Cân Bằng Trắng – Nghệ Thuật Thao Túng Màu Sắc

Một trong những bí quyết chụp ảnh đơn giản mà hiệu quả đó là thuần thục việc chỉnh cân bằng trắng (white balance). Ngày nay, hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số đều có cài đặt chỉnh cân bằng trắng.

Vậy chính xác cái khái niệm cân bằng trắng này là gì? Làm sao nó có thể giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn? Hôm nay mình sẽ cùng đi tìm hiều về nó nha.

Nằm được cách điều khiển cân bằng trắng, bạn đã nắm được bí kíp thao túng màu sắc của mình
Nằm được cách điều khiển cân bằng trắng, bạn đã nắm được bí kíp thao túng màu sắc của mình

Vấn đề muôn thuở

Hãy tưởng tượng là bạn đang đi trên bờ biển. Trước mắt bạn là những cơn sóng xanh lăn tăn từng gợn và một bầu trời đượm buồn, xa xăm. TẠCH! TẠCH!

Bạn cảm thấy tự hào vì đã nhanh tay ấn nút ghi lại khoảnh khắc rung động lòng người ấy. Tuy nhiên, khi xem lại ảnh thì bạn thấy màu sắc thật tầm thường, khác xa với thực tế.

Không phải cứ bấm máy là ra được tác phẩm nghệ thuật để đời đâu
Không phải cứ bấm máy là ra được tác phẩm nghệ thuật để đời đâu

Hay khi bạn được giao trọng trách bấm máy cho người thân và gia đình nhưng chụp xong lúc thì ra ảnh quá vàng, khi ra ảnh siêu xanh?

Bí kíp để có được những hình ảnh vừa phơi sáng đẹp vừa có màu sắc thực tiễn là chỉ vọn vẹn ở ba từ “cân bằng trắng” mà thôi.

Nhiệt độ màu

Trước khi nắm được bí quyết chỉnh cân bằng trắng như mong muốn, ta cần hiểu rõ về nhiệt độ màu. Đây là một tính chất của ánh sáng hữu hình, được đo bằng Kelvin (K). Nói một cách đơn giản thì:

  • Ánh sáng có nhiệt độ màu càng cao thì càng có nhiều ánh sáng xanh và giá trị Kelvin càng cao.
  • Ánh sáng có nhiệt độ màu càng thấp thì càng có ít ánh sáng xanh và giá trị Kelvin càng thấp.

Bạn có thể tham khảo bảng nhiệt độ màu của nhiều nguồn sáng khác nhau dưới đây để hình dung rõ hơn:

Nhiệt độ màu của các nguồn sáng khác nhau
Nhiệt độ màu của các nguồn sáng khác nhau

Ánh sáng ảnh hưởng màu sắc như thế nào?

Sự ảnh hưởng của ánh sáng đến màu sắc
Sự ảnh hưởng của ánh sáng đến màu sắc

Có lẽ bạn từng nhìn thấy một số bức ảnh có tông màu cam/vàng nếu chụp dưới ánh đèn vonfram. Hoặc có bức tông màu xanh lam khi chụp dưới ánh đèn huỳnh quang. Lí do là vì mỗi nguồn sáng sẽ tương đương với một nhiệt độ màu khác nhau.

Máy ảnh của bạn có thể đo được màu sắc dưới ánh sáng đỏ, xanh và lam trong quang phổ khi chúng được phản ánh qua cảm biến. Điều này giải thích tại sao khi bạn chụp ảnh giữa trưa,

Khi bạn đã hiểu rõ được chiếc máy ảnh kỹ thuật số của mình cùng các cài đặt thiết lập của nó thì việc chỉnh màu sắc theo ý muốn là hoàn toàn khả thi.
Khi bạn đã hiểu rõ được chiếc máy ảnh kỹ thuật số của mình cùng các cài đặt thiết lập của nó thì việc chỉnh màu sắc theo ý muốn là hoàn toàn khả thi.

khi toàn bộ ánh sáng hội tụ tạo nên màu “trắng” của mặt trời, màu sắc của bức hình sẽ gần nhất với màu sắc thật sự ngoài đời.

Vì sao phải chỉnh cân bằng trắng?

Quay lại ví dụ chụp hình dưới đèn vonfram như ở trên. Nguồn sáng nhân tạo lúc này sẽ truyền nhiệt độ cao đến cảm biến của máy ảnh. Kết quả là ta có màu cam hay vàng xỉn trong hình.

