[Review] Fujifilm X-T20: Máy ảnh Mirrorless không thể thiếu của fan Fujifilm

15/06/2023

Hiện nay, máy mirrorless X-T20 của Fujifilm là 1 trong những dòng máy được yêu thích. Hãng đã cố gắng chắt lọc nhiều tính năng chính thành 1 chiếc máy ảnh nhỏ gọn và có giá cả phải chăng. Vì điểm đó, nó có thể là sự hấp dẫn đối với nhiều nhiếp ảnh gia.

Fujifilm gần như không bỏ lỡ thời cơ khi công bố X-T20 chỉ sau 4 tháng khi X-T2 ra mắt. Hãng đã dùng nhiều tính năng của X-T2 và đặt nó trong 1 thân máy nhẹ hơn và giá hợp lý hơn với máy X-T20. Và liệu có sự khác biệt nào giữa 2 dòng này không? Cùng Review máy ảnh tìm hiểu nào!

Máy mirrorless X-T20 của Fujifilm là 1 trong những dòng máy được yêu thích.

Tính năng

Giống như trên 2 máy mirrorless Fujifilm X-Pro2 và X-T2; máy X-T20 kết hợp cảm biến X-Trans CMOS III APS-C 24.3MP mới nhất. Nó mang lại sự gia tăng đáng kể về độ phân giải so với cảm biến 16.3MP của X-T10 và giúp máy ảnh mới này hơn hẳn các dòng máy đối thủ.

Vùng ISO tăng đáng kể; với độ nhạy có sẵn trong khoảng ISO 200-12800. Mặc dù phạm vi mở rộng trải dài đến giới hạn của độ nhạy là ISO100-51200. Vẫn có 1 vài điều mới: không giống như X-T10 có phạm vi mở rộng bị giới hạn đối với các tệp có định dạng JPEG; X-T20 cho phép bạn chụp ảnh raw cũng như JPEG ở phạm vi mở rộng.

X-T20 có cùng kính ngắm điện tử OLED 2.36 triệu điểm như trên X-T10. Đáng kinh ngạc là độ phân giải phù hợp với EVF được sử dụng trong X-T2; độ phóng đại không ấn tượng lắm, ở mức 0.62x so với 0.77x.

Trong khi X-T2 có 1 giao diện màn hình ở phía sau; thì sau khi nhận được ý kiến từ người dùng rằng họ không có nhu cầu về nó; nên X-T20 đã thay đổi 1 chút. Màn hình cảm ứng 3 inch của X-T20 không hoàn toàn cung cấp phạm vi điều khiển giống như màn hình cảm ứng trên Canon EOS M5 hay G80/G85. Điều này hạn chế bạn khi chạm vào màn hình để lấy nét hoặc kích hoạt màn trập. Ngoài việc zoom khi xem ảnh, nó không thể điều chỉnh các điều khiển trên màn hình phía sau.

Độ phân giải

Độ phân giải là 1,04 triệu điểm, bằng với X-T2. X-T20 không có thiết kế nối đôi của Fujifilm. Nhưng cơ chế này vẫn giúp bạn kéo màn hình ra ngoài để chụp ảnh waist-level. Máy mirrorless Fujifilm này có bộ xử lý hình ảnh X-Processor Pro. Nó giúp hoạt động nhanh hơn 1 chút so với X-T10 là 0.4s; độ trễ màn trập giảm xuống 0.05s. Chỉ có 1 khe thẻ SD đơn, trong khi X-T2 có đến 2 khe.

Khả năng quay film 4K 30p cũng như full HD 60p đều hỗ trợ việc mô phỏng film. Có đầu cắm microphone nhưng không phải để điều chỉnh âm thanh.

