Top 10 Lỗi Chụp Ảnh Thường Gặp

Không phải lúc nào bấm máy ta cũng có được một bức hình như ý cả. Thật ra, việc phạm lỗi khi chụp ảnh là hoàn toàn bình thường, đặc biệt đối với lính mới.

Không phải lúc nào bấm máy ta cũng có được một bức hình như ý cả
Không phải lúc nào bấm máy ta cũng có được một bức hình như ý cả

Tin tốt là có một vài lỗi chỉ cần nắm kiến thức căn bản là có thể sửa đổi cực kì nhanh chóng. Tại sao vậy? Cùng Review Máy Ảnh hãy cùng mình điểm danh 10 lỗi chụp ảnh mà bạn nên tránh nhé!

Lỗi chụp ảnh: Ảnh bị mờ – out nét

Ảnh bị mờ - Nguồn: Windows Report
Ảnh bị mờ – Nguồn: Windows Report

Đây thực sự là một trong những vấn nạn hàng đầu của các nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Nguyên nhân đơn giản là do không có đủ ánh sáng được truyền tới cảm biến. Dẫn đến việc máy ảnh gặp khó khăn để lấy nét hình.

Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này. Bạn có thể sử dụng tripod hoặc monopod, đặc biệt trong điều kiện ánh sáng yếu. Hay là có thể chỉnh cài đặt ISO cao hơn để tốc độ màn trập nhanh hơn. Ngoài ra, sử dụng flash để “đóng băng” chuyển động cũng là một ý không tồi.

Lỗi chụp ảnh: Tương phản quá mạnh

Vấn đề này xảy ra khi có sự chênh lệch cao giữa vùng sáng (highlights) và các vùng bóng (shadows) trong bức hình. Lỗi này thường được phát hiện khi chụp ảnh dưới ánh nắng.

Tạo tương phản mạnh cũng là một nghệ thuật, nhưng đừng lạm dụng
Tạo tương phản mạnh cũng là một nghệ thuật, nhưng đừng lạm dụng

Bạn có thể dùng flash để sửa các vùng tối. Hay là thử giảm độ phơi sáng xuống một hai nấc rồi xem thử hình khác biệt thế nào.

Lỗi chụp ảnh: Mắt đỏ

Mặc dù lỗi này có thể được chỉnh cực kì dễ dàng ở khâu hậu kì, biết được cách tránh lỗi này vẫn là một kiến thức hữu dụng.

Mắt đỏ xuất hiện khi flash của máy ảnh phản chiếu võng mạc của người được chụp.

Mắt đỏ do chụp flash đã từng là một "vấn nạn" khá đau đầu
Mắt đỏ do chụp flash đã từng là một “vấn nạn” khá đau đầu

Từ đó, bạn có thể suy ra là giảm thiểu sử dụng cài đặt flash có sẵn có thể giúp tránh mắt đỏ trong hình. Ngoài ra, nhiều máy ảnh ngày nay cũng đã có chế độ giảm mắt đỏ tự động. Một bí quyết khác là hướng dẫn đối tượng rời mắt khỏi ống kính để hạn chế sự phản chiếu trong mắt họ.

Lỗi chụp ảnh: Tắt màu

Tắt màu, hay còn gọi là phôi màu, là một vấn đề thường gặp trong giới nhiếp ảnh. Tuy nhiên, lỗi này có thể đuợc dễ dàng khắc phục bằng cách sử dụng cài đặt cân bằng trắng (WB).

Tắt màu, hay còn gọi là phôi màu, là một vấn đề thường gặp
Tắt màu, hay còn gọi là phôi màu, là một vấn đề thường gặp

Tất cả những gì chúng ta cần làm là chọn tự động, hoặc cài đặt cân bằng trắng thích hợp cho tình huống nhất định.

Ví dụ, một bức ảnh trong nhà thuờng có tông vàng cam vì bóng đèn sợi đốt (vonfram) phát ra ánh sáng màu cam. Chỉnh sang chế độ vonfram cho tình huống này sẽ cho thêm màu xanh để cân bằng bức ảnh.

Một bức ảnh trong nhà thuờng có tông vàng cam vì bóng đèn sợi đốt (vonfram)
Một bức ảnh trong nhà thuờng có tông vàng cam vì bóng đèn sợi đốt (vonfram)

Lỗi chụp ảnh: Quá nhiều chủ thể

Mỗi lần chụp ảnh, chúng ta đều muốn tạo ra cái gì đó thú vị để thu hút ánh nhìn nhưng đồng thời cũng phải biết tránh gây phân tâm nguời xem. Thông thường, một khu vực hay điểm tập trung là đã đủ rồi.

Ví dụ nha, nếu trong bức hình bạn muốn tập trung vào một sự vật chính (như người mẫu, bông hoa, ..) thì nên hạn chế sự xuất hiện của các vật dễ gây xao nhãng (như đá, hoa văn,…) ở xung quanh.

Quá nhiều chủ thể trong ảnh rất dễ bị nhiễu
Quá nhiều chủ thể trong ảnh rất dễ bị nhiễu

Mục đích chính là khiến nguời xem có thể tập trung vào sự vật chính của bức hình. Lỗi này có thể đuợc dễ dàng khắc phục ở khâu hậu kì.

Lỗi chụp ảnh: Đối tuợng chính ở xa quá

Lỗi này khá giống với vấn đề nêu trên. Tất nhiên khi chụp ảnh, chúng ta luôn muốn có cái gì đó hấp dẫn trong khung hình. Bởi vậy, nếu đối tuợng chụp ở cách một khoảng khá xa, nó sẽ mất sự thu hút.

Bạn có thể tránh sai lầm này bằng cách sử dụng ống kinh zoom tele hoặc zoom ảnh ở khâu hậu kì. Lưu ý là bạn nên chụp ở độ phân giải cao nhất để tránh giảm chất luợng khi chỉnh sửa. Điều này dẫn chúng ta đến lỗi tiếp theo…

Lỗi chụp ảnh: Chụp ở độ phân giải thấp

Nhiều nhiếp ảnh gia hay chụp ở độ phân giải thấp để có thể lưu nhiều ảnh hơn trên thẻ nhớ. Việc này sẽ hạn chế kha khá các tuỳ chọn chỉnh sửa của bạn trong khâu hậu kì.

Không có gì tệ hơn độ phân giải thấp
Không có gì tệ hơn độ phân giải thấp

Chưa kể nếu lưu dưới dạng jpeg, ảnh sẽ mất thêm một phần chất lượng nữa. Vậy nên hãy cân nhắc mua thêm thẻ nhớ nếu cần thiết và luôn chụp ảnh với độ phân giải cao nha!

Lỗi chụp ảnh: Quá nhiều “noise”

Noise, hay nhiễu kỹ thuật số, là các hạt hay đốm nhỏ khó ưa trên bức hình của bạn. Đơn giản thì ISO càng cao, nhiễu càng nhiều.

Noise sẽ tạo nên hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt, nếu bạn biết sử dụng
Noise sẽ tạo nên hiệu ứng nghệ thuật đặc biệt, nếu bạn biết sử dụng

Giải pháp trong trường hợp này là chỉnh cài đặt chất luợng hình ảnh lớn nhất kết hợp với sử dụng chân máy để có thể chỉnh ISO thấp mà không gây mờ.

Lỗi chụp ảnh: Hình ảnh thiếu sáng

Ảnh bị thiếu sáng - Nguồn: Photography Presets
Ảnh bị thiếu sáng – Nguồn: Photography Presets

Đây là một hình ảnh quá tối vì không có đủ ánh sáng chiếu tới cảm biến khi bấm máy. Khi bạn thấy hình ảnh trông quá tối và thiếu sáng, hãy thử tập trung vào một điểm sáng khác hay thay đổi vị trí chụp.

Ngoài ra, hãy cân nhắc mở khẩu độ để cho nhiều ánh sáng hơn. Bạn cũng có thể tự điều chỉnh độ phơi sáng trên máy ảnh DSLR, bằng cách chọn ‘+’ để thêm ánh sáng .

Lỗi chụp ảnh: Hình ảnh quá sáng

Ảnh sáng quá mức quy định - Nguồn: Photography Stack Exchange
Ảnh sáng quá mức quy định – Nguồn: Photography Stack Exchange

Nếu bức ảnh của bạn quá sáng và thiếu chi tiết, thì nó đã bị phơi sáng quá mức. Điều này có nghĩa là có quá nhiều ánh sáng chạm vào cảm biến.

Cách khắc phục do vậy cũng vòng quanh tập trung vào các vùng sáng khác, như xám hay tối hơn tí, và thay đổi vị trí bấm máy. Tất nhiên, bạn vẫn có lựa chọn tự điều chỉnh độ phơi sáng trong cài đặt.

Ta da, vậy là chúng ta đã điểm danh hết các lỗi thường gặp khi chơi nhiếp ảnh rồi. Hi vọng các bạn cũng học đuợc những mẹo nhỏ để các bức hình sau này ngày càng đẹp hơn.

Theo bạn, mình có bỏ sót lỗi nào không? Nếu có hãy nhắn Review Máy Ảnh biết để cập nhật thêm nhé!

Bài viết liên quan