Mắt người có thể tự động thích nghi theo ánh sáng và nhiệt độ để tiếp nhận màu sắc. Tuy nhiên, máy ảnh thì cần được điều chỉnh để có thể tái tạo được màu sắc chính xác nhất.

Các chế độ cân bằng trắng có sẵn

Các chế độ cân bằng trắng có sẵn - Nguồn: Exposure Guide
Các chế độ cân bằng trắng có sẵn – Nguồn: Exposure Guide
  • Auto (Tự động) – Giúp điều chỉnh cân bằng trắng tự động theo các điều kiện khác nhau. Với nhiều máy ảnh kỹ thuật số đời cũ hơn, chế độ này có thể không cho màu như ý. Do đó, các bạn nên cân nhắc áp dụng các chế độ khác để có kết quả như ý.
  • Tungsten (Vonfram) – Được sử dụng cho ánh sáng dưới một bóng đèn nhỏ như vonfram hay khi chụp trong nhà. Mục đích là để hạ nhiệt độ màu trong ảnh.
  • Fluorescent (Huỳnh quang) – Được sử dụng để có được những bức ảnh sáng hơn và ấm hơn. Thường dùng để bù lại cho bóng mát của ánh đèn huỳnh quang.
  • Daylight (Ánh sáng ban ngày) – Dành cho những lúc chụp ngoài trời khi có nắng thông thường. Lưu ý là nhiều máy ảnh không có chế độ này.
  • Cloudy (Mây) – Giúp làm ấm đối tượng và môi trường xung quanh. Lý tưởng khi chụp vào một ngày nhiều mây.
  • Flash – Yêu cầu khi không có đủ ánh sáng hay trong điều kiện ánh sáng yếu.
  • Shade (Bóng râm) – Một vị trí bóng mờ thường tạo ra hình ảnh mát hơn hoặc xanh hơn. Chế độ này làm ấm môi trường xung quanh trong khi chụp các vật dưới bóng râm. Có sự tương đồng với chế độ Cloudy.

Chỉnh cân bằng trắng thủ công

  1. Chọn một đối tượng màu trắng làm điểm tham khảo (như một tờ giấy trắng chẳng hạn.
  2. Hướng máy ảnh về đối tượng, nhớ thiết lập độ phơi sáng và tiêu điểm rồi ấn chụp
  3. Chọn Custom White Balance ở Menu
  4. Quay về ảnh vừa chụp rồi bấm SET
  5. Chọn chế độ Custom khi đã sẵn sàng chụp
  6. CHỤP ẢNH

Lưu ý là ánh sáng thay đổi theo thời gian. Vậy nên, bạn nên chỉnh thủ công cân bằng trắng lại để thích nghi với điều kiện chụp.

Kết luận

Ngày nay, có một số ý kiến cho rằng các chế độ cân bằng trắng có sẵn chỉ dành cho lính mới hay người chơi máy ảnh nghiệp dư. Họ quên mất là có những lúc mà chúng ta đang vội và không thể chỉnh bằng tay. Đây chính là thời điểm mà các mẹo chụp ảnh như cân bằng trắng tỏa sáng.

Hiểu rõ bí kíp cơ bản này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường nhiếp ảnh
Hiểu rõ bí kíp cơ bản này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường nhiếp ảnh

Hơn nữa, hiểu rõ bí kíp cơ bản này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trên con đường nhiếp ảnh. Ngoài ra, bạn còn hiểu được cách xử lý tối ưu cho các điều kiện môi trường khác nhau.

Nếu bạn không tự tin thì có thể nhờ Auto giúp sau đó lại chỉnh thủ công sau. Tóm lại, các chế độ có sẵn tồn tại là có lý do hết. Các bạn đừng ngại trải nghiệm và học hỏi nhé.

Cân bằng trắng hoàn toàn có thể tuỳ chỉnh thủ công sau khi chụp
Cân bằng trắng hoàn toàn có thể tuỳ chỉnh thủ công sau khi chụp

Và đó là những gì các bạn cần biết về cân bằng trắng. Hãy theo dõi reviewmayanh.com để biết thêm thông tin về máy ảnh và các bí kíp nâng cao kỹ năng chụp ảnh nhé.

Bài viết liên quan