Mẹo chụp ảnh: dựng bố cục ảnh dựa trên hình và khối

26/10/2023

Hình dạng là 1 yếu tố quan trọng trong bố cục nhiếp ảnh. Nó có thể được dùng để tạo ra tính cân bằng và đối xứng cho bức ảnh của bạn. Nó có thể giúp người xem chú ý vào chủ thể chính của hình. Trong bài viết này, Review máy ảnh sẽ cùng bạn tìm hiểu về 1 mẹo chụp ảnh khác, cách mà chúng ta sử dụng các hình và khối để làm bức ảnh trong thú vị hơn.

Mẹo chụp ảnh: dựng bố cục ảnh dựa trên hình dạng và hình thức
Mẹo chụp ảnh: dựng bố cục ảnh dựa trên hình dạng và hình thức

Các yếu tố cơ bản trong thiết kế mà các nhiếp ảnh gia cần biết

Có 6 yếu tố thiết kế và nghệ thuật cơ bản. Trong đó, hình dạng là trọng điểm trong bài viết này. Nhưng chúng ta sẽ cùng nhau xem qua 6 yếu tố bên dưới để hiểu thêm về quy tắc thiết kế. Chúng đều được liên kết chặt chẽ với nhau. Để hiểu rõ về hình và khối của nhiếp ảnh, hãy lướt qua 1 chút về chúng nhé!

Hình

Hình dáng có 2 chiều, bản thân bức ảnh cũng là vật 2 chiều, Nhưng hình trong nhiếp ảnh lại không có bất kỳ chiều sâu nào cả. Bạn có thể dùng ánh sáng hoặc phối cảnh để tạo chiều sâu 2 chiều cho hình. 1 khi có độ sâu thì hình dáng có thể sẽ trở thành khối 3 chiều.

Khối

Vật thể có chiều sâu 3 chiều nên dù cho ảnh chỉ hiển thị được 2 chiều, người xem cũng có thể tìm kiếm được chiều sâu bên ngoài bề mặt của vật thể. Ánh sáng và bóng tạo nên chiều sâu. Việc thay đổi bố cục sẽ làm lộ ra các góc và cạnh của khối thay vì chỉ nhìn từ trên xuống.

Đường kẻ

Các đường thẳng tạo nên cạnh của hình. Nhưng chúng cũng hình thành hình dạng của chính nó. Các đường nối dẫn mắt người xem đến với bức ảnh. Bạn có thể dùng chúng để phân tích và đóng khung cho bức ảnh. Chúng cũng được xem là công cụ bố cục ảnh quyền năng trong nhiếp ảnh.

Kết cấu

Kết cấu tạo nên cảm giác về chiều sâu của ảnh 2 chiều. Nó có thể được làm nổi bật bằng ánh sáng hoặc bóng tối.

Màu sắc

Có thể màu sắc không nằm trong các yếu tố tạo nên hình học. Nhưng màu sắc, nếu thiếu đi nó sẽ ảnh hưởng đến thiết kế và nhiếp ảnh. Chúng có thể thu hút sự chú ý hoặc kích thích cảm xúc người xem.

4 kiểu hình trong bố cục nhiếp ảnh

Hình trong nhiếp ảnh có nhiều loại khác nhau. Nhưng chúng không phải là hình dạng mà bạn học ở trường. Trong nhiếp ảnh, chúng ta phân loại hình ra theo nhiều cách khác nhau:

Các dạng hình học

Hình học là những cạnh thẳng và xác định. Chúng tạo nên các góc và đường thẳng rõ ràng và đồng đều. Bạn sẽ thường thấy các khối hình học trong các kiến trúc nghệ thuật. Vì các hình này thường được tạo ra trong nhiếp ảnh kiến trúc và nhiếp ảnh trừu tượng.

Hình hữu cơ

Các khối này có các đường cong và không hoàn hảo về mặt hình học. Nhưng thứ này có ngoài tự nhiên và không đồng nhất. Chúng ta thấy các khối hình này bên ngoài tự nhiên. Ví dụ, bạn thấy đường cong của nhánh cây hoặc hình dáng của cánh hoa.

Hình thực tế (positive shape)

Nó là những gì chúng ta nghĩ về đầu tiên khi nói về hình dạng. Vật thể tạo nên các hình dạng thực tế. Nếu ta thấy 1 món đồ vật thì nghĩa là ta thấy hình thực tế.

Không gian âm

Đây là vùng trong ảnh mà không có vật thể. Không gian âm có thể là vết nứt trên tường, vid dụ như hình được tạo nên từ đường nét của 2 hình thực tế.

Các mẹo chụp ảnh tận dụng hình và khối

Dùng hình khối giúp tác động đến tâm trạng khi chụp ảnh

Những màu sắc cụ thể có thể thực tỉnh cảm xúc con người. Nhưng hình và khối cũng có thể góp phần tạo nên tâm trạng chủ đạo của bức ảnh. Việc hiểu được hình khối có thể ảnh hưởng đến cảm xúc giúp bạn có thể nhiều công cụ để thực hiện cùng. Bạn có thể dùng các cách mới để bày tỏ cảm xúc và truyền đạt thông điệp.

Hình tròn và hình oval, các khối tròn mang đến hình không có góc và cạnh. Khối bo tròn liên quan đến sự bình tĩnh và yên bình. Hình vuông và tam giác tạo nên tính cân bằng. Các đường thẳng ngụ ý về sự đảm bảo và sức mạnh. Chúng cũng có thể tượng trưng có cơn nóng giận và sự cứng đầu

Hình tam giác trong nhiếp ảnh hướng mắt như một mũi tên. Lật ngược hình tam giác để nó nằm yên trên một điểm và bạn biểu thị sự mất thăng bằng. Các hình dạng bất thường có các cạnh dài ngắn khác nhau tạo nên cảm giác căng thẳng và không dễ dàng trong nhiếp ảnh.

Hình và khối cũng có thể góp phần tạo nên tâm trạng chủ đạo của bức ảnh
Hình và khối cũng có thể góp phần tạo nên tâm trạng chủ đạo của bức ảnh

Ngoài ra,

Đường chéo dường như đang hướng tới một nơi nào đó nên chúng tạo ra cảm giác chuyển động và phương hướng. Các đường và hình dạng chéo dẫn mắt theo các hướng nhất định, tùy thuộc vào nơi chúng hướng tới. Và một đường chéo hướng về phía xa sẽ mang lại cảm giác có chiều sâu cho bức ảnh. Đường thẳng đứng có xu hướng tạo cảm giác mạnh mẽ và ổn định.

Mặt khác, đường ngang gắn liền với hình ảnh tĩnh lặng hoặc yên bình. Ví dụ như đường chân trời xa xôi của biển. Các đường cong sẽ tạo cảm giác tương tự như hình tròn và hình bầu dục, tạo cảm giác chuyển động. Các đường cong tạo nên các hình khối hữu cơ, mang ý nghĩa tự nhiên và yên bình hơn.

Mẹo xử lý hình và khối khi chụp ảnh

Bạn không thể luôn thay đổi hình của vật thể trong bức ảnh. Dĩ nhiên là bạn có thể vò 1 mảnh giấy lại thành hình tròn, hay cắt quả táo đi. Nhưng sẽ rất khó nếu làm tròn cạnh của khối bê tông hình vuông. Điều đó không có nghĩa là bạn không thể thay đổi vai trò của hình và khối trong nhiếp ảnh. Bạn có thể chụp ảnh mặt rộng của nhà kho để tạo hfinh chữ nhật. Hoặc thay đổi bố cục để xử lý hình dạng của nhà kho đó. Ta có thể đứng ở góc và tạo các đường chéo và kéo dài hình.

Hãy thử chụp ảnh quả bóng ở phần trước khi ánh sáng chiếu vào hoặc chụp khi ánh sáng chiếu vào bên cạnh bóng để tạo chiều sâu cho khối. Ta cũng có thể dùng các kỹ thuật để thay đổi dáng tròn thành hình lưỡi liềm bằng cách dùng ánh sáng và bóng.

Có thể dùng các kỹ thuật để thay đổi dáng tròn thành hình lưỡi liềm bằng cách dùng ánh sáng và bóng.
Có thể dùng các kỹ thuật để thay đổi dáng tròn thành hình lưỡi liềm bằng cách dùng ánh sáng và bóng.

