[Review] Nikon D5600 có khiến bạn yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên?

11/04/2024

Chiếc D5600 là máy ảnh DSLR định dạng DX tầm trung nổi tiếng của Nikon. Kích thước nhỏ gọn, khả năng chụp ảnh ấn tượng và được trang bị công nghệ SnapBridge đã giúp nó giữ vững sức hút cho đến ngày nay. Đây là dòng máy được nâng cấp nhẹ so với máy ảnh D5500 trước đó (ra mắt vào 2016). Dù vậy vẫn chứng minh rằng đây là chiếc DSLR định dạng APS-C nổi tiếng và thành công.

Nào giờ hãy cùng Review máy ảnh xem qua chiếc máy này nhé!

[Review] Nikon D5600 có khiến bạn yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên?
[Review] Nikon D5600 có khiến bạn yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên?

Cảm quan về Nikon D5600

Là dòng máy tiếp theo của Nikon D5500, thật khó để phân biệt cả hai trừ cái tên của chúng. Máy ảnh này thật sự là 1 trong những chiếc DSLR nhỏ và nhẹ nhất của Nikon. Tuy nhiên thì đặc trưng của DSLR thì nhìn nó vẫn khá cồng kềnh. Báng tay cầm được bao phủ đẹp và kết cấu mang lại cảm giác hài lòng về chất lượng. Đồng thời sẽ có 1 vết lõm nhỏ giúp bạn thấy thoải mái hơn khi cầm.

Có nhiều nút bấm và hộp số hơn là D3300. Nhưng vẫn không quá khó dùng cho người mới bắt đầu. Có 1 hộp số chế độ phơi sáng lớn, có 1 số tùy chọn trên đó giúp giữ mọi thứ đẹp và đơn giản. Có các chế độ cảnh và tự động, còn các chế độ P,A,S,M thì đã bị loại bỏ. Xung quanh hộp số là công tắt để tắt/mở chế độ chụp Live view.

1 hộp số được đặt ngay tay cái dùng cho các mục đích khác nhau, phụ thuộc vào chế độ mà bạn chọn để chụp. Nếu bạn đang chụp ở chế độ ưu tiên phơi sáng. Thì hộp số này sẽ dùng cho điều khiển khẩu độ. Bạn có thể dùng cùng với các nút khác. Chẳng hạn như nút bù phơi sáng ở trước hộp số để điều chỉnh cài đặt.

Tiếp đến,

Mặt sau máy ảnh là những cài đặt khá quen thuộc. Có bộ điều hướng và nút OK nằm ở giữa. Trong số các nút bấm ở mặt sau có nút “i”. Nó giúp bạn thay đổi các cài đặt phổ biến mà không cần phải mở menu chính.

Phía bên trái của lens có 1 số nút bổ sung rất có ích. Nút Fn có thể được gán cho nhiều chức năng, như là ISO và White Balance. Cũng có nút drive mode cho phép bạn di chuyển giữa các tính năng như chụp đơn, chụp liên tục và hẹn giờ. Bạn có thể chọn chế độ chụp im lặng. Nó được thiết kế để chụp những nói tĩnh lặng. Thực tế thì âm của nó gần như bằng với chế độ chụp tiêu chuẩn.

SnapBridge

1 trong những tính năng mới trên D5600 là công nghệ SnapBridge. Tính năng mới này đã được thêm vào một số sản phẩm quan trọng của Nikon gần đây. Về cơ bản, ta sẽ có thể kết nối Bluetooth với smartphone. Chức năng này sẽ được bật liên tục ở chế độ ít tốn pin. Mỗi khi chụp ảnh xong, ảnh phiên bản độ phân giải thấp sẽ tự động chuyển tới smartphone. Lúc này đây bạn sẽ dễ dàng đăng lên mạng mà không cần phải kết nối wifi hay chuyển ảnh thủ công.

Vẫn còn khá nhiều người cho rằng kính ngắm quang họ tốt hơn kính ngắm điện tử. Do công nghệ kính ngắm điện tử đã cải thiện và ảnh dần tốt hơn. Tuy nhiên nếu bạn không thích kính ngắm điện tử thì D5600 sẽ thu hút bạn.

Kính ngắm quang học có độ lớn hợp lý. Nó cho bạn tầm nhìn cảnh vật phía trước sáng. Tuy vậy, máy chỉ bao quán được 95% khung cảnh. Nghĩa là có khả năng khi chụp ảnh sẽ có những chủ thể bạn không muốn vô tình có trong bức ảnh. Hoặc bố cục ảnh sẽ hơi sai lệch đôi chút.

Bạn cũng nên cân nhắc rằng mọi thay đổi bạn thực hiện đối với cài đặt sẽ không hiển thị qua kính ngắm quang học. Trong khi đó là một trong những tính năng hữu ích nhất của phiên bản điện tử.

Ngoài ra,

Màn hình cảm ứng có khớp nối. Cho nên, bạn có thể đặt nó ở bất kỳ góc độ nào, siêu có ích khi cần bố cục ảnh ở những góc khác nhau. Ta cũng có thể chọn nhiều chức năng khác nhau trên màn hình cảm ứng. Khi đang trong chế độ chụp ảnh, nhấn nút “i” trên màn hình để vào các cài đặt phổ biến. Bạn có thể chạm vào xung quanh màn hình để thay đổi.

Màn hình cảm ứng có khớp nối. Cho nên, bạn có thể đặt nó ở bất kỳ góc độ nào, siêu có ích khi cần bố cục ảnh ở những góc khác nhau.
Màn hình cảm ứng có khớp nối. Cho nên, bạn có thể đặt nó ở bất kỳ góc độ nào, siêu có ích khi cần bố cục ảnh ở những góc khác nhau.

Trong khi xem lại, bạn có thể sử dụng nó để di chuyển qua các hình ảnh cũng như phóng to và thu nhỏ hình ảnh. Khi chụp ở chế độ Live View, bạn có thể chạm vào màn hình để lấy nét cũng như chụp ảnh.

Hiệu suất và AF

Tốc độ AF nhìn chung khá hài lòng. Khóa mục tiêu lấy nét nhanh chóng và chính xác trong đa số tình huống. Khi ánh sáng yếu, đèn lấy nét sẽ giúp lens tìm được điểm lấy nét. Lens có thể sẽ di chuyển qua lại để tìm được tiêu điểm nếu ánh sáng quá yếu.

Máy ảnh D5600 của Nikon có thể theo sát các đối tượng chuyển động đều đặn và đoán trước được chuyển động. Nhưng máy sẽ gặp khó khăn đôi chút nếu chủ thể chuyển động quá nhanh hay không đều. Nếu chủ thể của bạn thuộc dạng thể thao hay hành động thì nó sẽ không quay tốt như trên chiếc D500.

Bên trong D5600 là bộ xử lý đã có tuổi đời vài thế hệ. Đó là lý do vì sao mà đôi khi phải mất 2-3s để mở ảnh lên màn hình phía sau. Vậy nên sẽ hơi bực bội khi đang cố gắng nhanh chóng kiểm tra xem tính năng đã chọn hoạt động tốt hay không và muốn tiếp tục chụp. Việc lướt qua các hình ảnh khi phát lại khá nhanh cũng như việc thay đổi cài đặt.

Kit Lens

Bộ lens hay được dùng cùng với D5600 là 18-55mm f3.5-5.6G VR. Đây cũng là 1 chiếc lens nó hiệu suất tốt khi mới bắt đầu. Lens này không phải là loại lấy nét nhanh nhất nhưng nhìn chung nó luôn làm tốt nhiệm vụ, dù là trong điều kiện thiếu sáng. Bạn có thể muốn nâng cấp lên 1 hay 2 lens bổ sung sau khi đã quen với D5600.

Bộ ống kính có thể gập xuống, giúp bạn dễ dàng cất máy ảnh vào túi khi không sử dụng. Bạn phải mở lens thủ công khi cần dùng.

Chất lượng hình ảnh

Như dòng máy trước đó, D5600 có khả năng chụp ảnh đẹp. Và cảm biến sẽ cho ảnh đẹp hơn nữa nếu như bạn đầu tư lens tốt hơn. Màu sắc bão hòa đẹp mà không cần phải chỉnh nhiều. Màu thường ngả sang tone ấm, giúp ảnh trông thu hút hơn mà không bị thiếu tự nhiên.

Cài đặt White balance của máy ảnh xử lý rất tốt với ánh sáng nhân tạo. Nếu muốn ảnh chân thật hơn, hãy cân nhắc chuyển sang nhiều cài đặt white balance cụ thể hơn. Nhưng nhìn chung thì không cần thiết.

Ảnh chụp bằng Nikon D5600
Ảnh chụp bằng Nikon D5600

Đo sáng đa năng có thể gặp khó khăn nếu cảnh có độ tương phản cao. Bao gồm các cảnh ngược sáng. Có thể bạn sẽ cần quay hộp số bù phơi sáng để cân bằng màu ảnh. Chụp ở định dạng raw giúp bạn hồi phục được những chi tiế bị mất trong bóng tối khi chỉnh sửa ảnh.

Các chi tiết nhìn chung rất ấn tượng. Hiệu suất khi thiếu sáng cũng tốt, hình ảnh đẹp trong khoảng ISO12800. Cài đặt ISO25600 sẽ hữu ích nếu bạn chỉ cần tải ảnh online ở kích thước nhỏ. Nhưng tốt nhất nên tránh ISO này nếu bạn muốn có chất lượng ảnh tốt. Thử nghiệm chụp ảnh ở ISO6400, tôi thấy ảnh được làm mịn và có hiệu ứng họa tiết ở một số vùng của hình ảnh. Nhưng điều này chỉ có vấn đề đối với những người cần in ảnh kích thước lớn.

Video

Nếu bạn muốn quay video 4K thì chiếc Nikon D5600 không dành cho bạn. Tuy nhiên bạn có thể quay fullHD ở nhiều tốc độ lên tới 60p. Máy cũng có ổ cắm mic bên ngoài nên có thể dùng được microphone. Có lẽ đây không phải là sự lựa chọn cho những thợ quay video chuyên nghiệp. Nhưng với những người thích những thước film đặt biệt thì nó vẫn ổn với bạn.

Cảnh quay rất mượt mà và chất lượng cao. Lúc kéo để lấy nét hơi giật, nhưng bạn có thể dùng lens tốt hơn ngoài bộ kit quang học. Bạn cũng có thể điều chỉnh thủ công trên video, giúp bạn quay video sáng tạo hơn.

Kết luận

Nếu bạn đang tìm kiếm chiếc DSLR đầu tiên trong đời, hay muốn nâng cấp lên 1 chút so với dòng cơ bản mà Nikon cung cấp. Thì chiếc Nikon D5600 này sẽ có ích đó. Nhưng nó gần như giống với chiếc D5500 có cùng cảm biến và các thông số kỹ thuật khác nhưng giá thành rẻ hơn.

Vậy nên, tại sao lại phải mua D5600? Việc này tùy thuộc vào bạn có thích công nghệ SnapBridge hay không. Nó giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn, chia sẻ ảnh lên mạng xã hội. Máy ảnh này có thể mắc hơn nhưng cũng đáng để đầu tư nếu bạn thích SnapBridge.

Ngược lại,

Nếu bạn hiếm khi dùng mạng trực tuyến, đặc biệt là tải ảnh trực tiếp từ máy ảnh. Thì có lẽ bạn nên cân nhắc chiếc D5500. Hãy tiết kiệm tiền để đầu tư vào lens và các phụ kiện khác. Nikon D5600 chụp ảnh rất đẹp và bạn có thể đạt được hơn thế nếu đầu tư thêm các lens bổ sung.

Và đó là những gì Review Máy Ảnh muốn gửi đến bạn trong bài viết này. Đừng quên bấm theo dõi Review Máy Ảnh đón xem các bài viết bổ ích kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan