Nếu bạn muốn nâng cấp trình chụp ảnh thì filter cho máy ảnh sẽ là dụng cụ cần thiết. Nó không chỉ bảo vệ lens, mà còn tạo ra những hiệu ứng sáng tạo có thể nâng tác phẩm của bạn lên tầm cao mới. Tuy nhiên có rất nhiều loại filter trên thị trường. Cho nên rất khó để tìm xem nên bắt đầu từ đâu.
Trong bài viết này, Review máy ảnh sẽ hướng dẫn cách chọn filters cho lens phù hợp với nhu cầu của bạn. Nào giờ hãy cùng tìm hiểu nha!
1.Kích cỡ của filterS
Để chọn đúng kích cỡ filter cho máy ảnh, hãy kiểm tra đường kính ở phía trước lens. Nó thường được đánh dấu bằng biểu tượng và kèm theo con số, vd: ø58mm. Con số này chính là đường kính của mặt trước ống lens, nơi bạn gắn filter vào.
Những lens khác nhau sẽ có các cỡ ren filter khác nhau. Cho nên hãy kiểm tra từng chiếc lens. 1 số lens có thể có kích cỡ ren filter khác nhau dựa vào độ dài tiêu cự hoặc lens hoặc phiên bản lens mà bạn có. 1 khi bạn biết được cỡ ren filter, bạn sẽ dễ dàng tìm được filter tương thích. Nhớ là nếu bạn có nhiều lens với các cỡ ren filter khác nhau, bạn phải mua từng chiếc filter riêng cho mỗi lens.
2.Loại filter lens
Sau khi đã biết được kích thước lens, bạn cần phải chọn loại filter phù hợp với nhu cầu. Hiện có rất nhiều filter trên thị trường. Mỗi loại đều được thiết kế để có được hiệu ứng riêng biệt và giúp giải quyết vấn đề cụ thể. Dưới đây là các loại filter phổ biến cho máy ảnh:
CPL: kính lọc dùng trong nhiếp ảnh thiên nhiên & phong cảnh. Nó làm giảm chói và phản chiếu. Cải thiện màu sắc và tương phản, giúp bầu trời xanh hơn
ND: 1 chiếc filter ai cũng nên có khi cần phơi sáng dài. Filter làm giảm đi ánh sáng đi vào lens, giúp bạn chụp ở tốc độ chậm hơn để tạo ra hiệu ứng ảnh chuyển động hoặc mờ nhòe. Đồng thời, nó cũng giúp ích khi chụp dưới ánh mặt trời chói sáng hoặc khi dùng khẩu độ rộng trong ánh sáng yếu.
UV: thường được dùng để bảo vệ lens. Filter khóa các tia UV có thể gây mờ ảnh. Chúng cũng có ích khi bạn muốn giảm hiệu ứng sương mù. Chẳng hạn như khi chụp phong cảnh hay đối tượng từ xa.
LP (light pollution): Những người chụp ảnh thiên văn sẽ thường dùng filter này. Chúng khóa những tia sáng từ các nguồn nhân tạo. Cho phép bạn chụp ảnh bầu trời đêm rõ ràng và chi tiết hơn.
Vì vậy,
Việc lựa chọn đúng filter sẽ giúp bạn có được hiệu ứng mong muốn trên ảnh. Nếu bạn muốn giảm chói, chụp được chuyển động và cải thiện màu sắc. Thì trong số những filter đã đề cập bên trên sẽ giúp được bạn.
Còn có nhiều loại filter khác nữa. Chúng bao gồm filter màu, filter GND, và filter lọc tia hồng ngoại. Hãy chọn chúng dựa trên nhu cầu cá nhân và hiệu ứng bạn muốn có.
3.Lựa chọn các cửa hàng uy tín
Hãy mua filter máy ảnh chất lượng cao từ thương hiệu và nhà bán lẻ uy tín để đạt được kết quả chụp ảnh tốt nhất. Các nhà sản xuất như B W, Hoya, Lee Filters là những nhà sản xuất bộ lọc chất lượng cao, bền bỉ. Tìm những cửa hàng máy ảnh uy tín cung cấp nhiều filter máy ảnh từ các thương hiệu hàng đầu với sự tư vấn và hỗ trợ của chuyên gia để giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn.
4.Các gắn filter lên lens
Đây là 1 quá trình rất đơn giản. Nhưng cần phải cẩn thận làm đúng cách để tránh làm hỏng lens và filter. Dưới đây là các bước gắn filter:
- Đảm bảo lens sạch và không dính bụi bẩn
- Kiểm tra đường kính lens để chắc rằng bạn đã mua filter đúng cỡ
- Vặn filter vào phía trước lens, để nó gắn chặt vào lens
- Điều chỉnh filter nếu cần để có hiệu ứng mong muốn
Điều quan trọng cần lưu ý là một số lens có thể có nắp đậy hoặc giá đỡ bộ lọc tích hợp. Vì vậy cần xem hướng dẫn sử dụng lens cụ thể để biết hướng dẫn gắn bộ lọc.
5.Luôn phải làm sạch lens và filter
- Dùng chổi chuyên dụng để loại bỏ vết dơ hoặc bụi bẩn từ bề mặt filter
- Dùng dung dịch làm sạch lens và vải sợi nhỏ để lau nhẹ filter theo chuyển động tròn. Tránh dùng lực quá mạnh sẽ gây hỏng filter
- Nếu có vết bẩn hoặc vết cứng đầu trên filter, hãy sử dụng bút lau lens hoặc chất lỏng làm sạch được thiết kế riêng cho filter.
- Sau khi filter sạch, dùng chổi để loại bỏ bụi bẩn
- Cất filter ở nơi sạch sẽ khô thoáng
Và đó là các loại filter cho máy ảnh Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài review hôm nay. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!