Máy mirrorless Fujifilm này có bộ xử lý hình ảnh X-Processor Pro
Máy mirrorless Fujifilm này có bộ xử lý hình ảnh X-Processor Pro

Thông số kỹ thuật

  • Cảm biến: 24.2MP APS-C CMOS
  • Ngàm lens: Fujifilm X-mount
  • Màn hình: cảm ứng góc nghiêng 3.0 inch, 1,040,000 điểm ảnh
  • Chụp liên tục: 8fps
  • Autofocus: 325 điểm AF
  • Video: 4K
  • Kết nối: Wifi, Bluetooth
  • Pin: 350 ảnh
  • Trọng lượng: 383g

Thiết kế và bộ xử lý

Hãng đã sửa đổi và tinh chỉnh lại thiết kế trên X-Pro2 và X-T2 cho X-T20. Họ không hề đưa ra bản thiết kế nào mới hơn. Vậy nên máy có thiết kế hơi gù. Mirrorless X-T20 của Fujifilm không chống chịu thời tiết như X-T2, nhưng máy có các tấm chắn trên, dưới bằng ma-giê. Đi kèm là 1 báng cầm thoải mái và được bao phủ bên ngoài. Những thứ này làm mirrorless X-T20 hãng Fujifilm trông rất chắc chắn và bộ kit chất lượng. Chắc hẳn đây không phải là 1 phiên bản rẻ tiền của X-T2.

Việc hãng quyết định trung thành với thiết kế X-T10 nghĩa là X-T20 được trang bị nhiều nút điều khiển gắn trên thân máy. Dọc theo phần trên cùng và bên phải kính ngắm là hộp số tốc độ màn trập. Đi cùng với các cài đặt chạy từ 1-1/4000s cộng với Bulb, time và automatic.

Phơi sáng bù

Bên phải là nút phơi sáng bù. Cài đặt trên X-T10 chạy từ -2 đến +2EV, phạm vi của X-T20 đã được mở rộng lên ±3EV.

Hiện nay máy X-T2 cũng có nút cài đặt C cho bạn cài đặt bù sáng lên tới ±5EV bằng cách dùng nút lệnh ở mặt trước máy. Tôi thích dùng cài đặt này để điều chỉnh thủ công hộp số bù phơi sáng được gia công đẹp mắt. Vì nó dễ dàng thay đổi nhanh khi ngắm ảnh qua máy.

Nút quay film

Nút ở bên phải nút màn trập trên máy X-T10 giờ có tính năng trên mặt số ổ đĩa. Trong khi đó cũng có 1 nút chức năng có thể lập trình ở vị trí của nó. Tôi thích sự sắp xếp của chiếc máy này. Không có nút ISO, chỉ cần nhất vào menu để gán nút chức năng cho ISO là bạn có thể thay đỏi độ nhạy.

Khi chạm vào màn hình, bên trái kính ngắm là chế độ ổ đĩa chuyên dụng. Nó cũng có tùy chọn để truy cập vào filter Movies, Bracketing, Advanced, cũng như Multiple Exposure và Panorama. Có 2 tùy chọn bù trừ, 1 dành cho bù trừ phơi sáng và 1 dành cho bù trừ giả lập film. Chúng cho phép bạn tạo 1 chuỗi ba ảnh có độ phơi sáng khác nhau hoặc cài đặt Giả lập film khác nhau.

Có 2 tùy chọn bù trừ, 1 dành cho bù trừ phơi sáng và 1 dành cho bù trừ giả lập film
Có 2 tùy chọn bù trừ, 1 dành cho bù trừ phơi sáng và 1 dành cho bù trừ giả lập film

Flash

Xung quanh viền của chế độ ổ đĩa là flash tích hợp. Đèn flash nhỏ mang lại ánh sáng ít mỏng hơn nhiều so với các máy ảnh khác, Khi thu gọn nó xuống thì có lực cản khá tốt. Ngoài ra còn có 1 cần gạt xung quanh hộp số tốc độ màn trập hỗ trợ các thợ chụp ít kinh nghiệm để ghi đè lên cài đặt phơi sáng trên máy X-T20 và đặt máy ảnh ở chế độ hoàn toàn tự động để chụp ảnh ngắm và chụp dễ dàng nếu muốn.

Các nút bấm khác

Nút chức năng ở dưới cùng bên phải trên X-T10 đã biến mất. Có lẽ hơi thất vọng một chút! Nhưng may sao đã có nút chức năng ở vị trí tốt hơn ở trên cùng. Tương tự, có nhiều nút điều khiển gắn trên thân máy X-T20. Ta có thể gán nhiều cài đặt cho những nút 4 chiều ở mặt sau, cả với nút AE-L và AF-L.