Tìm kiếm hình khối khác nhau để dựng bố cục

Từ các góc độ khác nhau, hình dạng 3D sẽ xuất hiện với các hình dạng khác nhau. Một cốc cà phê, khi nhìn từ bên cạnh, là một hình trụ. Cũng chiếc cốc đó, nhìn từ trên xuống, là một vòng tròn hoàn hảo. Điều chỉnh phối cảnh của bạn có thể thay đổi hình dạng của nhiều đối tượng.

Khám phá đối tượng từ mọi góc độ. Tìm hình dạng khiến bạn tò mò nhất hoặc hình dạng tạo ra tâm trạng mà bạn đang tìm kiếm. Một lần nữa, phối cảnh cho phép bạn lựa chọn giữa chụp ảnh một hình dạng hoặc một hình thức. Bắn thẳng vào để tạo hình. Hoặc di chuyển cho đến khi bạn có thể nhìn thấy nhiều mặt cùng một lúc để có cảm giác về chiều sâu.

Dùng ánh sáng để thêm ảnh 3 chiều

Nếu bạn muốn nhấn mạnh vào hình dạng, để ánh sáng hướng thẳng trước hoặc sau vật thể. Nó sẽ tạo nên silhouette hoặc hình được chiếu sáng phía trước. Nếu muốn hiển thị khối 3 cheieuf, di chuyển ánh sáng để đặt chủ thể vào góc. Ánh sáng bên cạnh sẽ tạo ra bóng cho não chúng ta biết rằng đối tượng là dạng 3D.

Sử dụng độ dài tiêu cự

Lens bạn dùng đóng vai trò quan trọng trong cái cách mf các hình dạng xuất hiện trên ảnh. Ví dụ lens góc rộng thường làm biến dạng các đường thẳng. Lens tilt-shift thì khắc phụ độ biến dạng đó. Nhưng lựa chọn về lens không chỉ ảnh hưởng tới độ biến dạng. Độ dài tiêu cự của lens sẽ khuếch đại khoảng cách hoặc giảm thiểu nó. Các lens góc rộng tạo khoảng cách giữa vật thể rộng hơn thực tế. Lens telephoto lại khiến các vật trông gần nhau hơn.

Nếu như bạn muốn 2 vật thể nhìn gần nhau mà không cần phải di chuyển chúng, hãy dùng lens dài hơn. Để tạo thêm khoảng cách, dùng lens rộng hơn. Khi xử lý khối hình, ta cũng sẽ áp dụng lý thuyết như trên. Nếu khôi hình gồm những phần gần hơn với máy ảnh thì lens góc rộng sẽ tăng khoảng cách giữa chúng. Lens telephoto sẽ giảm thiểu khoảng cách.

Dùng các đường nối trong bố cục

Mẹo chụp ảnh: đường nối cũng có thể là công cụ hữu ích khi cần để tạo bố cục
Mẹo chụp ảnh: đường nối cũng có thể là công cụ hữu ích khi cần để tạo bố cục

Hình và khối là 1 công cụ dựng bố cục ảnh mạnh mẽ trong các mẹo chụp ảnh. Nhưng 1 đường nối cũng có thể là công cụ hữu ích khi cần để tạo bố cục. Bạn có thể nhìn vào các đường nối như cách ta nhìn các hình dạng. Nhìn vào đường nối và nó sẽ dẫn mắt ta hướng tới chủ thể. Học cách phát hiện những đường thẳng để tạo nên độ sâu cho ảnh. Các đường này có thể tạo ra kết cấu. Và các nhóm đường nói có thể tạo nên hình dạng. Thay đổi bố cục ảnh để các đường nét theo 1 trục mới. Điều này giúp thay đổi mục đích của đường nối trong nhiếp ảnh.

Chọn nhiều hình dáng để tạo nên hoa văn cho ảnh

Mẹo nhắc đến là, đừng chọn chụp ảnh với chỉ 1 hình đơn trong phông nền trống. Hãy chắc chắc là các hình được lặp đi lặp lại. Hoặc hãy để các hình đó xuất hiện ở những nơi khác trong ảnh. Bạn có thể lặp lại các hình dạng đó để tạo hoa văn trong nhiếp ảnh. Chúng có thể là các hoa văn trừu tượng. Các hoa văn cũng có thể tạo ra ảo ảnh cho mắt nhìn.

Kỹ năng bố cục của bạn sẽ được cải thiện khi bắt đầu tìm kiếm các hình dạng trong nhiếp ảnh. Bạn có thể bắt đầu với những bức ảnh tối giản. Và bạn sẽ có thể áp dụng các kỹ năng bạn phát triển vào các lĩnh vực nhiếp ảnh khác nhau.

Tìm kiếm các hình dạng âm (negative shape)

Các hình âm không quá phổ biến vì rất khó khai thác. Tuy vậy không có nghĩa là bạn nên bỏ qua nó. Khi không gian âm giữa 2 vật thể tạo nên 1 hình dạng có thể nhận diện được, nó có thể tạo nên 1 bố cục mạnh mẽ. Hình dạng âm thường có ảnh hưởng cụ thể hơn là các hình dạng thực tế (positive shape).

Khi không gian âm giữa 2 vật thể tạo nên 1 hình dạng có thể nhận diện được, nó có thể tạo nên 1 bố cục mạnh mẽ.
Khi không gian âm giữa 2 vật thể tạo nên 1 hình dạng có thể nhận diện được, nó có thể tạo nên 1 bố cục mạnh mẽ.

Cân bằng bố cục ảnh

Hãy suy nghĩ về hình và khối ảnh hưởng đến bức ảnh của bạn như thế nào? Chúng có phải là một phần nhỏ của hình ảnh không? Hay họ lấp đầy toàn bộ bức ảnh? Sự cân bằng là về khoảng không gian bạn để lại xung quanh các hình dạng. Bạn có thể có những bố cục thưa thớt, tối giản tập trung vào các hình dạng trong nhiếp ảnh. Hoặc bạn có thể sử dụng các hình khối và hình thức trong nhiếp ảnh để xây dựng những hình ảnh phức tạp hơn.

Thử nghiệm bằng cách phóng to hoặc chuyển sang ống kính góc rộng. Cảm giác về hình dạng đó thay đổi như thế nào? Một bức ảnh góc rộng chụp một hình học đơn giản có thể tạo ra cảm giác tối giản. Hoặc bạn có thể thử chụp cận cảnh hình dạng để làm nổi bật kết cấu hoặc làm nổi bật các đường nét.

Sự cân bằng có thể giúp xác định các khía cạnh của hình dạng thu hút sự chú ý của người xem. Ví dụ: để phóng đại hình dạng có khoảng cách hoàn hảo trong một phần kiến trúc, hãy thử chừa khoảng trống xung quanh vật thể. Bạn có thể để lại khoảng trống bằng kích thước của đối tượng. Hoặc bạn có thể sử dụng nhiều không gian âm hơn.

Ảnh minh họa về tính cân bằng trong dựng bố cục ảnh
Ảnh minh họa về tính cân bằng trong dựng bố cục ảnh

Khai thác sức mạnh của hình tam giác

Mỗi khối hình có vai trò nhất định trong nhiếp ảnh. Tuy vậy các hình tam giác là 1 trong những hình mạnh mẽ nhất khi chụp ảnh. Chúng tạo nên điểm thu hút ánh nhìn. Và có thể hướng người xem hoặc bắt lấy sự chú ý của họ vào 1 điểm cụ thể. Bởi vì những đường nét đó, các chuyên gia chụp ảnh chân dung thường gợi ý chụp ảnh nhóm theo dạng hình tam giác.

Kết luận

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có xu hướng nhìn nhận mọi thứ theo đúng bản chất của chúng. Nhưng dưới vai trò nhiếp ảnh gia, cần thay đổi cách nhìn thế giới. Chúng ta cần xem xét kỹ hơn về hình và khối. Hãy nhìn sâu hơn một chút để xem những hình khối nào tạo nên thế giới mà chúng ta nhìn thấy.

Bố cục sẽ luôn bị ảnh hưởng bởi những gì truyền cảm hứng cho cá nhân bạn. Nhưng học cách sử dụng hình và khối trong nhiếp ảnh có thể giúp bạn phát triển phong cách bố cục của mình. Hình, khối là những phần quan trọng trong bộ cục hình ảnh. 1 khi bạn hiểu về nó, bạn sẽ tạo ra đường những bức ảnh đẹp.

Và đó là mẹo chụp ảnh mà Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan