[Review] Canon EOS 90D có gì mà bao người mê mệt?

25/03/2024

Canon EOS 90D ra mắt vào năm 2019, trông giống như 1 trong những chiếc DSLR cuối cùng vì Canon đã chuyển sang phân khúc máy mirrorless. Cảm biến độ phân giải 32.5MP APS-C và nhiều tính năng đã giúp nó vẫn giữ vị trí là 1 trong những chiếc máy DSLR tốt nhất hiện nay.

Nào, giờ thì hãy cùng Review máy ảnh khám phá chiếc máy ảnh này nha!

[Review] Canon EOS 90D có gì mà bao người mê mệt?
[Review] Canon EOS 90D có gì mà bao người mê mệt?

Sơ lược về Canon EOS 90D

  • Giá bán lẻ: $1199, $1599 khi mua cùng lens 18-135mm IS USM
  • Cảm biến APS-C CMOS 32.5 triệu pixel
  • Bộ xử lý hình ảnh DIGIC 8
  • ISO100-25600 (ISO mở rộng lên tới 51200)
  • Cảm biến đo sáng 220K Pixel RGB+IR
  • Dual Pixel CMOS AF và AF nhận diện mắt
  • Cổng headphone và microphone
  • Thời lượng pin lên đến 1300 lần chụp

Có thể đối thủ lớn nhất của EOS 90D lại đến từ người anh em cùng nhà Canon. Chiếc EOS R7 mới hơn giống như là người thừa kế của 90D. Nhưng nó lại được trang bị các công nghệ mirrorless mới hơn, hỗ trợ ngàm lens. Tuy nhiên, thứ mà R7 hiện tại không có là các lens APS-C chuyên dụng. Trong khi 90D lại có rất nhiều lens như vậy. Cho nên, DSLR của Canon vẫn mang lại nhiều giá trị trong thức tế.

Quay trở lại với Canon 90D. Chúng ta từng rất tò mò về việc hãng phát hành chiếc APS-C DSLR vào 2019, trong khi hãng đang phát triển hệ thống mirrorless. Vào thời điểm đó, nó cho thấy ý định của Canon trong việc củng cố dòng máy ảnh DSLR EOS của mình. Đồng thời phát triển dòng máy ảnh mirrorless EOS M và EOS. Nhưng tình hình đã thay đổi đáng kể kể từ đó.

Cho dù vậy thì dòng Canon EOS DSLR vẫn đang tiếp tục phát triển. Tất cả các máy đều có thể sử dụng cho các lens cùng hãng và khác hãng.

Chiếc máy này dành cho ai?

Canon 90D xuất hiện sau 3 năm khi hãng đã làm mới các dòng DSLR double-digit. Đây là hậu duệ của chiếc EOS 80D nổi tiếng. Là 1 thiết bị linh hoạt dành cho mọi thể loại, nó thu hút rất nhiều người thích nhiếp ảnh cũng như dân nghiệp dư nâng cao – những người đã vượt qua mức DSLR cơ bản và sẵn sàng tiến tới nhiếp ảnh nâng cao.

Nhiều người vẫn thích hệ thống xử lý và quan sát của máy ảnh DSLR hơn máy ảnh mirrorless. Vì vậy EOS 90D có thể sẽ tìm được những người hâm mộ nhiệt tình của mình.

Các tính năng nổi bật

Tốc độ chụp ảnh liên tục

Cảm biến hoạt động cùng với bộ xử lý hình ảnh DIGIC 8 của Canon. Cả hai đều góp phần giúp xử lý dữ liệu nhanh hơn và tăng tốc độ chụp ảnh liên tục. Trong khi đó EOS 70D và 80D cung cấp tốc độ chụp liên tục lên tới 7fps. Hiện nay nó đã tăng lên tới 10fps cùng với khả năng theo dõi AF khi dùng kính ngắm. Và 11fps khi dùng Live View với AF cố định. Giờ đây nó có thể theo kịp EOS 7D Mark II, mặc dù có bộ đệm nhỏ hơn. Hãng nhận định bộ đệm có thể chứa 58 ảnh JPEG hoặc 25 ảnh raw 10fps. Tốc độ chụp 10fps rất ấn tượng, nhưng EOS 90D không thể giữ được tốc độ này lâu hơn như khi chụp ảnh đơn.

Tốc độ chụp 10fps rất ấn tượng, nhưng EOS 90D không thể giữ được tốc độ này lâu hơn như khi chụp ảnh đơn.
Tốc độ chụp 10fps rất ấn tượng, nhưng EOS 90D không thể giữ được tốc độ này lâu hơn như khi chụp ảnh đơn.

Lấy nét tự động (AF) pixel kép

Ai còn nhớ EOS 70D sẽ gọi nó là chiếc DSLR đầu tiên có tính năng này. Cuộc cải tiến về công nghệ đã thành công và hãng đã ngay lập tức giới thiệu tính năng này lên các dòng EOS. Tóm lại, nó là tính năng hỗ trợ lấy nét tự động theo pha, dựa trên cảm biến. Hệ thống hoạt động bằng việc chia tất cả các pixel trên cảm biến thành 2 photodiodes riêng lẻ – trái và phải. Nghĩa là EOS 90D có thể lấy nét theo pha trên cảm biến cả ở chế độ Live view và quay video. Nó đã khắc phục hiệu suất lấy nét chậm trên Canon DSLR từ 2013 về trước.

EOS 90D sử dụng hệ thống AF như trên 80D. Trong số 45 điểm AF cross-type, 27 điểm tương thích với f/8, với điểm trung tâm có độ nhạy thấp là f/2.8. Phạm vi hoạt động của tính năng lấy nét tự động cũng không thay đổi và tiếp tục hoạt động trong phạm vi -3EV-18EV.

Đo sáng

Trong khi EOS R8 thừa hưởng cảm biến đo sáng 7560pixel RGB+IR của Canon trên chiếc EOS 770D và EOS 760D, chiếc EOS 90D lại có cảm biến phơi sáng 220000pixel RGB+IR. Cảm biến này sẽ giúp phân tích các cảnh hiệu quả hơn cho việc đo độ phơi sáng nhất quán và chính xác. Đo sáng được liên kết với toàn bộ các điểm AF. Sự đo sáng 1 phần và đo sáng điểm lần lượt bảo phủ xấp xỉ 6.5% và 2%. Bù phơi sáng được kiểm soát trong phạm vi +/-5EV với mức tăng 1/3 hoặc 1/2 điểm dừng.

Dù Canon không chính thức trích dẫn số liệu kích hoạt màn trập cho máy. Tuy nhiên nếu màn trập phẳng được điều khiển điện tử tương tự như 80D, thì ta có thể mong chời vào tuổi thọ màn trập khoảng 100 ngàn bức ảnh.

Nếu bạn muốn tăng tối đa tốc độ màn trập lên 1/8000s, như khi muốn chụp với khẩu độ nhanh lúc trời nắng, bạn có thể thực hiện như vậy ở tốc độ lên tới 1/16000s bằng cách dùng Live view và kích hoạt màn trập điện tử. Sau khi thoát khỏi Live View sau khi chụp ở tốc độ 1/16000s sẽ tự động thấy màn trập cơ học được đặt lại về 1/8000s.

Điều khiển không dây

Những ai thường dùng phơi sáng dài có thể cài đặt máy ảnh ở bulb mode và kích hoạt nó bằng bộ điều khiển từ xa có dây như Canon TC80N3 với bộ chuyển đổi RA-E3. Hoặc ta có thể dùng bộ điều khiển không dây như BR-E1. Ngoài ra, ta có thể dùng app Camera Connect của Canon. App có sẵn trên iOS và Android. Ta có thể dùng app để khởi động/ dừng phơi sáng trong khi dùng bộ đếm thời gian tích hợp.

Video

So với Canon EOS 70D và EOS 80D chỉ có duy nhất khả năng quay film fullHD(1920X1080). EOS 90D là chiếc EOS DSLR double-digit đầu tiên có tính năng ghi video 4K. Quan trọng hơn hết, nó dùng cảm biến có độ rộng đầy đủ mà không bị cắt. Những người quay video có thể ghi video 4K 30/25p và video FullHD 120fps. Những ai thích truyền đạt âm thanh sẽ cảm thấy hài lòng vì có cả cổng microphone và headphone. Chúng được đặt ở phía sau nắp cao su. Nhiêu đó thôi là đã quá tốt so với các thông số kỹ thuật hiện nay. Chúng cũng khá đặc biệt giữa các thiết kế DSLR.

Canon EOS 90D là chiếc EOS DSLR double-digit đầu tiên có tính năng ghi video 4K.
Canon EOS 90D là chiếc EOS DSLR double-digit đầu tiên có tính năng ghi video 4K.

Khe thẻ đơn

Ở mặt bên có 1 khe thẻ đơn dùng cho thẻ UHS-II SD, dù hiện nay các máy ảnh đối thủ đã có 2 khe thẻ. Máy này dùng pin LP-E6N. Thời lượng pin cũng được cải thiện từ 960 ảnh trên 80D lên tới 1300 ảnh dựa trên kiểm tra CIPA. Đây là 1 khía cạnh mà EOS 90D vẫn có lợi thế hơn chiếc R7 mới. Người dùng muốn kéo dài thời lượng pin cũng có thể đặt thêm 2 pin nữa thông qua báng cầm BG-E14.

Ở mặt bên có 1 khe thẻ đơn dùng cho thẻ UHS-II SD, dù hiện nay các máy ảnh đối thủ đã có 2 khe thẻ.
Ở mặt bên có 1 khe thẻ đơn dùng cho thẻ UHS-II SD, dù hiện nay các máy ảnh đối thủ đã có 2 khe thẻ.

Lắp đặt và bộ xử lý

Các dòng DSLR double digic của Canon khá tương đồng với nhau trong nhiều năm. 70D không quá khá biệt so với 60D và 80D. Chúng đều có phần kê ngón tay cái rộng hơn 1 chút, và hình dáng thì gần như 70D. Mới nhìn vào 90D từ mặt trước, bạn sẽ lập tức đặt câu hỏi là liệu có gì thay đổi hay không. Sau khi quan sát kỹ, bạn sẽ thấy nút bật đèn flash nhô ra nhiều hơn 1 chút. Không có nhiều lỗ dành cho micro tích hợp.

Ở phần phía trên máy, nó hoàn toàn làm bằng nhựa và được thay thế bằng mặt số có kế cấu cạnh tốt hơn. Nhưng hầu hết trông 90D khá giống với 80D. Các nút điều khiển chế độ AF, Drive, ISO và đo sáng đều ý như trên 80D. Nút nhỏ được đặt giữa hộp số trên cùng và nút chụp được đặt ở vị trí hợp lý để nhanh chóng chuyển qua vùng AF.

Bộ điều khiển tùy chỉnh

Có tất cả 9 nút tùy chỉnh, tuy nhiên nút vùng AF không phải là nút bạn có thể gắn 1 chức năng khác cho nó. Bên vai trái thân máy là hộp số chế độ với nút khóa bên trong để tránh việc bị di chuyển 1 cách vô ý. Công tắc on/off ở bên dưới hộp số chế độ giống như nhiều máy DSLR khác của hãng. Dù khi dùng nó không thoải mái như công tắc on/off bao quanh nút chụp, nhưng bạn có thể tập làm quen với việc bật nó bằng ngón tay bên trái.

Những thay đổi nhất định của nó chủ yếu nằm ở mặt sau 90D. Sau nhiều năm không có cần điều khiển đa năng ở mặt sau EOS DSLR double digit. Thật tốt là nó đã trở lại trên thiết kế này. Nó từng có trên các dòng EOS 20D, 30D, 40D, 50D. Nhưng đã bị xóa bỏ ở dòng EOS 60D, 70D, 80D. Thiếu đi cần điều khiển đã buộc người dùng phải xem xét các mẫu EOS cao cấp hơn.

Cần điều khiển định vị

Cần điều khiển được đặt ở vị trí cũ của nút Quick Menu trên máy 80D. Vậy nên hiện giờ nút Quick Menu được đặt ở thấp hơn 1 chút ở bên phải. Nút playback từng được đặt phía trên hộp số điều khiển, đã dời xuống bên dưới. Việc này sẽ khiến công tắc khóa di chuyển sang phải 1 chút. Mục đích của công tắc là để tránh những thay đổi vô ý ảnh hưởng tới bù phơi sáng và các cài đặt phơi sáng nếu di chuyển hộp số điều chỉnh. Đây không phải là nút khóa vật lý.

Những người muốn dịch chuyển điểm AF quanh khung hình 1cách trực quan sẽ thực sự đánh giá cao việc có cần điều khiển đa năng trên EOS 90D. Trên chiếc 80D, bạn phải nhấn vào các nút điều hướng để lấy nét vào chỗ bạn muốn highlight. Và việc lấy nét trực quan này nhanh hơn trên 90D. Lợi ích khác của cần điều khiển là điều hướng trên menu nhanh chóng. Để xác nhận các cài đặt menu hoặc định vị điểm AF về giữa khung hình, chỉ cần đẩy cần điều khiển vào trong.

Cảm nhận khi cầm trên tay

Thân máy được làm từ hợp kim nhôm và nhựa polycarbonate cùng với sợi thủy tinh. Không có dấu hiệu cót két hay rít khi cầm chặt. Và dù nó không chắc chắn như những mẫu EOS chuyên nghiệp, nhưng cho cảm giác tốt và đủ chắc chắn để bao phủ những chi tiết bên trong. Vì máy được thiết kế cho việc chụp ảnh hoang dã, thể thao, ngoài trời nên nó có khả năng chống chịu thời tiết.

Canon không cung cấp bất kỳ thông tin chính xác nào về tính năng chống chịu thời tiết, nhưng hầu hết nó đều bảo vệ máy khỏi thời tiết rất tốt. Việc dùng 90D ngoài trời trong thời tiết mưa phùn trên 2 giờ có thể gây ảnh hưởng tới máy. Và màn hình cảm ứng cũng hoạt động tốt khi mấy dính nước. Không phải máy ảnh nào cũng làm được điều này.

Trọng lượng nhẹ so với kích thước

Điểm thu hút khác chính là người dùng có thể dễ dàng mang theo Canon 90D và lập tức quen với nó. Sẽ không có gì đáng sợ đối với bất kỳ ai nâng cấp từ mẫu EOS cấp thấp. Và cũng không có cảm giác là một bước lùi quá lớn so với một chiếc EOS DSLR nâng cao như EOS 7D Mark II. So với 80D (730G) thì 90D chỉ nặng có 701g. Đây là 1 trong những dòng EOS DSLR double digit nhẹ nhất của hãng.

Kính ngắm và màn hình

Kính ngắm quang học cung cấp khung hình 100% với độ thu phóng 0.95x và hiệu chỉnh dioptre -3 tới +1 m-1. Phơi sáng hiển thị rõ ràng bên dưới nếu bạn dùng tùy chọn hiển thị kính ngắm trên menu mà ta có thể chọn từ mức điện tử, lưới cũng như cảnh báo phát hiện nhấp nháy. Không như các kính ngắm điện tử khác trên máy ảnh mirrorless, máy sẽ không xoay khi chụp ở chiều dọc.

Mặt sau của máy ảnh Canon EOS 90D
Mặt sau của máy ảnh Canon EOS 90D

Màn hình nghiêng

Màn hình cảm ứng có thể thay đổi góc 3inch, 1040k điểm giống như chúng ta đã thấy trên nhiều máy ảnh DSLR của Canon trước đây. Nó hiển thị nguồn cấp dữ liệu tốt, rõ ràng. Nhằm hỗ trợ bố cục và quay video trong Live View. Hình ảnh cũng được hiển thị tốt ở chế độ phát lại. Màu sắc trung thực và bạn có 4 chế độ xem hình thu nhỏ. Chúng giúp bạn nhanh chóng tìm kiếm qua hàng trăm hình ảnh trên thẻ nhớ.

Việc kéo màn hình ra và nghiêng đến góc ưa thích của bạn sẽ mang lại lợi thế khác biệt. Những người tinh ý cũng sẽ nhận thấy đường cắt giúp người dùng kéo màn hình ra khi gập lại vào máy giờ được đặt ở góc trên thay vì ở bên cạnh.

Phần cảm ứng

Màn hình cảm ứng rất nhạy và phản ứng với những cú chạm nhẹ nhất. Nó được sử dụng để điều hướng các menu, chọn các cài đặt khác nhau hoặc thu phóng và vuốt qua các hình ảnh ở chế độ phát lại. Có tùy chọn tăng độ nhạy từ tiêu chuẩn lên nhạy cảm. Nhưng thật khó để giải mã sự khác biệt giữa chúng. Nếu bạn thấy màn hình cảm ứng gây trở ngại nhiều hơn là hữu ích. Bạn có thể tắt nó khỏi cài đặt điều khiển cảm ứng.

Hiệu suất

Bố cục 45 điểm AF của 90D được nhóm khá chặt chẽ trong khung ngắm. Tập hợp các điểm AF trung tâm được sắp xếp theo lưới 3×5 với dòng trên cùng và dòng dưới cùng cao hơn một chút so với 2 nhóm gồm 15 điểm AF ở hai bên. Trước tiên, phải nhấn nút chọn AF trước khi có thể dịch chuyển điểm AF quanh khung hình.

Nếu muốn di chuyển điểm AF ngay lập tức bằng cần điều khiển, cần nhập tùy chọn CnFn III Operation/Others trong menu. Sau đó đi tới Điều khiển tùy chỉnh và thay đổi chức năng của Bộ điều khiển đa năng từ tắt sang AF trực tiếp lựa chọn điểm. Thật ngạc nhiên là nó không được thiết lập mặc định theo cách này. Hầu hết người dùng đều mong đợi nó hoạt động theo cách này ngay lập tức.

Bố cục 45 điểm AF của 90D được nhóm khá chặt chẽ trong khung ngắm.
Bố cục 45 điểm AF của 90D được nhóm khá chặt chẽ trong khung ngắm.

Lấy nét trên Live view

Trong trường hợp muốn lấy nét gần mép khung hình mà không có điểm AF. Bạn cần phải lấy nét và bố cục lại. Hoặc phải chuyển sang chụp ở chế độ Live View. Ở phần sau, máy cung cấp phạm vi bao phủ khung hình dọc và ngang 100×88%. Kích cỡ này rộng hơn nhiều với tối đa 5481 vị trí AF để lựa chọn. Ngoài AF điểm, AF 1 điểm và AF theo vùng, còn có AF theo dõi trong Live View. Có tùy chọn bật nhận diện khuôn mặt và mắt chỉ bằng một lần chạm vào nút Thông tin.

Thử nghiệm thực tế cho thấy 90D có thể nhận dạng và theo dõi khuôn mặt một cách hiệu quả. Ngay cả ở khoảng cách xa. Tính năng phát hiện mắt sẽ hoạt động trong khoảng cách khoảng 2 m với một người. Nó sẽ có hai hình vuông màu trắng nhỏ hơn cho biết máy ảnh đã khóa vào mắt nào. Bạn có thể cho máy ảnh biết bạn muốn lấy nét vào mắt nào bằng cách vuốt cần điều khiển sang trái và phải. Nhưng bạn sẽ nhận thấy rằng tính năng Phát hiện mắt trở nên kém hiệu quả hơn khi người bạn đang chụp ảnh quay lại và không nhìn thẳng vào máy ảnh.

Độ nhạy theo dõi

Tôi đặc biệt ấn tượng với tỷ lệ những bức ảnh sắc nét mà trong điều kiện ánh sáng yếu bằng kính ngắm. Người chụp ảnh thể thao và động vật hoang dã cũng sẽ đánh giá cao các cài đặt AF nâng cao được cung cấp. Chẳng hạn như tùy chọn tinh chỉnh khả năng phản hồi của độ nhạy theo dõi. Mặc dù khả năng chọn trong số các độ nhạy trường hợp AF khác nhau cho các đối tượng khác nhau là một tính năng vẫn dành riêng cho EOS cao cấp hơn.

Đo sáng đáng tin cậy là một trong những điểm mạnh khác của 90D. Máy ảnh sẽ cung cấp những hình ảnh có độ phơi sáng tốt ở chế độ đo sáng toàn bộ và tôi hiếm khi thấy mình phải quay số lớn hơn -1EV để ngăn các điểm sáng bị cắt bớt ở những vùng sáng nhất. Đối với những cảnh mà đo sáng toàn bộ không phải là lựa chọn tốt nhất, cũng có thể chọn theo trọng số một phần, điểm và trung tâm.

Bộ đệm

Khi đặt thẻ UHS-II vào máy 90D ta được 25 ảnh raw ở tốc độ 10fps nếu dùng kính ngắm. Chuyển đổi sang định dạng C-Raw thì số ảnh tăng lên 40 tấm. Và khi chụp dạng JPEG thì ta được 52 ảnh trước khi bộ đệm đầy. Đối với thợ chụp ảnh thể thao, chuyển động và động vật hoang dã, thì hiệu suất bộ đệm hơn kém. Nhưng cần nhớ rằng chiếc máy ảnh này chỉ dành cho những người chụp ảnh thông thường.

Chất lượng hình ảnh

EOS 90D cung cấp độ phân giải cao nhất so với bất kỳ máy ảnh APS-C nào trên thị trường.
EOS 90D cung cấp độ phân giải cao nhất so với bất kỳ máy ảnh APS-C nào trên thị trường.

Khi ra mắt, EOS 90D cung cấp độ phân giải cao nhất so với bất kỳ máy ảnh APS-C nào trên thị trường. Độ phân giải giống với Canon EOS M6 Mark II và R7. Mức tăng từ 24,2 triệu điểm ảnh lên 32,5 triệu là một bước nhảy vọt.

Canon một lần nữa đã chọn phủ lên cảm biến bộ lọc thông thấp quang học để giúp kiểm soát hiện tượng moire và sai màu. Mặc dù điều này làm ảnh hưởng đến một số chi tiết hình ảnh. Nhưng người dùng sẽ bị mê hoặc bởi chất lượng hình ảnh của 90D khi chúng được kiểm tra ở độ phóng đại cao.

Nhiếp ảnh gia thể thao và động vật hoang dã sẽ đặc biệt hài lòng với số lượng điểm ảnh tăng lên khi họ cần cắt xén. Có rất nhiều lựa chọn tuyệt vời khi bạn cũng muốn trả lại thông tin chi tiết. Các tệp Raw cho phép bạn lấy lại nhiều thông tin từ các vùng bóng tối đen. Điều này rất phù hợp khi muốn hạ độ phơi sáng cho các cảnh có độ tương phản cao. Làm vậy để nhằm tránh làm mất đi chi tiết nổi bật.

Nhiễu

Số lượng pixel lớn hơn trên cùng 1 bề mặt cảm biến có khả năng gây nhiều nhiễu hơn ở mức pixel. Vì EOS 90D kiểm soát nhiễu tốt ở khoảng ISO3200-6400. Hiệu suất này rất đáng nể. Để tối ưu kết quả chụp, hãy chụp dạng Raw với ISO100-400. Lúc này ảnh sẽ rõ ràng và không nhiễu.

Nhiễu sáng có thể xuất hiện ở ISO800 và 1600. Nhưng chi tiết không bị ảnh hưởng quá nhiều ở các cài đặt này. ISO3200 sẽ tạo nên 1 sô nhiễu ảnh hưởng đến phần hậu kỳ. Nhiễu ở ISO 12.800 ảnh hưởng đến chi tiết ảnh. Mặc dù độ sống động và độ bão hòa được duy trì ổn ở ISO 25.600 và ISO 51.200. Nhưng bạn nên tránh cả hai cài đặt này.

Kết luận

Canon EOS 90D là chiếc máy DSLR đáng tin cậy và linh hoạt. Nó có khả năng tạo ra hình ảnh tuyệt vời trong nhiều khung cảnh khác nhau. Dù ra mắt vào 2019, nhưng thông số và tính năng, hiệu suất đều bắt kịp với ngày nay. Đặc biệt máy dành cho fan Canon, những người thích DSLR hơn là mirrorless. Có rất nhiều ý kiến về cảm biến. Cảm biến này xử lý độ chi tiết vượt xa dòng Canon APS-C trước đây. Sự gia tăng về độ phân giải cũng giúp ích khi chụp ảnh thể thao, chuyển động và ảnh hoang dã. Tuy nhiên để có được cảm biến vượt trội như trên thì phải đi kèm với những chiếc lens cao cấp cùng hãng. Trong đó bao gồm lens EF-S 18-135mm f/3.5-5.6 IS USM.

Đối với việc quay video,

Video 4K không crop đã không suất hiện trên dòng DSLR này của Canon. Cho nên thật tốt khi thấy nó xuất hiện. Mặc dù cài đặt 24p hay tùy chọn Log gamma để phân loại màu không hỗ trợ trên máy này. EOS 90D sẽ phù hợp khi quay vlog và quay video thường ngày. Nhưng khi quay video chuyên nghiệp, nó sẽ chậm hơn các máy mirrorless. Ưu điểm tiết kiệm của nó là pin LP-E6N lớn, với khả năng chụp là 1300 lần chụp. Bạn sẽ không phải vội vã tìm nguồn điện chính để sạc lại.

Tuy nhiên máy chỉ có 1 khe thẻ nhớ. Kính ngắm quang học lớn và sáng. Nhưng hệ thống AF đã có biểu hiện của năm thánh. Để có được độ bao phủ AF rộng hơn, lấy nét chính xác và hỗ trợ lấy nét tốt hơn như nhận diện được mắt, mặt. Bạn sẽ phải dùng live view và dùng màn hình sau nhiều hơn.

Về công thái học,

90D cho cảm giác tuyệt vời. Tay cầm lớn cho phép bạn quấn tay quanh nó để giữ chắc chắn khi sử dụng với lens tele lớn. Khả năng chống chịu thời tiết giúp tự tin chụp ảnh khi thời tiết chuyển xấu. Ngoài ra, cần điều khiển mới được bổ sung làm cách bố trí trực quan hơn. Các nút điều khiển và nút xoay trên thân máy, giúp thiết lập và chụp ảnh nhanh chóng.

Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan