Sony Alpha A1 review: Có gì nổi bật so với các mẫu máy mới hiện nay?

24/10/2023

Sony Alpha A1 là mẫu flagship với thông số kỹ thuật đáng mơ ước. Thông số đó giúp A1 trở thành 1 trong những chiếc máy ảnh tốt nhất của Sony mà bạn từng thấy. Nó cung cấp cả độ phân giải và tốc độ một cách vượt trội. Cảm biến 50.1MP full-frame này chỉ bị vượt qua bởi chiếc A7R IV cùng hãng và Fujifilm GFX100S. Tuy nhiên, máy còn có khả năng chụp hình tốc độ 30fps đáng kinh ngạc. 1 số máy ảnh khác có thể phù hợp với tốc độ chụp này đều có độ phân giải thấp hơn đáng kể. A1 có thể chụp ở mức 50MP 30fps dù việc điều chỉnh lấy nét và phơi sáng giữa các ảnh chưa từng xảy ra. Và thêm 1 điều nữa, máy quay được video 8K.

Trong thập kỷ trước,

Các tiến triển về công nghệ máy ảnh đã được tạo nên bởi Sony, ít nhất là mảng cảm biến hình ảnh và các thiết bị điện tử. Hãng đã đặt mục tiêu cạnh tranh trực tiếp với thế độc quyền đã có của Nikon và Canon, đánh dấu sự thành công bằng các cải tiến không ngừng. Kế hoạch này đã thành hiện thực.

Đã có nhiều thứ xảy ra từ khi chiếc Sony A1 ra mắt vào tháng 1/2021. Sony đã ra mắt A7R với độ phân giải cao hơn A1. Bộ xử lý AI phức tạp và hệ thống AF AI không có trên A1. Sau đó chiếc Nikon Z9 xuất hiện trở thành đối thủ của độ phân giải trên A1. Tốc độ và khả năng video lên tới 8K. Dù Sony A1 rất vượt trội lúc mới ra mắt. Nhưng nó nhanh chóng đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ mới hơn và có năng lực cao hơn. Tất cả chúng đều có 1 điểm chung. Chúng thường có giá rẻ hơn A1.

Với sự cạnh tranh như thế từ các chiếc máy ảnh sau này, liệu Sony A1 có đáng để mua? Cùng Review máy ảnh tìm hiểu thêm nhé!

Sony Alpha A1 là mẫu flagship với thông số kỹ thuật đáng mơ ước
Sony Alpha A1 là mẫu flagship với thông số kỹ thuật đáng mơ ước

Các tính năng

Máy được trang bị cảm biến CMOS xếp chồng Exmor RS mới, với 3 chip xếp chồng lên nhau. Các điốt quang nhạy sáng trước tiên được kết nối với một lớp bộ nhớ, với lớp xử lý bên dưới. Theo nguyên tắc, nó tối đa hóa hiệu xuất bắt ánh sáng và đọc pixel lập tức khi giữ độ nhiễu ở mức tối thiểu. Vì vậy, cảm biến có phạm vi dải động ấn tượng 15 điểm dừng. Còn độ nhạy sáng tiêu chuẩn lên tới ISO32000, mở rộng lên tới ISO102400.

Hãng khẳng định thiết kế cảm biến này cũng là 1 vấn đề liên quan tới màn trập điện tử. Nó sẽ loại bỏ hiện tượng biến dạng hình ảnh khỏi việc màn trập lăn. Cung cấp khả năng chụp ảnh không bị nháy đền dưới ánh sáng nhân tạo. Hơn nữa, ta có thể chụp flash ở chế độ im lặng. Màn trập lăn tiếp tục là vấn đề với những mẫu mirroless nhỏ hơn. Màn trập cơ đã được thiết kế lại. Tốc độ đồng bộ hóa là 1/400s hay 1/500s khi dùng chế độ crop 21MP APS-C. Bộ xử lý Dual Bionz XR có thể xử lý lượng dữ liệu khổng lồ để quay video 8K hoặc quay liên tục ở tốc độ cao.

