Hướng dẫn chọn mua lens – Phần 2 – Khẩu độ, bao nhiêu là đủ?

28/05/2019

Mua lens thật sự có quá nhiều thứ để cân nhắc, và đương nhiên bạn sẽ muốn chiếc lens mình mua là một lựa chọn thông minh. Đừng quên xem hết các bài hướng dẫn chọn mua lens toàn tập của Review Máy Ảnh nha!

Có một cái gì đó rất đẹp, rất nghệ, rất "nhiếp ảnh trong khẩu độ
Có một cái gì đó rất đẹp, rất nghệ, rất “nhiếp ảnh trong khẩu độ – Ảnh: Propet

Qua bài hướng dẫn mua lens theo tiêu cự, bạn đã hiểu tiêu cự quan trọng thế nào. Vậy một chiếc lens 85mm 1.8 sẽ có giá chỉ 7tr, một chiếc 85mm 1.2 lại có giá hơn 40tr. Vậy con số khẩu độ 1.8 và 1.2 có nghĩa là gì, và sao nó lại quan trọng đến thế?

Cùng là Canon 85mm, sao giá khác nhau một trời một vực vậy?
Cùng là Canon 85mm, sao giá khác nhau một trời một vực vậy? – Ảnh: B&H

Khẩu Độ Máy Ảnh Là Gì?

Khẩu độ là độ mở của ống kính, là độ điều tiết lượng ánh sáng đi đến và vào đến cảm biến của máy ảnh. Một cách giải thích đơn giản và ít học thuật hơn cho các bạn nghen, khẩu độ tương tự với độ rộng cửa mở.

Khẩu độ là cánh cửa đưa ánh sáng đến với cảm biến
Khẩu độ là cánh cửa đưa ánh sáng đến với cảm biến – Ảnh: Feather and Wild

Khẩu độ nhỏ là một chiếc cửa chỉ he hé thôi để ánh sáng vừa đủ lọt vào phòng.

Còn một chiếc cửa mở toang cho ánh sáng tràn ngập vào căn phòng của là khẩu độ lớn. Dễ hiểu hơn rồi phải không nào!

Khẩu mở càng lớn, càng nhiều ánh sáng vào, khẩu càng nhỏ, ánh sáng vào càng ít
Khẩu mở càng lớn, càng nhiều ánh sáng vào, khẩu càng nhỏ, ánh sáng vào càng ít

Chọn các khẩu độ khác nhau sẽ mở và đóng lá khẩu, cho phép nhiều hoặc ít ánh sáng đi vào ống kính và máy ảnh và cảm biến.

Chỉ số khẩu độ càng nhỏ tức là độ mở khẩu càng lớn, và ngược lại, chỉ số khẩu độ càng lớn có nghĩa là độ mở khẩu càng nhỏ, càng khép lại.

Như ví dụ Review Máy Ảnh đã nói ở trên, Canon 85mm 1.2 có khả năng mở khẩu lớn hơn Canon 85mm 1.8, và đó là lý do nó mắc hơn gấp … nhiều nhiều lần.

Ống kính Canon EF 50mm f / 1.2L USM, một trong những ống Prime đáng sở hữu của Canon – Ảnh: zack
Ống kính Nikon AF-S DX 18-300mm f / 3.5 là một trong những lựa chọn đa dụng phổ biến trên thị trường
Ống kính Nikon AF-S DX 18-300mm f / 3.5 là một trong những lựa chọn đa dụng phổ biến trên thị trường – Ảnh: ephotozine

Khẩu Độ Cao Hay Thấp Sẽ Tốt?

Trong các ví dụ về ống kính ở trên, Canon 50mm được là ống kính khẩu độ f/1.2. Điều này có nghĩa là mở khẩu lớn nhất của nó là f / 1.2. Vì điểm dừng f nhỏ nhất của ống kính Nikon là f /3.5, độ mở của nó không lớn bằng ống kính Canon.

Một ống kính có chỉ số khẩu độ là 1,2 thường được mô tả là ống kính “nhanh”. Điều này đơn giản có nghĩa là độ mở của nó lớn đến mức thu đủ ánh sáng để thực hiện những bức ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng, giúp bạn đẩy được tốc chụp – shutter speed lên cao.

Chụp ảnh chân dung indoor nên ưu tiên chọn mua lens có độ mở khẩu lớn
Chụp ảnh chân dung indoor nên ưu tiên chọn mua lens có độ mở khẩu lớn – Ảnh: Martina

Bạn cũng có thể nhận thấy chữ “L” sau khẩu độ, f / 1.2, của tên ống kính Canon. Dòng ống kính L của Canon là loại ống kính tốt nhất.

Khẩu Độ Tạo Nên Độ Sâu Trường Ảnh

Độ sâu trường ảnh, depth of field – DoF, là một khái niệm khác mà bạn nên làm quen khi mua lens cho máy ảnh DSLR đầu tiên của mình. Nó đơn giản là khoảng lấy nét của một bức ảnh được từ phía trước và phía sau điểm lấy nét.

Khẩu độ lớn sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc tạo độ sâu trường ảnh (depth of field) như ý
Khẩu độ lớn sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc tạo độ sâu trường ảnh (depth of field) như ý – Simon Pratley

Khẩu độ f / 1.2 tạo ra độ sâu trường rất hẹp, cho phép người chụp cách ly đối tượng khỏi hậu cảnh và cho ảnh có nhiều chiều hơn. Nói thân thuộc hơn, khẩu độ 1.2 sẽ giúp bạn dễ dàng có những tấm ảnh “teen xóa phông” dễ dàng và đẹp hơn.

Khẩu Độ Giúp Tối Ưu Ánh Sáng

Chọn một chiếc lens – ống kính có khẩu độ lớn (chỉ sổ khẩu độ nhỏ) giúp bạn thu được nhiều ánh sáng để tạo ra những bức ảnh đẹp trong nhà mà không cần sử dụng đèn flash.

Đã có lens khẩu độ lớn, bạn hoàn toàn có thể tập trung vào tối ưu chất lượng ảnh với ISO và tốc chụp
Đã có lens khẩu độ lớn, bạn hoàn toàn có thể tập trung vào tối ưu chất lượng ảnh với ISO và tốc chụp – Ảnh amifw

Nếu hai chiếc ống kính hệt nhau về chất lượng thấu kính, tiêu cự, chiếc lens có khả năng đạt đến khẩu độ lớn hơn, (chẳng hạn Canon 85mm 1.2) sẽ được đánh giá cao hơn và thường là chuyên nghiệp hơn.

Những ống kính zoom như Canon EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 thường có nhiều lựa chọn độ dài tiêu cự. Do đó, đây là lựa chọn tuyệt vời cho người có sở thích hoặc nghiệp dư làm ống kính đa năng.

Tóm Lại, Khẩu Độ Bao Nhiêu Là Đủ

Bạn đã hiểu sự khác biệt không chỉ về kỹ thuật, giá của hai chiếc lens có khẩu độ khác nhau. Vậy bạn nên chọn mua lens khẩu độ thế nào là vừa đủ?

Có nên đầu tư hẳn 1 chiếc lens f1.2 vài chục củ?
Có nên đầu tư hẳn 1 chiếc lens f1.2 vài chục củ? – Ảnh: digital trends

Okay, khẩu độ lớn (ví dụ 1.2) sẽ có lợi cho chụp ảnh indoor, trong điều kiện thiếu sáng tốt. Chọn khẩu độ f / 1.2, bạn đã gần như đạt được mức khẩu độ cao nhất có thể, và hoàn toàn quên khẩu độ đi để quan tâm về tốc chụp cũng như ISO để đem lại chất lượng ảnh tốt nhất.

Với ảnh indoor, đặc biệt là chân dung thì lens khẩu độ lớn gần như là bắt buộc
Với ảnh indoor, đặc biệt là chân dung thì lens khẩu độ lớn gần như là bắt buộc – Ảnh: Joseph Branston

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc lens giá rẻ hơn, chất lượng tương đương, và cũng không hề đòi hỏi chụp indoor nhiều, chiếc lens khẩu độ nhỏ (ví dụ 1.8) sẽ phù hợp với tình hình tài chính của bạn hơn.

Thật sự thì 1.8 là đã vừa đủ rồi, nhưng sớm hay muộn, bạn cũng sẽ có lúc cần đến một khẩu độ lớn như 1.4-1.2
Thật sự thì 1.8 là đã vừa đủ rồi, nhưng sớm hay muộn, bạn cũng sẽ có lúc cần đến một khẩu độ lớn như 1.4-1.2 – Ảnh Olympus Passion

Tuy nhiên, đương nhiên khẩu độ lớn sẽ vượt trội hơn. Nếu bạn đã đầu tư theo “ngành” nghiêm túc, hãy chọn cho mình một chiếc lens thật sự chất lượng!

Bạn đã nắm được cách chọn mua lens cho mình chưa nè? Nếu chưa có thể xem tiếp hướng dẫn chọn mua lens theo các tiêu chí khác tại đây. Hoặc nhắn tin cho Review Máy Ảnh tại fanpage nhé!

Bài viết liên quan

So sánh máy ảnh Sony ZV1 và A7C

So sánh máy ảnh Sony ZV1 và A7C

Bài viết này sẽ so sánh trực tiếp chiếc máy ảnh Sony ZV1 với Sony A7C. Hai chiếc máy tưởng như vô cùng khác biệt nhưng đều hướng đến người dùng tượng tự. ZV1 là chiếc máy ảnh compact lens cố định với độ zoom tương đương 24-70 và cảm biến 1 inch dưới 20 triệu. Còn A7C...

So sánh máy ảnh Sony ZV1 và A7C

So sánh máy ảnh Sony ZV1 và A7C

Bài viết này sẽ so sánh trực tiếp chiếc máy ảnh Sony ZV1 với Sony A7C. Hai chiếc máy tưởng như vô cùng khác biệt nhưng đều hướng đến người dùng tượng tự. ZV1 là chiếc máy ảnh compact lens cố định với độ zoom tương đương 24-70 và cảm biến 1 inch dưới 20 triệu. Còn A7C...