Ai chụp ảnh cũng đã từng ‘đau đầu’ với 8 lỗi trong chụp ảnh này

Khi ta trải nghiệm thêm một điều gì đó mới mẻ, chắc chắn sẽ không tránh khỏi lỗi trong chụp ảnh to nhỏ suốt hành trình nhiếp ảnh. Chụp ảnh kĩ thuật số cũng không phải ngoại lệ. May mắn thay, đã có nhiều người trong chúng ta đã dành nhiều năm trau dồi kĩ thuật thuật chụp ảnh và đã phát hiện ra mội số lỗi sai phổ biến (chụp ảnh bị mờ, lỗi bố cục bị bỏ qua) mà ai cũng mắc phải. Đặc biệt là đối với các tân binh trong nhiếp ảnh.

Khi ta trải nghiệm thêm một điều gì đó mới mẻ, chắc chắn sẽ không tránh khỏi lỗi trong chụp ảnh to nhỏ suốt hành trình nhiếp ảnh
Khi ta trải nghiệm thêm một điều gì đó mới mẻ, chắc chắn sẽ không tránh khỏi lỗi trong chụp ảnh to nhỏ suốt hành trình nhiếp ảnh

Đừng lo! Đã có Review Máy Ảnh ở đây! Hãy để Review Máy Ảnh chỉ ra 8 lỗi trong chụp ảnh và vài mẹo xử lý để bạn có thể dễ dàng tránh khỏi nhé!

Mất tiêu điểm chụp

Nếu bạn đang sử dụng lấy nét tự động, để cho máy ảnh tự chọn tiêu điểm chụp; khả năng cao là bạn sẽ lấy nét sai khung hình của bức ảnh. Đặc biệt là khi bạn sử dụng ống kính có chiều sâu hẹp. Đây là điều khó, thậm chí không thể khắc phục ngay; vì vậy điều quan trọng là bạn phải tập trung vào việc lấy nét tiêu đểm.

Một cách đơn giản để bạn lấy nét chính xác là sử dụng chế độ lấy nét tự động từng vùng (spot autofocus mode) để chọn tiêu điểm
Một cách đơn giản để bạn lấy nét chính xác là sử dụng chế độ lấy nét tự động từng vùng (spot autofocus mode) để chọn tiêu điểm

Một cách đơn giản để bạn lấy nét chính xác là sử dụng chế độ lấy nét tự động từng vùng (spot autofocus mode) để chọn tiêu điểm. Khi lấy nét cảnh hay chân dung, phải đảm bảo điểm lấy nét ở ngang tầm mắt của đối tượng.

Mẹo xử lý: Sử dụng nút AF-ON (Back Button Focus) để lấy nét tốt hơn.

Khung hình bị rung lắc

Nếu ảnh bị mờ hoặc không rõ nét không lý do, thì đó có thể là do bạn đang sử dụng tốc độ cửa trập ở mức quá chậm. Do đó tạo ra sự rung lắc cho máy ảnh làm giảm độ sắc nét của ảnh. Một nguyên tắc để giúp tránh được đó là : sử dụng tốc độ cửa trập ít nhất phải tương đương với độ dài tiêu cự của ống kính đang sử dụng.

Nếu ảnh bị mờ hoặc không rõ nét không lý do, thì đó có thể là do bạn đang sử dụng tốc độ cửa trập ở mức quá chậm
Nếu ảnh bị mờ hoặc không rõ nét không lý do, thì đó có thể là do bạn đang sử dụng tốc độ cửa trập ở mức quá chậm

Ví dụ: nếu bạn đang sử dụng ống kính cố định 50mm cùng máy ảnh full-frame; thì tốc độ chậm nhất của cửa trập có thể dùng mà không bị rung là 1/50 giây. Điều này giống như tốc độ 1/85 giây của cảm biến máy ảnh APS- Crop; như độ dài tiêu cự của ống kính được nhân lên gấp 0.5 lần. Nếu như bạn đang sử dụng ống kính zoom; bạn sẽ cần chú ý vào độ dài tiêu cự đang sử dụng khi phóng to thu nhỏ.

Mẹo xử lý: Khi bạn có ống kính hoặc máy ảnh có tính năng giúp chụp ảnh ổn định hình ảnh (Image Stabilization), bạn có thể chụp ở tốc độ chậm hơn từ 3 đến năm điểm dừng mà vẫn có được hình ảnh sắc nét

Độ phơi sáng quá mức hoặc quá yếu

Mặc dù chụp hình ở định dạng RAW giúp bạn xác định vị trí độ rộng để điều chỉnh độ phơi sáng trong quá trình hậu xử lý (post-processing); nhưng nó cũng có một số giới hạn nhất định. Độ phơi sáng quá tối sẽ làm vùng tối của ảnh bị nhiễu và mất màu khi xử lý. Và ngược lại khi quá sáng sẽ làm cho vùng sáng bị lóa và không thể khôi phục chi tiết.

Độ phơi sáng quá mức hoặc quá yếu
Độ phơi sáng quá mức hoặc quá yếu

Ví dụ bạn đang chụp cảnh có dải tương phản động rộng (HDR), bao gồm vùng rất sáng và rất tối; nguyên tắc chung dành cho bạn lúc này là gì? Hãy giảm nhẹ ánh sáng để có thể giữ được các chi tiết vùng sáng; đồng thời không được làm mờ vùng tối mà hãy làm sáng nó lên sau khi chụp.

Mẹo xử lý: Sử dụng chế độ đo sáng điểm (Spot Metering Function) của máy ảnh để có thể đo được các góc khác nhau của khung hình.

Cách tạo dáng “ngượng nghịu”

Hầu như chúng ta, các nhiếp ảnh gia sẽ làm việc cùng với vài người có thể không phải là người mẫu chuyên nghiệp; và họ sẽ cảm thấy không thoải mái khi tạo dáng trước ống kính. Ta có thể tìm ra được đủ loại tư thế chụp trên mạng và áp dụng nó vào thực tế; nhưng họ vẫn sẽ cảm thấy lúng túng dù ta đã hướng dẫn các tư thế đứng; bạn sẽ thấy rõ điều này khi xem lại các bức ảnh đã chụp.

 Cách tạo dáng "ngượng nghịu"
Cách tạo dáng “ngượng nghịu”

Điều tốt nhất bạn cần làm ở đây là để họ sử dụng các tư thế chụp cơ bản. Sau đó mới tập trung vào cách làm cho họ cảm thấy thoải mái bằng cách thu hút ánh nhìn của họ; hoặc là những câu nói đùa mang lại không khí thoải mái; động viên họ hãy là chính mình để tránh áp lực.

Mẹo xử lý: Sử dụng Tripod để tạo bố cục ảnh, đồng thời giúp ta có thể giao tiếp bằng ánh mắt và trò chuyện thoải mái với người mẫu ảnh.

“Có cây mọc trên đầu chúng ta này!!! ”

Cách dễ dàng để làm hỏng một bức ảnh chân dung là gì? Đó là khi bạn chụp hình đối tượng nhưng lại đi kèm với một cái cây trên đầu; hoặc một cây cột điện mọc thẳng ra trên đỉnh đầu của họ. Bạn hiểu ý tôi chứ? Điều này có nghĩa là trong lúc bạn tập trung vào chụp hình người mẫu ở góc độ đẹp nhất có thể; thì cũng đừng quên chú ý để tâm tới hậu cảnh (background).

Cách dễ dàng để làm hỏng một bức ảnh chân dung là gì? Đó là khi bạn chụp hình đối tượng nhưng lại đi kèm với một cái cây trên đầu
Cách dễ dàng để làm hỏng một bức ảnh chân dung là gì? Đó là khi bạn chụp hình đối tượng nhưng lại đi kèm với một cái cây trên đầu

Hãy đảm bảo rằng không có một cái cây thẳng đứng nào mọc lên hoặc cắt xuyên qua đối tượng; ngay cả khi chúng không nằm trong tiêu điểm chụp.

Mẹo xử lý: Hãy nhớ lướt mắt xem qua toàn khung cảnh của bức ảnh thông qua kính ngắm; để tìm kiếm các vật thể gây ảnh hưởng bên trong khung ảnh trước khi bấm máy.

Bố cục khó hiểu

Việc tìm hiểu cách sắp xếp yếu tố trong khung hình máy ảnh sẽ làm mất một chút thời gian. Khi bạn không rõ được mình đang chụp gì, nó sẽ dễ gây ra tình trạng bố cục lộn xộn; ảnh hưởng tới việc người xem sẽ trở nên hoang mang và khó hiểu khi nhìn vào bức ảnh.

Khi bạn không định hình được mình đang chụp gì, nó sẽ rất dễ gây ra tình trạng bố cục lộn xộn
Khi bạn không định hình được mình đang chụp gì, nó sẽ rất dễ gây ra tình trạng bố cục lộn xộn


May mắn thay, có rất nhiều hướng dẫn đơn giản giúp bạn quản lý và sắp xếp các yếu tố trong khung hình của mình dựa trên nhận thức của mọi người; chẳng hạn như quy tắc một phần ba.

Mẹo xử lý: Bạn thường có thể cắt ảnh chân dung theo quy tắc một phần ba bằng cách sử dụng lớp phủ lưới của mình trong quá trình xử lý ảnh.

Chỉnh sửa ảnh “quá tích cực, hăng hái”

Lần đầu tiên bạn học cách chỉnh sửa ảnh, bạn sẽ thấy rất phấn khích đến mức lạm dụng nó. Một sai lầm phổ biến mà “tân binh” thường mắc phải khi chỉnh sửa là tăng quá nhiều độ bão hòa và độ sắc nét cho bức ảnh.

Một sai lầm phổ biến mà "tân binh" thường mắc phải khi xử lý ảnh là tăng quá nhiều độ bão hòa và độ sắc nét cho bức ảnh.
Một sai lầm phổ biến mà “tân binh” thường mắc phải khi xử lý ảnh là tăng quá nhiều độ bão hòa và độ sắc nét cho bức ảnh.

Điều này dẫn đến ảnh trông quá màu và hoàn toàn không thực tế. Một sai sót nữa của “tân binh” là xử lý HDR quá mức; làm mất đi vùng sáng và tối của ảnh, khiến chúng trông không những không trông “thực”; mà còn thậm chí tệ nhất là trông thật “kinh khủng”.

Mẹo xử lý: Hãy sử dụng biểu đồ ánh sáng (Histogram) để đảm bảo bạn có thấy được những điểm trắng đen trên ảnh.

Tệp ảnh lưu không thành công

Một trong những hiểm nguy đáng lo nhất trong nhiếp ảnh là việc khả năng gặp lỗi trong công nghệ; và điều này tất nhiên sẽ bao gồm cả ổ cứng chứa các tệp ảnh của bạn. Nếu chỉ có một bản sao của các tệp ảnh được tạo, bỗng gặp trục trặc với ổ đĩa không lưu lại được. Kết quả là tất cả những hình ảnh trong tệp sẽ bị xóa hết.

Một trong những hiểm nguy đáng lo nhất trong nhiếp ảnh là việc khả năng gặp lỗi trong công nghệ; và điều này tất nhiên sẽ bao gồm cả ổ cứng chứa các tệp ảnh của bạ
Một trong những hiểm nguy đáng lo nhất trong nhiếp ảnh là việc khả năng gặp lỗi trong công nghệ; và điều này tất nhiên sẽ bao gồm cả ổ cứng chứa các tệp ảnh của bạ

Thật đáng sợ phải không nào? Điều này có thể dẫn tới nhiều hệ lụy và thất vọng cho cả bạn lẫn khách hàng của mình. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn có thêm ít nhất 1 tệp ảnh được lưu vào ở đâu đó; trong ổ cứng ngoài hoặc là trên cloud, google drive,…

Mẹo xử lý: Bộ nhớ Cloud hay ổ cứng ngoài hiện nay có giá không quá đắt; còn chần chừ gì mà không tạo ra 2 bản sao dự phòng lưu vào đó để yên tâm hơn.

Và đó chính là 8 lỗi trong chụp ảnh mà ta hay dễ gặp phải nhất; đồng thời bài viết còn là lời khuyên giúp người mới hiểu rõ những lỗi trong chụp ảnh phổ biến nhất hay gặp phải.

Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích thì đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh; và cùng chờ xem những bài viết tiếp theo nhé!

Bài viết liên quan

Ultimat Casinon Inte me Spelpaus 2025

ContentCasino med snabba uttag - Effektiva uttag med Instant Banking sam parti a NetEntÖvriga skattefrågor före casinon inte med svensk person tillståndÖverblick av bonusar hos utländska casinon...

В каком онлайн казино реально выиграть а также выгнать аржаны Пинко казино официальный сайт

Нужно лишь швырнуть компутер а еще выбрать казино получите и распишитесь ETH, BTC, USD, EUR али другую денежную еденицу. Начинающие множат выдавать на-гора бездепозитные бонусы за регистрацию и безвозмездные верчения в известных игровых агрегатах. Частенько...

В каком онлайн казино реально выиграть а также выгнать аржаны Пинко казино официальный сайт

Нужно лишь швырнуть компутер а еще выбрать казино получите и распишитесь ETH, BTC, USD, EUR али другую денежную еденицу. Начинающие множат выдавать на-гора бездепозитные бонусы за регистрацию и безвозмездные верчения в известных игровых агрегатах. Частенько...