài ra,
Quay video có thể ghi ở độ phân giải 4K 30p hoặc Full HD 120fps. Ổ micro và headphone có sẵn, được sắp xếp sao cho không cản trở màn hình khi quay vlog ở phía trước. Hybrid Log Gamma hiển thị vùng tone mày rộng hơn trên HDR TV, bên cạnh là S-log cho ai thích chỉnh màu cho cảnh quay ở hậu kỳ. Nhưng mà máy ảnh cho ra màu sắc có 8bit, điều này giới hạn mảng chỉnh màu.
Wifi và Bluetooth được tích hợp để kết nối với smartphone qua app Imaging Edge Mobile. Nó khá dễ dàng tạo bản sao trên điện thoại bằng cách nhấn nút Fn khi playback và kích hoạt app. Ta cũng có thể liên kết điện thoại với máy ảnh, tải ảnh hay tạo bản sao lên đó. Có thể thực hiện được ngay cả khi dắt máy ảnh và cất vào túi. Tuy nhiên, hơi khó cài đặt luôn mở BluetoothLE ở lần đầu. Bạn phải tìm và đổi trên các cài đặt menu. Vẫn không có tính năng chuyển file raw để điều chỉnh ảnh trước khi chia sẻ. Dù là tính năng này đã có trên nhiều máy ảnh từ vài năm trước.
Chụp ảnh từ xa được điều khiển qua kết nối Wifi, màn hình live view và các cài đặt xịn xò có sẳn để thay đổi trên app. Nếu dùng tính năng này, bạn không thể chỉ định điểm lấy nét. Thay vào đó phải để máy ảnh tự quyết định, đây thực sự là một thiếu sót cơ bản. Thật là 1 thiếu sót cơ bản.
Lắp đặt và bộ xử lý
Về danh nghĩa thì Sony A7C là mẫu máy full-frame cấp thấp, cả về chất lượng lắp đặt. Hãng đã dùng thiết kế liền khối, với các bộ phận chính cố định trong vỏ máy hợp kim magie, chống chịu được thời tiết. Như vậy, các bộ phận máy ảnh tạo cảm giác chắc chắn.
Chiếc máy có sẵn với 2 màu sắc đen và bạc, hoặc màu đen kiểu cổ điển. Tấm trên cùng có bậc của nó là một cải tiến về mặt thẩm mỹ so với các mẫu dòng A6000 hình hộp. Vì kích thước nhỏ, báng cầm tay rõ ràng được thiết kế để bao quay pin NP-FZ100 chặt nhất có thể. Điều này làm nó trông có vẻ nhỏ và chật chội. Còn có 1 cái móc tối thiểu ngăng ngón tay cái trượt khỏi mặt sau máy ảnh. Lớp phủ cao su có vết hõm phía sau khá nhẵn mịn.
Báng cầm tay vẫn hoạt động tốt. Lens trên máy A7C là loại lens nhỏ. Tạo cảm giá hơi mất cân bằng dù là dùng với lens FE 24-105mm F4 G OSS cùng hãng. Không có lý do chính đáng nào khiến Sony không sử dụng báng cầm lớn hơn. Vì nó sẽ không tạo ra sự khác biệt thực tế nào đối với tổng thể khi lắp lens.
Không mấy bất ngờ,
Hầu hết các khác biệt so với A7 III là về thiết kế và cách bố trí điều khiển. Cơ bản mà nói, A7C có nguồn gốc từ thân máy mirrorless APS-C của Sony. Đó không hẳn là điều tốt hết cả. Máy có ít các điều khiển vật lý. Ta cần phải tốn nhiều công sức để gán các chức năng vào chúng. Cho nên, các nhiếp ảnh gia thường cảm thấy khá khó chịu hơn khi dùng dòng SLR.
Các cài đặt chính được kiểm soát bằng cách dùng 1 cặp hộp số điện tử ở mặt sau. 1 hộp số nằm ngang và 1 cái nằm dọc, hộp số sau gần gấp 2 lần hộp số trước dưới dạng D-pad. Chúng cho phép trực tiếp truy cập vào ISO, drive mode và các chế độ hiển thị ảnh. Dù vậy, 1 cải thiện đáng nhớ vượt mẫu máy A6100, hiện được bổ sung bằng nút xoay bù phơi sáng chuyên dụng. Nút movie cũng được bố trí tiện lợi trên mặt phẳng bên trên. Nút này có thể được gán để kiểm soát các chức năng khác trong các chế độ chụp ảnh tĩnh.
So với A7 III,
Không có hộp số điều khiển nào trên báng cầm dưới ngón trỏ. Cũng như không có cần điều khiển vùng AF. Thay vào đó, Sony đã giảm bớt gánh năng trên tính năng nhận dạng đối tượng dựa trên AI bằng nút AF-ON nổi bật ở mặt sau. Nó được sử dụng để chỉ định và khóa đối tượng. Nếu bạn muốn định vị điểm lấy nét theo cách thủ công, bạn phải nhấn nút ở giữa d-pad để thay đổi chế độ của nó, sau đó sử dụng các phím định hướng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng màn hình cảm ứng để định vị điểm AF. Dù bằng cách nào, kết quả cuối cùng là một chiếc máy ảnh gần như được vận hành hoàn toàn bằng ngón tay cái bên phải của bạn.
Mẫu A7C này được làm để thu hút người dùng muốn đổi sang chiếc máy ảnh thực thụ từ smartphone. Sony đã thất bại khi bao gồm giao diện màn hình cảm ứng tuyệt hảo mà hãng đã phát triển trên A7S III. Thay vào đó, giao diện cảm ứng bị giới hạn trong việc chỉ định vùng lấy nét và phóng to hình ảnh khi phát lại.
Và vì có các điều khiển vật lý hạn chế, người dùng sẽ mất nhiều thời gian trên các nút d-pad để kiểm soát thủ công. So với A7S III thì A7C có bố cục menu cũ hơn.
Kính ngắm và màn hình
Chỉ bằng 1 cái nhìn vào kính ngắm của máy, bạn sẽ biết được Sony đã bỏ ra những gì để có được thân máy nhỏ như vậy. A7C với 2.36 triệu điểm cho độ phóng đại 0.59x ít ỏi. Nghĩa là thậm chí kính ngắm còn nhỏ hơn so với các mẫu máy APS-C hay Micro Four Thirds có giá chỉ bằng 1/3.
EVF cũng có viền bao quanh rất nhỏ, khó có thể thấy trong điều kiện sáng. Tất cả điều này được kết hợp bởi chất lượng thấp của nguồn cấp dữ liệu live view tiêu chuẩn của Sony. Cho nên dễ bị các đường lởm chởm và sai màu. Tôi khuyên bạn nên thay đổi cài đặt Chất lượng hiển thị trong menu là high. Nhưng thực tế là nó sẽ làm giảm tuổi thọ pin.
Có vẻ là Sony vẫn hứng thú với màn hình khớp nối hoàn toàn, nên A7C có thể xoay màn hình 3inch ở bất kể góc độ nào. Đây là lợi thế vượt trộn hơn hản màn hình nghiêng trên con A7 III. Bạn có thể đặt góc ảnh cao/ thaaso khi xoay máy ảnh để chụp chân dung. Nếu bạn thấy thích, nó có thể xoay về trước để chụp selfie và quay vlog. Nó có tỷ lệ khung hình 3:2. Hình ảnh xem trước lớn hơn có ích hơn so với màn hình 16:9 được sử dụng trên dòng A6000.
Thông thường trên máy ảnh mirrorless,
Sony cho xem trước độ phơi sáng và màu sắc trong màn hình live view. Bạn cũng có thể xem thêm khẩu độ chụp, cung cấp độ sâu trường ảnh toàn thời gian một cách hiệu quả. Có rất nhiều thông tin chụp ảnh, bao gồm các cần gạt điện tử và live histogram. Điều khó chịu là bạn không thể xem những thứ này cùng lúc. Mà thay vào đó phải xoay vòng qua nhiều chế độ hiển thị.
AF
Sony đã dẫn đầu về AF trong nhiều năm với khả năng nhận diện khuôn mặt và mắt, theo dõi chủ thể tuyệt vời. Nếu bạn dành nhiều thời gian để chụp ảnh thì đây sẽ là những tính năng rất giá trị. Ngay từ lúc unbox máy, nó đã được cài đặt vùng lấy nét và tự động chuyển sang AF đơn hoặc AF liên tục. Tuy nhiên tôi thấy cách tốt nhất để dùng là kết hợp chế độ AF-C với Flexible Spot. Nó giúp bạn chỉ điểm vùng lấy nét mà bạn thấy phù hợp.
Khi dùng nút AF-ON, máy ảnh sẽ khóa chặt chủ thể để lấy nét và tập trung vào nó. Dù là chủ thể có di chuyển hay bạn bố cục lại ảnh. Điều này bù đắp cho việc thiếu đi cần điều khiển để định vị điểm lấy nét. Khi dùng màn hình để bố trí ảnh, bạn có thể chạm vào chủ thể để lấy nét.
