Cách chụp ảnh mặt trăng xanh, các hành tinh khổng lồ và dải ngân hà vào cuối tuần

19/09/2021

Bạn đã sẵn sàng để chụp một ‘mặt trăng xanh’ hiếm có với hai hành tinh khổng lồ; sau đó là dải thiên hà (galaxy) của riêng bạn cùng Review Máy Ảnh chưa?

Cả nhiếp ảnh thiên văn lẫn chụp cảnh đêm đều trở nên hot trong những năm gần đây; khi cảm biến máy ảnh ngày càng nhạy và tốt hơn trong việc tạo ra tấm ảnh phơi sáng lâu không nhiễu bằng cách sử dụng ISO cao. Đại dịch Covid cũng đã gây ra sự quan tâm tăng đột biến của con người đối với bầu trời đêm; cùng với doanh số bán kính viễn vọng tăng vọt.

Cả nhiếp ảnh thiên văn lẫn chụp cảnh đêm đều trở nên hot trong những năm gần đây
Cả nhiếp ảnh thiên văn lẫn chụp cảnh đêm đều trở nên hot trong những năm gần đây

Sẽ có nhiều điều hấp dẫn, thú vị khi chụp ảnh bầu trời mỗi đêm; đặc biệt là vào cuối tuần từ ngày 21 đến ngày 22 tháng 8, sẽ có lượng lớn nhiếp ảnh gia xuất hiện nếu bầu trời quang đãng. Vào khoảng tuần sau cũng chỉ là thời điểm bắt đầu một trong những khoảng thời gian 10 đêm tốt nhất để chụp dải thiên hà Milky Way của chúng ta chạy ngang qua bầu trời.

Dưới đây là mọi thứ bạn cần biết về thời điểm và cách chụp “mặt trăng xanh”, cùng với Sao Thổ và Sao Mộc; cũng như Dải Ngân hà trong những đêm và tuần tới này.

1) Mặt trăng xanh lúc đang dần xuất hiện

Thời gian: vào lúc hoàng hôn, Thứ Bảy ngày 21/ 8 và Chủ nhật ngày 22/8 của năm 2021.

Nơi theo dõi: phía Đông Nam vào lúc hoàng hôn, phía Tây Nam vào lúc bình minh.

Vào chính xác 12:02 UTC, Chủ nhật, 22/8 (đó là 8:02 sáng EDT/ 1:02 chiều BST/ 10.02 tối AEST), mặt trăng sẽ được Mặt trời chiếu sáng hoàn toàn. Cứ 29 ngày lại có Trăng tròn; điều đó có nghĩa là thỉnh thoảng sẽ có bốn lần như vậy trong cùng một mùa. Điều đó xảy ra vào mùa hè này, lần thứ 3 theo truyền thống được gọi là ‘Blue Moon’; sau “Strawberry Moon” của tháng 6 và ‘Buck Moon’ của tháng 7.

Thế nó sẽ không thực sự có màu xanh ư?

Không! Điều đó phải cần một ngọn núi lửa lớn bùng nổ gần đây; và bầu khí quyển phải chứa đầy tro bụi – như vào năm 1883; nhưng nếu bạn nắm bắt nó vào đúng thời điểm, nó sẽ có một màu cam lặng tuyệt đẹp.

Thế nó sẽ không thực sự có màu xanh ư?
Thế nó sẽ không thực sự có màu xanh ư?

Tất nhiên, thời điểm đó là thời điểm mặt trăng mọc, trong tháng này có hai cơ hội để chụp được nó; lúc hoàng hôn vào Thứ Bảy, 21/8 và lần nữa vào Chủ Nhật, 22/8. Kiểm tra thời gian mặt trăng chính xác cho vị trí của bạn; nhưng hãy tin rằng nó sẽ xuất hiện ngay sau khi mặt trời lặn vào Thứ Bảy; và khoảng nửa giờ sau khi mặt trời lặn vào Chủ Nhật.

Vào vị trí trước thời gian để lắp đặt tripod và máy ảnh ở chế độ thủ công đeo ống kính tele 70-300mm. Bằng cách đó, bạn sẽ chụp được Mặt trăng tròn đang mọc ở phía sau; phía trên, giữa cây cối, tòa nhà hay mái nhà. Lưu ý rằng ánh trăng màu camhiện ra ở đường chân trời ngay trước khi nó xuất hiện; hoặc sử dụng lớp phủ chế độ AR của ứng dụng PhotoPills để xem chính xác vị trí nó sẽ mọc trong môi trường của bạn.

Sử dụng ISO 200, khẩu độ f/5.6 và tốc độ màn trập 1/250 giây làm điểm bắt đầu. Lấy nét thủ công, chụp một số bức ảnh thử nghiệm trước; sau đó điều chỉnh khẩu độ và tốc độ cửa trập để có được độ phơi sáng chính xác. ‘Trăng xanh’ tiếp theo phải đến ngày 19/8 năm 2024 mới xuất hiện; nhưng cuối tuần này cũng có một phần thưởng tuyệt vời

2) “Mặt trăng xanh” bên cạnh hai hành tinh khổng lồ

Thời gian: Thứ sáu, ngày 20/8 và thứ bảy, ngày 21/8

Nơi theo dõi: phía đông nam, ngay phía trên ‘Blue Moon’.