Ngoài ra,

AF được xử lý bằng các pixel nhận diện trên pha cảm biến. Có ít hơn 759 điểm lấy nét có thể chọn thủ công, bao trùm 92% ảnh. Sony nói rằng khả năng theo dõi lấy nét đã được cải thiện. Ta có thể dùng khẩu độ nhỏ cỡ f/22 khi chụp liên tục. Điều đó có thể hữu ích khi sử dụng tốc độ màn trập chậm để lia máy. Với Alpha 1, Sony cũng mở rộng thuật toán AF theo mắt theo thời gian thực hàng đầu để nhận dạng các loài chim, con người và các động vật khác.

Các tệp được lưu ở khe thẻ nhớ kép như trên A7S III. Ta có thể dùng các thẻ UHS-II SD hay thẻ CRexpress A media nhỏ hơn. Bạn có thể chọn sao lưu ảnh đồng thời trên 2 thẻ. Hoặc dùng theo tuần tự hoặc tách riêng các loại tệp khác nhau cho từng thẻ. Bạn có thể điều chỉnh nó thủ coong. Ngoài ra, máy ảnh sẽ từ chối các thẻ khác ở khe thẻ 2 thậm chí nếu thẻ ở khe 1 hết dung lượng.

Về tính năng ổn định hình ảnh,

Tính năng ổn định hình ảnh hứa hẹn lên tới 5.5 trạm dừng mà không rung lắc. Khi dùng lens ổn định quang học, nó sẽ xử lý bù cho độ lệch và độ nghiêng. Đồng thời, máy ảnh sẽ điều chỉnh các chuyển động cuộn cùng với sự dịch chuyển theo chiều dọc hoặc ngang. Tuy nhiên hiện nay A7R V có đến 8 điểm dừng, nên mặt này A1 bị tuột lại phía sau.

Lens IS cũng có 2 chế độ chụp ảnh pixel khác nhau. Thứ nhất là chụp 4 ảnh để tạo mẫu có màu sắc đầy đủ ở từng vị trí pixel. Thứ 2 là chụp 16 ảnh, ảnh đầu ra lớn ở mức 200MP. Điều đáng chú ý là máy ảnh chỉ ghi lại một tập hợp các tệp raw. Các tệp này phải được ghép lại với nhau trên máy tính bằng phần mềm máy tính Imaging Edge của hãng trước khi bạn nhìn thấy ảnh hoàn chỉnh.

Ảnh chụp trên Sony A1 cho ra chất lượng ảnh khá tốt và sắc nét
Ảnh chụp trên Sony A1 cho ra chất lượng ảnh khá tốt và sắc nét

Định dạng ảnh trên máy

Các tệp ghi hình đã được Sony cải thiện. Hãng cuối cùng đã cung cấp tùy chọn lưu ảnh raw bằng cách nén mà không mất dữ liệu. Điều này tạo nên điểm trung gian giữa các tùy chọn trước đó của các bản raw không nén lớn, hoặc là bản nén bị mất dữ liệu có thể hạn chế tính linh hoạt trong quá trình xử lý hậu kỳ.

Máy có thể dùng được tệp HEIF thay vì JPEG cho ảnh đầu ra. Điều này cho ra chất lượng ảnh cao hơn và hậu kỳ linh hoạt hơn. Nhưng cái giá phải trả là sự tương thích trên máy bị giảm đi. Bạn hiện nay có thể cắt ảnh trên máy trước khi chia sẻ chúng. Nhưng vẫn sẽ không có bộ xử lý raw trong máy ảnh.

So sánh với A7S III

Sony đã bao gồm Creative Looks đã có trên A7S III. Các chế độ màu sắc đa dạng được ký hiệu bằng 2 ký tự thay vì dùng từ rõ ràng. 1 số chế độ khá dễ dùng, vài chế độ hơi khó dùng như IN, FL, SH. Hãng có cung cấp chỉ dẫn cho mỗi chế độ trên. Nhưng nếu bạn có thể biết được cách làm cho ảnh có vẻ tươi sáng, trong suốt và mềm mại, sống động thì bạn sẽ làm được rất nhiều thứ. May mắn là các hiệu ứng có thể được xem trước qua kính ngắm.

Về video, các thông số rất ấn tượng khi quay ảnh tĩnh. Cảnh quay 8K có thể được ghi nội bộ ở tốc độ 30fps với tốc độ bit lên tới 400Mbps. Cảnh quay 4K có tốc độ ấn tượng là 120fps. Các tệp có thể được ghi ở màu sắc 10bit 4:2:2, cùng chế độS-Cinetone và S-log3 tạo điều kiện cho quá trình hậu kỳ. Cũng có thể xuất cảnh quay raw 16 bit ra máy ghi bên ngoài.

Hệ thống chịu nhiệt tích hợp trong thân máy như trên A7S III. Nó có thể ghi hình theo thời lượng hơn 30 phút. Ổ cắm full-size HDMI, cổng stereo headphone 3.5mm và microphone. Hot shoe bao gồm giao diện âm thanh kỹ thuật số để sử dụng với một số micrô Sony nhất định.

Kết nối không dây

Sony cũng đã cung cấp một loạt các tùy chọn kết nối chuyên nghiệp. Wi-Fi tích hợp sử dụng ăng-ten kép để tăng gấp đôi tốc độ. Nó được kết nối với các cổng LAN có dây USB-C và RJ45 siêu tốc. Tất nhiên, bạn vẫn có khả năng sao chép hình ảnh thông thường vào smartphone và điều khiển máy ảnh từ xa qua Wi-Fi bằng app Imaging Edge Mobile miễn phí của hãng. Ảnh cũng có thể được gắn thẻ địa lý bằng cách sử dụng dữ liệu vị trí được smartphone của bạn ghi lại.

Lắp đặt và bộ xử lý

Máy ảnh Sony A1 có thiết kế tương tự như trên các mẫu full-frame mirrorless SLR. Ví dụ tiêu biểu là A9 II và A7S III. Hãng cải tiến thiết kế qua rất nhiều lần. Kết quả cho ra thân máy vô cùng chắc chắn và bộ điều khiển được bố trí hợp lý. Báng cầm lớn giúp có nhiều không gian hơn cho bạn cầm máy. Nhưng hình dạng báng cầm này không thoải mái như trên các máy ảnh khác. Dù vậy, nó cho cảm giác an toàn khi cầm máy bằng 1 tay có gắn kèm lens 100-400mm GM.

Không như Canon hay Nikon, Sony không dùng thân máy lớn hơn hay báng cầm tích hợp cho chiếc A1 này. Đây có thể là lợi thế cho thời lượng pin và nó sẽ cân được cái lens lớn hơn, chụp hình dọc. Cần phải mua thêm một báng cầm để có được những tính năng đó trên A1.

Về mặt lắp đặt,

Phần trước, phía trên và mặt sau được làm bằng hợp kim magie. Các nút điều khiển và cần chuyển động được thiết kế chống bụi và độ ẩm xâm nhập. Khe thẻ nhớ cũng có miếng khóa lại như trên A7S III. Các nắp cổng cao su ở bên trái cũng được làm chắc chắn hơn so với trước đó.

Các nút bấm và hộp số bao phủ bề mặt máy, và chúng được sử dụng thường xuyên. Có không dưới 4 hộp số dùng để thay đổi cài đặt phơi sáng. Chúng bao gồm kiểm soát bù phơi sáng tinh tế có khóa chuyển đổi ở giữa. Những hộ số này hơi nhỏ 1 chút nhưng đều hoạt động hiệu quả khi di chuyển.

Cần điều khiển lớn, được đặt ở vị trí hợp lý với bề mặt có họa tiết. Nó được sử dụng để di chuyển điểm lấy nét, trong khi các nút khóa AF-ON và khóa phơi sáng được đặt gần đó để bạn có thể dễ dàng chạm tới bằng ngón tay cái. Còn nhiều nút khác có thể thay đổi theo nhu cầu người dùng. Bên trái là hộp số bổ sung để chọn chế độ lấy nét và tốc độ ổ đĩa.

Bên cạnh đó,

Ta có thể truy cập các cài đặt khác bằng nút Fn. Bạn có thể mang các tùy chỉnh muốn chọn lên trên màn hình menu. Cuối cùng là việc cảm ứng cho phép ta thao tác nhanh và trực quan hơn. A1 của Sony cũng mang lại lợi ích từ việc menu cảm ứng được thiết kế lại hoàn toàn. Thứ mà chúng ta chưa thấy được trên A7S III. Đó là 1 sự cải tiến chân thật hơn hẳn các mẫu máy khác nhưng cần có thời gian để tìm hiểu nó.

Có thể định cấu hình nhiều bộ nhớ tùy chỉnh cho các loại đối tượng khác nhau. Chúng có thể được gán cho các vị trí trên đĩa lệnh chế độ được đánh dấu 1, 2 và 3 để truy cập nhanh. Bạn cũng có thể lưu cài đặt chụp để lại thông qua nút tùy chỉnh. Điều này có thể đặc biệt hữu ích để chuyển đổi nhanh chóng giữa các tình huống được hưởng lợi từ các thiết lập máy ảnh rất khác nhau. Chẳng hạn như phong cảnh, động vật hoang dã. Điều quan trọng là nút xoay chế độ lấy nét và chế độ drive vẫn sẽ cần cài đặt thủ công.

Nhìn chung,

A1 cung cấp giao diện người dùng thực sự hiệu quả với khả năng truy cập nhanh vào hầu hết các cài đặt chụp. Tuy nhiên, thiết kế không hoàn toàn không có sai sót. Các nút xoay chế độ lấy nét, drive và phơi sáng đều có các nút khóa cần được nhấn trước khi có thể xoay. Nút này hoạt động tốt trong hầu hết các điều kiện. Nhưng rất khó sử dụng với găng tay mùa đông. Như thường lệ, không có nhiều khoảng trống giữa tay cầm và ngàm lens.

Kính ngắm và màn hình trên Sony A1

Mặt sau máy ảnh
Mặt sau máy ảnh

Kính ngắm

1 trong những điểm nổi trội của Sony A1 là ở kính ngắm. Hãng đã dùng EVF 9.44 triệu điểm như trên A7S, độ thu phóng 0.9x. Thông số này lớn hơn bất kỳ dòng full-frame DSLR nào có tính năng chụp ảnh liên tục không bị chớp đen. Tốc độ làm mới tiêu chuẩn là 60fps, có thể chuyển sang 120fps để chụp chủ thể di chuyển. Dù có thể chất lượng hiển thị ảnh sẽ giảm thiểu khi chuyển sang 120fps.

Như thường lệ, màu sắc và độ phơi sáng được xem trước trực tiếp trong khung ngắm. Sony cũng đặt ống kính ở khẩu độ chụp theo mặc định, cung cấp bản xem trước độ sâu trường ảnh toàn thời gian. Có thể dùng các đường lưới theo nhiều mẫu đã chọn, cùng với histogram và mức điện tử trục kép (không thể dùng cùng lúc). Nhìn chung, điều này thể hiện trải nghiệm xem tốt nhất mà bạn có thể tìm thấy trên bất kỳ máy ảnh nào.

Màn hình

Với sự xuất sắc của kính ngắm, màn hình là một sự thất vọng. Với kích thước 3 inch và 1,44m chấm, độ phân giải nhỏ hơn và thấp hơn so với các mẫu mirrorless cao cấp khác. Màn hình chỉ nghiêng, do đó, mặc dù nó có ưu điểm là nhanh chóng được sử dụng để chụp góc thấp hoặc góc cao ở định dạng ngang, nhưng nó sẽ trở nên vô dụng nếu xoay máy ảnh sang hướng dọc. Đây là điều đáng thất vọng ở chiếc máy ảnh đắt tiền như vậy. Đặc biệt là so với những thiết kế ưu việt được Fujifilm và Panasonic sử dụng. Thật vậy, Sony có màn hình có thể thay đổi góc nhìn tốt hơn nhiều trên các mẫu Alpha 7 IV và Alpha 7R V gần đây hơn.

Lấy nét tự động

Được xem là người tiên phong trong công nghệ lấy nét tự động tiên tiến nhận diện chử thể bằng AI, không quá bất ngờ khi A1 cũng có hệ thống phức tạp này. Ngoại trừ báng tay cầm được thiết lập hơi kỳ thì máy hoạt động hiệu quả đến khó tin.

Chiếc máy cung cấp 759 điểm AF ở mọi nơi trừ phía rìa khung hình. Khi chuyển sang chế độ cắt APS-C nó vẫn giữ nguyên số điểm AF để duy trì tính chính xác. Máy ảnh có thể xử lý 120 phép tính lấy nét mỗi giây. Nghĩa là dù chụp ở mức 30fps, nó vẫn điều chỉnh lấy nét 3 lần giữa mỗi khung hình. Tuy nhiên, cần hiểu là chỉ có lens Sony được hỗ trợ chế độ chụp hình với tốc độ đầy đủ. Các lens hãng khác sẽ bị giới hạn vì các hạn chế về AF và khẩu độ.

Bạn có thể cụ thể hóa vùng lấy nét thủ công bằng cách chọn 3 điểm có kích thước khác nhau. Hoặc chọn vùng bao phủ rộng nơi chủ thể xuất hiện. Thay vào đó, bạn có thể thực hiện theo dõi chủ thể mọi lúc, hoặc cho phép máy ảnh tự chọn điểm lấy nét. Tất cả các tùy chọn đó được dùng trong nhiều tình huống khác nhau.

Tuy nhiên,

Tôi gần như không thường xuyên dùng lựa chọn AF vùng, nhưng với Sony A1 thì khác. Nó hoạt động thật sự rất tốt. Tôi thấy nó hiệu quả khi chụp ảnh chú chim đang bay bằng telezoom 100-400mm GM. Máy lập tức nhận diện và lấy nét chủ thể gần nhất với máy ảnh. Cho dù phông nền có hỗn loạn tới đâu. Sau khi khóa nó lại, máy sẽ theo dõi chủ thể bất kể là nó di chuyển thất thường thế nào.

Máy lập tức nhận diện và lấy nét chủ thể gần nhất với máy ảnh.
Máy lập tức nhận diện và lấy nét chủ thể gần nhất với máy ảnh.

Cũng giống như nhận diện và theo dõi chủ thể hoạt động tốt đáng kinh ngạc. Nhận diện gương mặt và mắt cũng rất hữu dụng khi muốn lấy nét cụ thể vào người. Khi chụp ảnh các hoạt động ngoài trời, tôi thử chụp độ phân giải đầy đủ ở 30fps, máy ảnh lấy nét mượt mà từng khung hình. Dù phải thừa nhận rằng đây không phải là Formular One, nhưng đây quả thật là hiệu sức ấn tượng.

Mặc dù,

Hệ thống AF có thể rất ấn tượng. Nhưng việc thiết lập nó cũng có những điều khó chịu. Ví dụ: chỉ có thể thực hiện theo dõi đối tượng khi vòng xoay lấy nét được đặt thành AF-C, tại thời điểm đó, nó được hiển thị dưới dạng chế độ Vùng lấy nét. Nhưng sau đó, bạn được cung cấp tùy chọn kết hợp nó với bất kỳ chế độ Vùng lấy nét nào khác. Nó sẽ hoạt động hợp lý hơn khi cài đặt trên nút xoay chế độ lấy nét.

Máy ảnh hiện hỗ trợ AF theo mắt khi chụp ảnh chim cũng như người hoặc động vật. Nhưng bạn phải chọn thủ công giữa ba tùy chọn từ menu. Điều này chắc chắn sẽ gây khó chịu cho các nhiếp ảnh gia chụp ảnh động vật hoang dã. Hệ thống của Canon trên EOS R5 hoạt động tốt hơn về mặt này vì nó chỉ tiếp tục nhận dạng bất cứ thứ gì ở phía trước lens.

Cũng cần lưu ý rằng hệ thống AF của Alpha 1 kém hơn hệ thống AF của Sony A7R V. Với sự tiến bộ về công nghệ, Alpha 1 không còn có được lợi thế như trước đây nữa.

Hiệu suất

Trong hầu hết các khía cạnh hoạt động thì Sony A1 gần như hoàn hảo. Với mức giá $6500 đắt đỏ đó thì sẽ thật đáng thất vọng nếu A1 không làm được điều đó. Máy chụp ảnh tức thì khi bật công tắc nguồn ở vị trí thuật tiện. Các thao tác vật lý và cảm ứng cũng phản hồi tức thời khi chạm vào. Cảm giác cực kỳ tinh tế mà nó mang lại được củng cố bằng màn trập cơ học cực kỳ yên tĩnh và kín đáo. Tạo nên sự tương phản đáng hoan nghênh so với tiếng kêu của các mẫu máy Sony cũ hơn.

Chiếc máy chụp ảnh nhất quán ít nhất 140 ảnh raw 50MP + JPEG ở tốc độ chụp liên tục 30fps. Sau đó, tốc độ ghi ảnh vào thẻ chỉ mất có hơn 30s. Nó hầu như không hạn chế bất kỳ khía cạnh nào trong hoạt động trong khi nó đang ghi hình vào thẻ nhớ. Mặc dù có thể hiểu rằng bạn không thể bắt đầu quay video trong khi nó vẫn đang ghi.

Để làm cho mọi thứ dễ điều khiển hơn,

Tôi chỉ chụp ở định dạng JPEG cho phần lớn thử nghiệm tốc độ cao của mình. Rất may, Alpha 1 thường mang lại kết quả khá tốt ngay từ lúc chụp trên máy ảnh, dù 1 số tông màu kỳ lạ có thể xảy ra với các mẫu Sony cũ hơn. Hệ thống đo sáng của nó thường có sai sót ở mức thiếu sáng. Nó giúp bảo vệ chi tiết nổi bật nhưng thường khiến hình ảnh của tôi bị sáng sau đó.

Khả năng hiển thị màu tiêu chuẩn của Sony rõ ràng là trung tính và mặc dù điều này rất phù hợp với ảnh chân dung nhưng nó thường được hưởng lợi từ việc tăng độ ấm và độ bão hòa khi chụp ảnh phong cảnh và động vật hoang dã. Một lựa chọn là sử dụng VV Creative Look (có lẽ là viết tắt của vivid), nhưng đó là một điểm nhấn vượt trội so với sở thích của tôi.

Có lẽ thứ duy nhất mà máy không nổi trội là ở chế độ ổn định hình ảnh. Tôi nhận thấy việc dùng lens Zeiss Batis 40mm F2 có thể chụp arnhowr tốc độ màn trập chậm 1/4s và có ảnh sắc nét. Có 5 điểm dừng ổn định máy trên A1. Khi dùng chế độ chụp ảnh thiếu sáng không có tripod, IBIS trên Nikon thậm chí còn hỗ trợ tốc độ màn trập thấp hơn nữa trên Nikon Z7.

Alpha 1 thường mang lại kết quả khá tốt ngay từ lúc chụp trên máy ảnh
Alpha 1 thường mang lại kết quả khá tốt ngay từ lúc chụp trên máy ảnh

Thêm nữa,

Chế độ chụp nhiều ảnh chuyển đổi pixel có khả năng mang lại những kết quả phi thường ở chế độ chụp 4 ảnh. Mặc dù như thường lệ, về cơ bản, chế độ này không chấp nhận được bất kỳ chuyển động nào của máy ảnh hoặc chủ thể.

Vì vậy, mặc dù nó rất tốt cho sản phẩm hoặc ảnh tĩnh vật, nhưng các nhiếp ảnh gia phong cảnh sẽ phải sử dụng đầu ra 50MP tiêu chuẩn để thay thế. Trong các thử nghiệm của tôi, chế độ 16 ảnh có vẻ như là một bước đi quá xa và có xu hướng tạo ra thành phẩm dạng lưới ngay cả trong bối cảnh studio được kiểm soát.

Một sự khó chịu nhỏ khi vận hành sẽ xuất hiện trong quá trình phát lại. Không có phím tắt nhanh để chuyển đổi giữa hai khe cắm thẻ. Thay vào đó, bạn phải tìm kiếm trong menu phát lại. Máy ảnh thậm chí không có khả năng tự động chuyển đổi khi chỉ lắp một thẻ. Vì vậy nếu đặt sai vị trí, bạn sẽ gặp phải thông báo lỗi. Điều này được xử lý tốt hơn nhiều bởi các thương hiệu khác.

Khi quay video,

Với khả năng quay video 8K của Alpha 1 và những hạn chế về thời gian quay mà EOS R5 của Canon gặp phải do quá nóng, tôi rất muốn khám phá xem hệ thống tản nhiệt của Sony hoạt động tốt như thế nào khi so sánh. Trong các thử nghiệm trong nhà của tôi, với máy ảnh được đặt ở mức ghi 8K ở tốc độ 25fps và 400Mbps, Alpha 1 hiển thị cảnh báo nhiệt độ sau khoảng 27 phút và sau đó tắt sau 31 phút. Thời gian này lâu hơn khả năng của EOS R5.

Máy ảnh còn phục hồi nhanh hơn nhiều. Và hoàn toàn có thể hoạt động trở lại sau vài phút làm mát. Đặt tùy chọn menu Tự động TẮT nguồn Nhiệt độ thành Cao kéo dài thêm thời gian ghi, đến hơn 40 phút. Trên cơ sở này, có vẻ như nó sẽ là một lựa chọn khá thiết thực hơn cho các nhà quay phim. Tất nhiên, Alpha 1 và EOS R5 không còn đơn độc trong việc quay video 8K, vì Nikon Z9 mới hơn và Fujifilm X-H2 rẻ hơn nhiều cũng có thể làm được điều này.

ISO và nhiễu

Tôi đánh giá chất lượng ảnh bằng cách dùng phần mềm Sony Imaging Edge. Rõ ràng là cảm biến 50MP mới này theo sát các thiết kế gần đây của hãng. Mức ISO thấp kết hợp với các mức độ chi tiết đặc biệt với phạm vi dải động ấn tượng. Kiểm soát nhiễu ở ISO cao cũng rất đáng khen. Bạn cần dính chặt với ISO 400 hoặc thấp hơn để hưởng toàn bộ lợi ích từ độ phân giải. Các chi tiết đẹp bắt đầu nhòe đi khi độ nhạy tăng cao hơn.

Ngoài ISO3200, các chi tiết bóng bắt đầu biến mất. Nhưng dù vậy tôi vẫn dùng vùng tiêu chuẩn ISO32000. Các ISO51200 và ISO102400 mở rộng không quá tuyệt khi xem trên màn hình. Tuy nhiên nó vẫn mang đến hình ảnh dễ nhận biết khi cần.

Kết luận

Với Alpha A1, Sony đã viết lại quy tắc về những gì chúng ta có thể mong đợi ở một chiếc máy ảnh. Nó cung cấp độ phân giải cao hơn hầu hết mọi thứ khác. Và kết hợp với tốc độ chụp đáng kinh ngạc. Điều này được hỗ trợ bởi hệ thống AF đặc biệt có thể theo dõi các đối tượng chuyển động với độ chính xác tuyệt đối.

Đối với những nhiếp ảnh gia có đủ khả năng chi trả cho mức giá $6500, nó sẽ đáp ứng hầu hết mọi thứ yêu cầu. Được trang bị với FE 24-70mm F2.8 GM, đây là một máy ảnh studio và phong cảnh có độ phân giải cao tuyệt vời, nhưng nó thực sự trở nên sống động với FE 100-400mm F4.5-5.6 GM OSS.

Ở nhiều khía cạnh,

Tôi có thể nói rằng công nghệ dẫn đầu ngành của nó thực sự hoạt động như quảng cáo. Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan

Mostbet İncelemesi 2024 » Spor Bahisleri, Giriş & Oyunlar”

Mostbet Giriş: Mostbet Türkiye Canlı Bahis Sitesi BilgileriContentMostbet'te Spor BahisleriMostbet Tr Online Spor BahisleriCanlı CasinoSpor DisiplinleriMostbet Başka Hizmetler De Sunuyor Mu? Artıları Empieza EksileriMostbet Aviator OyunuMostbet Ios Uygulaması Nasıl...

Mostbet İncelemesi 2024 » Spor Bahisleri, Giriş & Oyunlar”

Mostbet Giriş: Mostbet Türkiye Canlı Bahis Sitesi BilgileriContentMostbet'te Spor BahisleriMostbet Tr Online Spor BahisleriCanlı CasinoSpor DisiplinleriMostbet Başka Hizmetler De Sunuyor Mu? Artıları Empieza EksileriMostbet Aviator OyunuMostbet Ios Uygulaması Nasıl...