Nếu bạn từng chụp ảnh cho các web hay có bạn lầ nhiếp ảnh gia, thì chắc là bạn đã biết đến hiệu ứng Bokeh từ trước. Những người yêu thích máy ảnh thường nói về hiệu ứng quang học này. Nhưng chính xác thì nó là gì? Được mượn từ tiếng Nhật mang nghĩ là “nhòe”, Bokeh đã trở thành 1 biệt ngữ trong nhiếp ảnh dùng để miêu tả cách lens hiển thị hậu cảnh bị mất nét.
Nhiều thợ chụp ảnh thích Bokeh vì vẻ ngoài gây thỏa mãn của nó. Nó không chỉ cho ra hậu cảnh mờ ảo để người xem chú ý vào chủ thể. Mà nó còn tạo ra ảnh cho vẻ ngoài mộng mơ, bắt mắt thậm chí khó miêu tả bằng lời. Hãy cùng Review máy ảnh xem qua các bí kíp chụp ảnh Bokeh nhé!
Lựa chọn lens phù hợp
Lý do mà nhiều người sợ Bokeh là vì họ dùng sai lens. Bí quyết để có được hiệu ứng Bokeh xinh đẹp này là khẩu độ ít nhất ở mức f/2.8. Nhưng không may là khẩu độ tối đa của 1 kit lens thông thường chỉ khoảng f/4.5 hay f/3.5. Mặc dù nó ít nhiều chỉ cách khẩu độ lý tưởng 2 f-stop, nhưng nó vẫn không đủ rộng để mang lại hiệu ứng làm mờ hậu cảnh cần thiết cho Bokeh.
Vậy nên dùng loại lens nào? Với người mới thì chiếc lens 50mm là sự lựa chọn tốt nhất. Lens rẻ, có sẵn trên thị thường là khẩu độ mở lên tới f/1.8 hoặc f/1.4. Bạn cũng có thể dùng lens telephoto để tạo nên hậu cảnh mờ ảo. Những chiếc lens có độ dài tiêu cự dài hơn làm tăng độ sâu trường ảnh (DOF), dù là khi khoảng cách giữa máy ảnh và chủ thể không đổi. Khi kết hợp với điểm dừng f thấp (≤ f/2.8), việc zoom vào thứ bạn đang chụp bằng telephoto là tăng độ mờ đáng kể.
Khi chọn lens Bokeh thì cũng nên cân nhắc các lá khẩu độ. Cách chúng định hình độ mở của khẩu độ ảnh hưởng tới họa tiết hậu cảnh. Ví dụ: lens có 9 lá khẩu độ cho khẩu độ hình tròn. Chúng tạo nên nguồn sáng hình tròn và trông tự nhiên hơn. Lens có ít lá khẩu độ hơn (5 hoặc 7) cho ra hình đa giác kém hấp dẫn hơn.
Cài đặt chế độ AV trên máy
Điều cần quan tâm nhất để có ảnh Bokeh là giữ khẩu độ rộng. Chỉ có 1 cách hiệu quả là cài đặt chế đọ AV trên máy ảnh của bạn (hoặc chế độ Ưu tiên khẩu độ). Cài đặt hữu ích này giúp bạn chọn khẩu độ và tự động cài đặt tốc độ màn trập cho bạn.
Ở chế độ AV, bạn không cần phải nghĩ về phơi sáng hay mất thời gian mò mẫm các nút bấm. Một khi khẩu độ được cài, bạn chỉ cần lo nhấn màn trập.
Tuy nhiên, máy ảnh không phải lúc nào cũng phơi sáng đúng cách. Đặc biệt là trong các tình huống có ánh sáng khó khăn. Đôi lúc máy sẽ lấy nét hoặc chọn khẩu độ sai, nên hãy dùng nút bù sáng. Bạn sẽ chọn bằng nút -/+ trên máy để điều chỉnh độ sáng, tối của ảnh.
Chọn phông nền tốt
Việc chọn hậu cảnh phù hợp là rất quan trọng để có được Bokeh. Dù nó sẽ bị làm mờ 1 phần cảnh bằng lens, nhưng nó không bản đảm rằng Bokeh trên ảnh sẽ đẹp. Những khung nền đơn giản không làm nên hiệu ứng Bokeh. Bởi vì không có quá nhiều chi tiết hiện ra. Nếu bạn muốn những bức ảnh Bokeh đẹp, thì hãy nhớ điều này. Dù cho có là phông nền mờ, thì những yếu tố cụ thể như quả cầu sáng hoặc họa tiết, hoa văn sẽ xuất hiện nổi bật trong ảnh.
Nơi hoàn hảo để chụp Bokeh là các địa điểm trong thành phố. Đèn tòa nhà và đèn đường là những yếu tố thú vị cho phông nền của bạn. Đèn phản chiếu lên mặt nước như ao, hồ tạo ra hiệu ứng Bokeh tuyệt vời.
Các yếu tố ngoại cảnh
Mọi người thường nghĩ về các phông nền mờ khi nói về Bokeh. Tuy nhiên, các yếu tố xung anh cũng có thể làm Bokeh.
Giống như làm với hậu cảnh, hãy tìm các ánh đèn và họa tiết để làm đầy mọi thứ xung quanh. Khi dùng khẩu độ rộng, độ sâu trường ảnh hẹp sẽ bao trùm lên cả hậu cảnh và các vật xung quanh. Khi bạn canh chỉnh lấy nét vào chủ thể ở giữ, mọi thứ ở trước và sau sẽ bị mờ đi.
Các bề mặt phản chiếu như cửa sổ cũng tạo nên bokeh ngoại cảnh tốt. Đèn phản chiếu trên của sẽ làm đầy khoảng trống phía trước chủ thể. Nhưng khi chụp như vậy, bạn cần thử nghiệm nhiều góc chụp khác nhau để tránh các phản chiếu không mong muốn.
Các nhiếp ảnh gia thường sử dụng kính phân cực để loại bỏ những phản chiếu không mong muốn. Còn bạn muốn giữ lại những phản chiếu đó để tạo hiệu ứng mờ ảo. Đừng chụp trực tiếp qua cửa sổ. Thay vào đó, hãy từ từ nghiêng máy ảnh ra xa bạn một chút. Cho đến khi bạn không còn nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của mình trong kính ngắm nữa.
Lấy nét chủ thể
Để có được những tấm ảnh Bokeh đẹp, chắc rằng bạn cũng làm sáng chủ thể đồng đều. Điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng nếu bạn tập trung quá nhiều vào việc tạo ra hiệu ứng mờ ảo ở phía sau, bạn có thể quên rằng điểm lấy nét chính của bạn cũng phải được chiếu sáng.
Chủ thể của bạn có thể trở thành silhouette nếu bạn không phơi sáng ảnh đúng cách. Nếu bạn đang đuổi theo những quả cầu phát sáng trong ảnh, thì việc tìm kiếm nhiều ánh sáng ở hậu cảnh sẽ rất hợp lý. Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra xem đèn phía sau đối tượng có quá sáng hay không. Nếu không, chủ thể của bạn sẽ bị ngược sáng. Và tất cả những gì nhận được chỉ là silhouette. Tuy nhiên, điều này cũng ổn nếu đó là kiểu mà bạn theo đuổi.
Ngoài ra,
Để có được độ phơi sáng tốt, hãy ước lượng chủ thể chứ không phải những gì ở phía sau. Chỉ cần tập trung vào vật mẫu của bạn. Máy ảnh sẽ điều chỉnh cài đặt phơi sáng cho phù hợp. Đôi khi, việc chọn khẩu độ lớn nhất có thể cũng có thể khiến tiêu điểm của bạn trở nên “soft” do độ sâu trường ảnh nông. Để tránh điều này, hãy chọn khẩu độ không chỉ làm mờ hậu cảnh mà còn đảm bảo rằng đối tượng bạn muốn lấy nét được sắc nét. Không phải lúc nào cũng cần sử dụng khẩu độ tối đa của lens. Ví dụ: nếu lens của bạn mở tối đa f/1.4. Thay vào đó, bạn có thể chọn f/1.8 hoặc f/2.8.
Tạo khoảng cách giữa chủ thể và hậu cảnh
Tối đa hóa hiệu ứng Bokeh của lens bằng cách tạo khoảng cách đáng kể giữa chủ thể và hậu cảnh. Thông thường, đối tượng bạn chụp càng xa phông nền thì hiệu ứng xóa phông càng tốt. Nếu chỉ cách nhau vài feet sẽ không có tác dụng gì. Đối tượng của bạn phải cách hậu cảnh ít nhất vài mét để đạt được hiệu ứng tốt nhất.
Nếu đang sử dụng lens tiêu cự ngắn (như loại 50mm), bạn có thể cần phải ở gần đối tượng để tạo ra hiệu ứng Bokeh rõ nét hơn. Mặt khác, nếu bạn đang sử dụng lens tele (loại 85 mm hoặc dài hơn), việc bước ra xa người hoặc vật mà bạn đang chụp thường sẽ không làm giảm hiệu ứng mờ nhòe do tiêu cự dài của lens. Chỉ cần nhớ rằng bất kể bạn sử dụng lens nào, bạn nên giữ đối tượng của mình đủ xa hậu cảnh.
Khoảng cách lý tưởng phụ thuộc vào tình huống. Tất nhiên, khoảng cách giữa chủ thể và hậu cảnh càng lớn thì ánh sáng và họa tiết sẽ xuất hiện càng nhỏ. Nếu bạn muốn quả cầu ánh sáng lớn. Thì bạn phải giữ chủ thể đủ gần nguồn sáng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lens có tiêu cự dài hơn (như 135mm) để tạo ra những hình cầu lớn mà không cần phải di chuyển đến gần phông nền.
Chơi đùa với màu sắc
Ngoài hiệu ứng nhòe mờ mịn màng, hiệu ứng Bokeh còn mang lại hậu cảnh khác biệt. Chúng đầy màu sắc trông hấp dẫn về mặt thị giác. Rất nhiều nhiếp ảnh gia tích cực tìm kiếm hiệu ứng mờ ảo cho vòng sáng mà nó tạo ra. Hiệu ứng đạt được khi ảnh mờ đến mức ánh sáng trông giống như tàu vũ trụ đang trôi nổi.
Hãy tìm những vị trí có nguồn ánh sáng đầy màu sắc. Làm như vậy cho phép bạn thử nghiệm các màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Lấy nét lens theo cách thủ công để làm mờ cảnh nếu bạn tò mò muốn biết cảnh đó trông như thế nào khi làm nền mờ. Sau đó chụp thử một số bức ảnh và tìm ra cách bố cục hình ảnh của bạn.
Theo tôi nghĩ,
Đừng trông đợi vào những cụm ánh sáng lộn xộn. Thay vào đó hãy kiếm các họa tiết tạo ra các tác phẩm hấp dẫn. Ngoài ra, hãy cố gắng chiếu sáng đối tượng của bạn màu sắc khác với nền. Đèn có màu sắc bổ sung cho màu sắc chủ đạo ở phông nền sẽ làm nổi bật bất kỳ ai ở tiền cảnh.
Cho dù bạn có biết hay không. Thì bạn cũng đã học được hiệu ứng Bokeh khi bắt đầu thử nghiệm độ sâu trường ảnh của máy ảnh. Đó là hiệu ứng trực tiếp khi sử dụng khẩu độ rộng và DOF hẹp. Ngay cả với kit lens, không có gì đáng ngạc nhiên khi bạn thấy 1 số hiệu ứng Bokeh khi chụp ảnh. Hiệu ứng bạn nhận được có thể không ấn tượng bằng so với các lens tốt hơn. Nhưng nó cho bạn thấy thành công cách hoạt động của khái niệm này.
Việc đạt được hiệu ứng Bokeh đơn giản hơn nhiều so với những gì người khác làm. Đừng lo lắng quá nhiều về khía cạnh kỹ thuật của hiệu ứng này. Chỉ cần bạn có một chiếc máy ảnh cho phép bạn kiểm soát DOF của mình. Bạn có thể dễ dàng tạo ra những bức ảnh có phông nền đầy mê hoặc.
Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!