Nhìn về phía đông nam sau khi trời tối bất cứ lúc nào trong tháng; và bạn sẽ thấy cả Sao Thổ và Sao Mộc đều tỏa sáng rực rỡ. Cả hai hành tinh đều ở vị trí “đối xứng” vào thàng 8; đó là thời điểm Trái đất nằm giữa chúng và Mặt trời.

Đó chính xác là tình huống giống như Trăng tròn; ngoại trừ nó chỉ xảy ra một lần mỗi năm đối với các hành tinh. Khi một hành tinh gần đối nghịch nhau; nó sẽ mọc vào lúc hoàng hôn và lặn lúc bình minh; lớn hơn, sáng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong năm và bề mặt tròn của nó được chiếu sáng đầy đủ.

Thời điểm "mặt trăng xanh" dễ nhìn thấy
Thời điểm “mặt trăng xanh” dễ nhìn thấy

Thời điểm “mặt trăng xanh” dễ nhìn thấy

Vào lúc hoàng hôn, thứ Sáu ngày 20/8, “Mặt trăng xanh” gần như hiện hữu sẽ được nhìn thấy ngay dưới Sao Thổ ở góc 4 độ. Có thể cho rằng sự kiện bắt gặp nó sẽ nhiều hơn và dễ dàng chụp ảnh hơn; xảy ra vào đêm sau khi “Mặt trăng xanh” bắt đầu di chuyển góc 4 độ về phía dưới bên phải của Sao Mộc. Đó là vì sao Mộc sáng hơn sao Thổ khoảng 10 lần.

Tuy nhiên, những bức ảnh đẹp nhất sẽ được chụp vào thứ Bảy, ngày 21/8; thu nhỏ một chút và bạn sẽ có thể có được ảnh Sao Mộc sáng cùng với “Mặt trăng xanh”. Mặc dù bạn có thể phải đợi cho đến khi Mặt trăng nhô lên phía trên đường chân trời một chút; trước khi hành tinh này trở nên dễ dàng nhìn thấy.

3) Cửa sổ ngân hà Milky Way đẹp nhất đêm nay

Khi nào: 90 phút sau khi mặt trời lặn

Tìm ở đâu: Miền Nam

Mặc dù Mặt trăng đủ sáng để có thể chụp ảnh từ bất kỳ nơi nào trên Trái đất; nhưng điều đó không đúng với ánh sáng tập hợp từ 400 tỷ ngôi sao khác trong thiên hà của chúng ta, dải ngân hà. Trung tâm sáng của nó chỉ có thể dễ dàng nhìn thấy từ tháng 5 đến tháng 10; dễ chụp nhất trong tháng 8 và 9 khi nó ở vị trí thuận tiện ngay sau khi trời tối.

Chụp ảnh vòng cung thiên hà của chúng ta trên bầu trời đêm không phải là kĩ thuật khó
Chụp ảnh vòng cung thiên hà của chúng ta trên bầu trời đêm không phải là kĩ thuật khó

Vì vậy, bây giờ là “mùa của các dải thiên hà”. Chụp ảnh vòng cung thiên hà của chúng ta trên bầu trời đêm không phải là kĩ thuật khó; nhưng bạn sẽ cần phải ở dưới bầu trời tối, tránh ô nhiễm ánh sáng; điều đó bao gồm với cả việc chụp Mặt trăng tròn.

Chờ đến Thứ Ba ngày 31/8 và bạn sẽ có bầu trời đêm tối, không có trăng cho đến nửa đêm; Mặt Trăng sẽ mọc muộn hơn một chút vào mỗi đêm để vào tuần sau sẽ trở nên tuyệt vời hơn.

Làm cách nào để chụp dải thiên hà?

Với máy ảnh DSLR hoặc máy ảnh Mirrorless trên tripod, hãy sử dụng ống kính có góc rộng nhất có thể (14mm hoặc 16mm là lý tưởng); và đặt máy ảnh của bạn để ghi lại hình ảnh RAW. Lấy nét ống kính của bạn theo cách thủ công bằng cách hướng mặt số đến vô cực (∞); và hướng nó về phía nam.

Theo nguyên tắc chung, bạn muốn sử dụng ISO cao (ISO 800 cho máy ảnh cảm biến crop, ISO 3200 trở lên cho toàn khung hình); hãy mở khẩu độ càng nhiều càng tốt (giả sử, f/2.8 hoặc càng thấp càng tốt trên ống kính của bạn); và sử dụng tốc độ cửa trập khoảng 20-25 giây. Cáp nhả cửa sập (Shutter Release Cable) cũng thực sự hữu ích để giảm rung và mờ.

 Làm cách nào để chụp dải thiên hà?
Làm cách nào để chụp dải thiên hà?

Đừng ngạc nhiên nếu bạn hầu như không nhìn thấy gì trên hình ảnh được xem trước trên màn hình LCD của máy ảnh; bởi vì điều kỳ diệu đến trong quá trình xử lý hậu kỳ khi bạn điều chỉnh các thông số như độ tương phản, độ phơi sáng, độ rõ; và độ sáng để làm cho trung tâm thiên hà đột ngột tăng độ sáng và màu sắc .

Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra xem máy ảnh của mình ít nhất đang thu được dải ngân hà khi bạn đang ở bên ngoài; bằng cách tăng ISO lên một số cao khủng khiếp và chụp thử (nhưng hãy nhớ hạ nó xuống sau đó).

Bấm theo dõi Review Máy Ảnh để đón xem những bài viết kế tiếp nhé!

Bài viết liên quan