Nút lệnh mặt trước và sau điều khiển tốc độ màn trập và khẩu độ. Nhưng chúng có thể dùng để chọn điều khiển phụ. Nút lệnh phía sau có thể được gán cho 1 chức năng khi được nhấn vào, nút lệnh phía trước dành riêng cho chế độ C của điều khiển bù phơi sáng.

Hệ thống menu tức thời của Fujifilm truy cập thông qua nút Q. Nó giúp bạn có thể truy cập vào 16 cài đặt chủ yếu. Bạn có thể tùy chỉnh chúng nếu muốn, với 28 tùy chỉnh khác nhau. Điều này có hiệu quả tốt và thật tiện khi bỏ các tính năng mà bạn không dùng. Nhưng X-T20 không có chức năng màn hình cảm ứng mở rộng qua menu nhanh.

Autofocus (AF)

Hãng đã tạo nên 1 bước tiến lơn với hệ thống AF trong năm vừa qua. Thế nên, việc nâng cầ hệ thống này so với X-T10 là 1 điều tốt. Hệ thống hybrid AF dùng cả điểm nhận diện theo pha và nhận diện độ tương phản. Hệ thống có tối đa 169 điểm nhận diện theo pha được sắp xếp theo dạng hình vuông 13×13 lớn ở trung tâm. Nó được bổ sung bởi 2 lưới gồm điểm phát hiện độ tương phản 6×13 hai bên để cung capasp tổng cộng 325 điểm lất nét trên khu vực khung hình. Nó tăng nhiều so với tổng số 49 điểm của X-T10.

Phía trên là AF đơn điểm. Phần Zone và Wide/Tracking giảm xuống mức sắp xếp 91 nhưng rất ấn tượng. Với lưới trung tâm gồm 7 x 7 điểm phát hiện pha, và các cạnh của khung được bao phủ bởi hai lưới gồm 3 x 7 điểm phát hiện tương phản; nếu muốn, bạn có thể đổi sang cách sắp xếp này để lấy AF một điểm nếu cảm thấy 325 điểm là quá mức cần thiết.

Ngoài ra,

Tính năng theo dõi lấy nét của mirrorless Fujifilm X-T20 đã cải thiện nhiều so với X-T10. X-T20 dùng thuật toán AF mới để tăng độ chính xác, với 3 tham số được tham khảo. Tracking Sensitivity là thời gian chờ của máy ảnh khi chuyển sang lấy nét. Speed Tracking Sensitivity quyết định độ nhạy mà hệ thống theo dõi đối với những thay đổi về tốc độ của đối tượng. Zone Area Switching sẽ thường hướng về phía trung tâm, tự động hoặc là ở trước.

X-T20 có 5 preset như trên X-T2. Mỗi preset là sự kết hợp của 3 tham số để phù hợp với những đối tượng khác nhau. Điểm duy nhất không được sao chép từ X-T2 là thiết lập tùy chỉnh, giúp bạn tự tinh chỉnh nhiều thứ.

Hiệu suất

X-T20 sử dụng hệ thống đo sáng TTL 256 vùng đã được kiểm chứng của Fujifilm. Hệ thống này hoạt động rất đáng ngưỡng mộ, ngay cả khi hướng vào các cảnh có độ tương phản cao. Nó có xu hướng thiếu sáng, nhưng ta có thể dùng điều này để tránh các điểm bị cháy sáng và khôi phục chi tiết bị tối sau này.

Nếu bạn định chụp ảnh chân dung mà thiết bị đo sáng có xu hướng làm ảnh bị quá sáng để có nhiều kết quả đẹp hơn. Tuy nhiên, thật dễ dàng để tinh chỉnh độ phơi sáng. Hãy đặt bù phơi sáng thành ‘C’ và điều chỉnh nhanh chóng. EVF sẽ cho ra độ phơi sáng đúng thời điểm nên không cần lo lắng sẽ gặp bất cứ bất ngờ không mong muốn nào khi xem lại ảnh.

Khi ngắm chủ thể qua kính ngắm, nó sẽ rất đẹp và sáng. Nhưng vì độ phóng đại không quá hấp dẫn như trên X-T2. Nó tạo cảm giác hơi chật hẹp khi nhìn vào đó.

Ảnh qua kính ngắm máy X-T20 nhìn rất đẹp và có màu sáng
Ảnh qua kính ngắm máy X-T20 nhìn rất đẹp và có màu sáng

Màn hình

Màn hình 3 inch cũng rất tốt, có sự tăng nhẹ về độ phân giải. Nguồn dữ liệu rõ ràng, sắc nét hoàn hảo để lập bố cục và xem lại ảnh. Thêm vào đó giao diện màn hình cũng khá đẹp. Nó khá hiệu quả khi chạm để lấy nét và khi xem lại ảnh. Mặc dù tôi đã đề cập trước đó, nó sẽ tuyệt hơn nếu chức năng này được mở rộng đến hệ thống menu.

Dung lượng pin

Tuổi thọ pin là 350 ảnh trong 1 lần sạc, rất hợp lý cho 1 máy mirrorless và có cải thiện nhẹ so với X-T10. Nó cũng có thể sạc trực tiếp qua USB. Tuy nhiên, cũng có 1 bộ sạc chuyên dụng đi kèm trong hộp. Hoặc là bạn có thể sạc bằng pin dự phòng.

Khe thẻ nhớ

Máy không hỗ trợ thẻ UHS-II. Nhưng dù vậy X-T20 vẫn có thể chụp được 8 fps, với bộ đệm cho 23 tệp raw không nén hoặc 62 ảnh JPEG. Nếu chọn dùng màn trập điện tử thay vì màn trập cơ. Với nó bạn có thể chụp được 14 fps. Bộ đệm có thể xử lý được 22 ảnh raw không nén hoặc 42 ảnh JPEG. Tuy không phải là dòng đứng đầu trong danh sách máy ảnh thể thao, nhưng nó cho bạn chụp được chuỗi hành động bạn cần.

Chất lượng hình ảnh

Chế độ Dynamic Range của Fuji phù hợp với cả ảnh JPEG và ảnh raw. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng cài đặt DR400 mạnh nhất, độ nhạy cơ sở sẽ tăng lên ISO800. Cài đặt DR200 khiêm tốn sẽ tốt hơn ở mức ISO400. Mặc dù vậy, kết quả rất tốt – nếu bạn chuẩn bị chụp ở ISO800, cài đặt DR400 có thể giữ được nhiều chi tiết vùng sáng và vùng tối trong cảnh có độ tương phản cao.

Phạm vi độ nhạy của mirrorless X-T20 trên lý thuyết của Fujifilm có giới hạn ISO51.200. Khả năng chụp ảnh raw ở độ nhạy này là 1 cải tiến của tùy chọn chỉ JPEG trên máy này.

Chế độ Dynamic Range của Fuji phù hợp với cả ảnh JPEG và ảnh raw
Chế độ Dynamic Range của Fuji phù hợp với cả ảnh JPEG và ảnh raw

Các tệp ở đầu thấp hơn của phạm vi độ nhạy mang lại kết quả thực sự rõ ràng. Bạn sẽ khó tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễu độ sáng (giống như hạt) trong các khu vực có màu phẳng như bầu trời xanh.

Tổng kết

Có lẽ bạn nghĩ mirrorless X-T20 của Fujifilm chỉ là loại máy ảnh mang tính thỏa hiệp, nhưng không phải vậy đâu.

Dĩ nhiên là nó không có khả năng chống chịu thời tiết. Độ phóng đại trên EVF không quá tốt và chỉ có 1 khe thẻ đơn lẻ. Trong khi đó bộ đệm sẽ không để bạn chụp lâu như vậy. X-T20 cho cảm giác rất giống với người anh lớn hơn của nó về chất lượng chế tạo. Trong khi các nút điều khiển xúc giác và khả năng xử lý bóng bẩy khiến nó trở thành một chiếc máy ảnh gây hài lòng khi chụp. Tôi muốn thấy giao diện màn hình cảm ứng được tích hợp hơn nữa. Nhưng đó chỉ là một lời phàn nàn nhỏ.

Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan