Nhiếp ảnh chụp người chính là việc phổ biến nhất khi chụp hình trên smartphone. Vì vậy nhiều hãng đã trang bị vài chế độ chụp chân dung được thiết kế để tạo ra độ sâu trường ảnh nông cổ điển. Đó là hiệu ứng mà bạn thường mong muốn nhìn thấy khi chụp trên máy ảnh tiêu chuẩn có lens khẩu độ rộng.
Hiện nay, chất lượng của các chế độ chân dung, cũng như sức ,mạnh tổng thể của điện thoại nói chung đã tiến bộ rất nhiều. Bạn có thể có được những hình ảnh chất lượng nếu mua những dòng smartohone flagship dưới đây.
Những chiếc máy trong danh sách hiện là những máy tốt nhất lúc này. Và dĩ nhiên chúng cũng thuộc phân khúc đắc tiền. Nhưng nếu bạn muốn nâng cấp chất lượng ảnh, có thể đầu tư cho đam mê của mình. Nào giờ cùng Review máy ảnh xem qua những chiếc smartphone này thôi!
Chế độ chân dung trên smartphone
Dù bạn có chụp chân dung với cài đặt chụp ảnh tiêu chuẩn trên smartphone, thì nhiều người thích dùng chế độ chân dung chụp hơn. Chỉ với những chế độ này, bạn mới có thể tạo lại hiệu ứng chụp ảnh bằng lens khẩu độ rộng.
Máy sẽ lấy dữ liệu từ 2 hay nhiều lens để tạo nên bản đồ độ sâu và dùng nhận diện cạnh để nhận biết nên lấy nét vào đâu. Tiếp đến, máy sẽ tạo ra kết quả cuối cùng. Tuy không được mượt mà hoàn toàn như trên hardware thật sự. Nhưng cũng có thể tạo nên các hiệu ứng khá thuyết phục. Đặc biệt khi bạn chỉ xem ảnh ở kích thước nhỏ. Đôi khi bạn cũng sẽ gặp trường hợp các chi tiết biến mất trên ảnh.
Chế đọ này hoạt động tốt với người và động vật mà smartphone đã được thiết lập sẵn. Trong khi các chủ thể thực khác có thể mờ nhạt hơn. Vậy mới nói, các kết quả nhìn chung tốt hơn nhiều từ khhi chế độ chân dung được phát hành.
Sau đây, hãng cùng điểm qua những cái tên nổi bật nhé!
Samsung S24 Ultra
Chiếc máy này từng là lựa chọn số 1 vào năm ngoái của tôi. Và năm nay S24 Ultra tiếp tục vẫn là quán quân trong lòng tôi. Smartphone này có nhiều lens, app camera toàn diện và màn hình tuyệt vời. Đây thật sự là chiếc máy toàn năng. Nó có chế độ chân dung chuyên dụng, có thể dùng cho chụp cận cảnh. Nó thực hiện tốt việc chụp chân dung. Tạo ra các đường nét tự nhiên và cũng có thể chụp những thứ khác như thú cưng.
Bạn không cần phải chụp bằng chế độ này nếu không thích. Cài đặt tiêu chuẩn cũng có thể cho ra hình ảnh xuất sắc. Tuy nhiên, sẽ không có cùng loại hiệu ứng độ sâu trường ảnh nông như mong muốn. Nếu muốn chụp dạng raw, bạn sẽ không dùng được chế độ chân dung. Thay vì vậy, hãy chuyển sang chế độ Pro và quay hình DNG.
Ngoài ra,
Bạn có thể chụp bằng lens 3x telephoto ở chế độ Pro để có được độ dài tiêu cự như trên chân dung. Trong khi dùng, bạn cũng nhận được sự linh hoạt khi chụp ảnh raw. So với S23 Ultra, 1 trong những điểm nổi bật chính trên S24 là cảm biến chính 200MP. Hình ảnh đầu ra 200MP này chỉ có nếu dùng các chế độ đặt biệt. Mặc khác, tiêu chuẩn đầu ra là 12MP. 12MP là con số khá tốt trừ khi bạn muốn in ảnh ở kích thước lớn.
Nếu chụp ảnh ban đêm, chế độ Night and Portrait kết hợp cả 2 hiệu ứng này lại với nhau. Tuy nhiên bạn chỉ có thể chụp với độ thu phóng 1x. S24 Ultra cũng bao gồm bút cảm ứng S-Pen. Được dùng để kích hoạt màn trập máy từ xa. Từ đó, bạn có thể bố cục ảnh từ xa.
iPhone 15 Pro
Không thể kể đến việc những chiếc smartphone của Apple nổi tiếng thế nào. Chiếc flagship này có lens 3x cùng độ phân giải 48MP. Nó có 2 kích cỡ. Loại Pro tiêu chuẩn và loại Pro Max lớn hơn. Dù là loại nào thì chất lượng camera đều như nhau. Đó chính là điều mà những hãng khác không có. Thông thường bản nhỏ hơn thường sẽ có camera không tốt bằng bản lớn. Có thể nói là iPhone 15 Pro phù hợp với người có tay nhỏ hoặc không muốn dùng chiếc smartphone quá lớn.
Về phần chụp ảnh chân dung, máy có tùy chọn 1x, 2x, 3x. Tùy theo độ zoom mà bạn muốn chụp và cách bạn muốn tạo hậu cảnh mờ. Tùy chọn này đã được cải thiện trên dòng iPhone 15 Pro.
Những người chỉ trích iPhone thường cho rằng camera gốc tương đối đơn giản, không có chế độ Pro hoặc Advanced. Tuy vậy bạn có thể chụp ở dạng ProRAW của Apple nếu muốn tăng tính linh hoạt. Hiển nhiên, định dạng này không cho phép chế độ Portrait. 1 lần nữa, chụp bằng lens tele và chuyển sang raw là cách giúp bạn khắc phục phần nào.
Chế độ ban đêm có thể được kết hợp với chế độ chân dung để có những bức ảnh chân dung đẹp sau khi trời tối. Cài đặt 1x sẽ tạo ra kết quả tốt nhất trong những điều kiện như vậy.
Xiaomi 13 Pro
Chiếc smartphone này là 1 trong các máy mới nhất trong danh sách. Đây là điện thoại được tạo ra nhờ sự kết hợp của hãng camera truyền thống Leica. Cảm biến 1inch 50MP là thông số rất ấn tượng. Nó lớn hơn con số thường thấy trên chiếc smartphone. Máy có 3 lens. Đáng chú ý nhất là dành cho những người chụp ảnh chân dung: lens tương đương 50MP 75mm, sử dụng phần tử “nổi” để lấy nét.
Chiếc điện thoại này có lợi thế do có sự tham gia của Leica. Hãng đã cung cấp nhiều lens khác nhau. Về bản chất, những hiệu ứng này mang lại nhiều hiệu ứng khác nhau bao gồm Đen & Trắng (35mm), Hiệu ứng xóa phông xoáy (50mm), Chân dung (75mm) và Lấy nét mềm (90mm). Bạn cũng có thể chụp ở màu tiêu chuẩn với các vùng ngoài tiêu điểm tiêu chuẩn ở độ dài toàn thân hoặc ảnh chụp phần đầu tiêu chuẩn.
Hơn nữa,
Đây còn là smartphone cung cấp chế độ Pro với chụp ảnh raw. Và bạn vẫn không thể chụp ở chế độ Portrait khi ở định dạng raw. Hãy chọn lens tele khi bật chế độ Pro là cách để khắc phục vấn đề này.
Leica cũng tham gia vào tính năng chuyển đổi giữa màu “Autheninc” và “Vibrant” trong chế độ Portrait, Photo, Pro, cũng như một bộ bộ lọc khác bao gồm “BW Natural” và “BW High Contrast” có thể được sử dụng ở chế độ Pro và Photo – nhưng cũng đáng thử để chụp chân dung.
Google Pixel 8 Pro
Điện thoại Pixel là những mẫu điện thoại đầu tiên có chế độ chân dung tuyệt vời. Đáng chú ý là Google đã quan tâm đến việc tạo dựng bộ máy có thể nhận biết được nhiều quốc tịch và tone da. Mục đích là để nhận dạng gương mặt và xử lý tone màu tốt hơn so với các đối thủ khác.
8 Pro là smartphone flagship của hãng. Cảm biến lên tới 50MP và tùy chọn telephoto 48MP. Ảnh đầu ra tiêu chuẩn là 12MP. Có chế độ Portrait chuyên dụng. Trong đó bạn có thể chụp ở tốc độ 1,5x hoặc 2x tùy thuộc vào mức độ bạn muốn đưa vào. Bạn có thể chụp ảnh Raw ở cài đặt Ảnh chính nếu muốn. Dù nó sẽ không dành cho chế độ Portrait. Thay vì vậy hãy chụp bằng lens tele và bật chuyển đổi raw. Nó sẽ khác phục hạn chế trên. Chế độ Night có thể dùng cùng với Portrait.
Thêm nữa,
Google đi kèm với các công cụ thú vị. Bao gồm những thứ như Magic Eraser, loại bỏ các vật thể (và người) không mong muốn khỏi ảnh của bạn sau khi bạn chụp chúng, “Khuôn mặt thường xuyên”, nơi điện thoại nhận dạng những người bạn thường chụp ảnh để đề xuất những bức ảnh đẹp nhất mà bạn đã chụp và “Làm mờ khuôn mặt” để giúp tạo ra những hình ảnh sắc nét hơn khi đối tượng hoặc nhiếp ảnh gia đang chuyển động.
Kết quả khá tốt. Có sự chênh lệch tự nhiên giữa chủ thể và hậu cảnh, đặc biệt nếu bạn chỉ nhìn chúng trên màn hình điện thoại. Bạn có thể điều chỉnh mức độ mờ và điểm lấy nét sau khi chụp ảnh nếu muốn.
OnePlus 11
Chiếc smartphone rẻ nhất trong danh sách này. OnePlus tự hào cung cấp các thông số kỹ thuật hàng đầu ở mức giá tầm trung. Ở đây chúng ta có 3 lens, được tạo ra với sự cộng tác của Hasselblad.
Cảm biến chính 50 MP, lens siêu rộng 48 MP và lens 32 MP 2x (tương đương 48mm), được thiết kế đặc biệt dành cho ảnh chân dung. Tiêu cự tương đối ngắn được thiết kế để chụp ảnh mọi người tốt hơn, so với các đối tượng ở xa.
Ngoài ra còn có một “Chế độ chân dung Hasselblad” cụ thể. Nó được thiết kế để mô phỏng giao diện của lens Hasselblad XCD 30mm và 65mm (lần lượt là 1x và 2x). Đây là những từ lớn khá cường điệu. Nhưng dù sao chúng cũng tạo ra kết quả khá hài lòng ếu đôi khi gặp khó khăn một chút với những đường nét hơi cầu kỳ, đặc biệt đối với các đối tượng không phải là con người.
Với chiếc smartphone này,
Có sẵn phần máy ảnh gốc có tính năng rất tốt. Máy ảnh bao gồm chế độ Pro nếu bạn muốn kiểm soát tốt hơn. Mặc dù bạn có thể chụp ở định dạng raw, nhưng bạn sẽ mất khả năng tạo hiệu ứng độ sâu trường ảnh nông. Một lần nữa, chụp bằng lens 2x cũng là một cách giải quyết vấn đề này. Mặc dù có chế độ Night nhưng nó không thể kết hợp được với chế độ Portrait.
Và đó là những gì bạn cần biết về những chiếc smartphone chuyên chụp ảnh chân dung. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh để đón xem nhiều bài viết bổ ích tiếp theo nhé!M