Bằng việc này, lấy nét tự động trên Sony A7C hoạt động cực kỳ tốt. Chủ thể sẽ được khóa lại nhanh chóng dứt khoát và luôn sắc nét. Dù là bạn sẽ vẫn phải chuyển đổi nhận dạng người và động vật trong menu để lấy nét. Đây là một lĩnh vực mà các máy ảnh mới nhất của Canon, hay thậm chí cả smartphone Xperia của Sony, hoạt động tốt hơn nhiều vì chúng có thể hiểu cả hai cùng một lúc.
Hiệu suất
Về mặt vận hành, máy ảnh có hiệu suất tuyệt vời. Nó gần như khởi động ngay lập tức khi gạt công tắc nguồn. Vị trí thuận tiện bao quanh nút chụp cũng giúp bạn dễ dàng tối đa hóa thời lượng pin. Pin NP-FZ100 lớn mang đến khả năng chịu đựng tuyệt vời. Các phản hồi trên các nút vật lý xảy ra ngay lập tức, nhưng độ phản hồi trên màn hình cảm ứng bị chậm 1 chút.
Hệ thống white balence và đo sáng thành thục. Như trên các máy ảnh mirrorless, màn hình preview chính xác khiến ta dễ dàng đánh giá khi áp dụng bù sáng hoặc điều chỉnh white balance. Đó là tin tốt, nếu dùng riêng từng tính năng thì máy sẽ tạo ra các ảnh hơi buồn tẻ ở dạng JPEG. Nhưng có thể được cải thiện bằng cách chọn white balance có sẵn hoặc tùy chỉnh.
Mặt khác, là về chất lượng hình ảnh raw. Cảm biến 24MP chuyển tải đủ các chi tiết tạo nên ảnh in lớn. Phạm vi dải động ở ISO thấp lớn, nghĩa là ở tình huống có tương phản cao, bạn có thể phơi gian để giữa lại các điểm sáng và có lượng lớn chi tiết bóng trong quá trình xử lý raw. Ở mức ISO cao chất lượng ảnh cũng tốt, tôi thấy ảnh chụp ở ISO 12,800 vẫ phù hợp, thậm chí là lên cả ISO 25,600.
Các tính năng khác
Nói đến hệ thống IBIS, dù không phải thuộc hàng dẫn đầu trong thị trường thì nó vẫn khá tốt. Khi dùng lens zoom 35mm, tôi có thể có được ảnh sắc nét với tốc độ màn trập 1/4s. Thỉnh thoảng cũng có thể dùng tốc độ 1/2s.
Hiệu suất chụp liên tục đặc biệt ấn tượng, với Sony A7C, ta sẽ có 1 loạt 115 ảnh raw hoặc 90 ảnh raw + JPEG trước khi giảm tốc độ. Hơn nữa, với thẻ UHS-II có tốc độ phù hợp, nó sẽ xóa bộ nhớ đệm trong vòng chưa đầy 15s. Cùng với khả năng AF xuất sắc, loại hiệu suất này dễ dàng dùng cho các hoạt động thể thao và thể thao chuyển động nhanh. Đồng thời vượt xa những gì mà phần lớn các nhiếp ảnh gia có thể cần.
ISO và độ nhiễu
Tương tự với cảm biến hình ảnh trên A7 III, Sony A7C tạo ra chất lượng ảnh raw sánh ngang với các loại máy cùng tầm. Mức ISO1600 không tạo ra nhiễu trên ảnh. Còn ở mức ISO3200 sẽ có 1 chút nhiễu chói. Tuy nhiên, cả màu sắc và chi tiết đều mạnh mẽ trong việc tăng độ nhạy sáng hơn nữa. Thậm chí ISO 25.600 vẫn có thể sử dụng hoàn hảo, khá ấn tượng.
Tại các mức cài đặt cao hơn, chất lượng nhanh chóng bị thụt giảm. Dù ISO51200 dùng được nếu giảm đi độ nhiễu cẩn thận hậu xử lý ảnh raw. Cần tránh các ISO102,400 và ISO204,800 mở rộng, trừ khi không còn sự lựa chọn nào khác.
Tổng kết
Không thể phủ nhận, Alpha 7C có thể mang lại những bức ảnh đẹp nhờ cảm biến tuyệt vời và hệ thống AF. Rõ ràng là nó cũng nhỏ hơn so với các sản phẩm cùng loại có hình dạng SLR. Đặc biệt là khi kết hợp với bộ zoom có thể thu gọn của nó. Tuy nhiên, điều này không nhất thiết mang lại lợi thế đáng kể về tính di động. Bạn không thể chỉ bỏ vào túi. Chiếc máy sẽ vừa với một chiếc túi nhỏ hơn một chút. Vấn đề là lợi thế kích thước khiêm tốn này đi kèm với những thỏa hiệp đáng kể về thiết kế.
Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!